<h3>TP Hồ Chí Minh: Tạo thuận lợi cho người dân khi tách thửa đất</h3> 06/04/2012 08:20
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang soạn thảo dự thảo sửa đổi quyết định 19 của UBND TP.HCM về quy định diện tích tối thiểu sau khi tách thửa, nhằm tháo gỡ vướng mắc cho hàng ngàn hồ sơ nhà đất đang bị ách tắc.
Theo quy định hiện hành của TP thì người dân có thửa đất nông nghiệp nhỏ hơn 2.000m2 phải chuyển mục đích trọn thửa, làm đường giao thông, cấp thoát nước. Trong khi đó nhiều người dân chỉ có nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng vài trăm mét vuông để xây dựng nhà ở đã không được giải quyết do vướng quyết định trên.
Cuối tháng 3 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã lấy ý kiến các quận huyện về việc sửa đổi quyết định 19 của UBND TP.HCM về hạn mức tối thiểu sau khi tách thửa đất.
Theo UBND các quận/huyện, có hai vướng mắc lớn nhất tại quyết định 19 cần phải sửa đổi, đó là: muốn tách thửa thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ khu đất, thuế chuyển mục đích phải đóng theo giá thị trường; muốn chuyển mục đích phải phù hợp quy hoạch, nhưng quy hoạch đó là quy hoạch nào thì không được quy định rõ.
Đại diện phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện đề xuất nên cho phép người dân đang sử dụng đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư được tách thửa và chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất để xây dựng nhà ở. UBND quận huyện xem xét cho tách thửa một phần đất như trên với điều kiện khu vực đã có hạ tầng, thuộc quy hoạch dân cư.
Về vướng mắc phải chuyển đổi mục đích toàn bộ khu đất khi tách thửa, Sở cũng sẽ kiến nghị thành phố sửa đổi theo hướng cho phép các quận/huyện giải quyết cho dân theo nhu cầu; không nhất thiết phải chuyển mục đích sử dụng toàn bộ thửa đất, miễn là bảo đảm được diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở, đất nông nghiệp tại địa phương đó.
Theo đó, dự thảo sẽ được sửa đổi theo hướng, tuỳ vào quy hoạch cụ thể của từng địa phương mà giải quyết việc tách thửa cho người dân. Nếu địa phương nào đã có quy hoạch chi tiết 1/500 thì quận căn cứ vào quy hoạch này để giải quyết; nếu chưa có quy hoạch 1/500 thì quận căn cứ vào quy hoạch 1/2000; nếu chưa có quy hoạch 1/2000 thì căn cứ vào quy hoạch 1/5000 (quy hoạch tổng thể) và quy hoạch sử dụng đất để giải quyết cho dân.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang soạn thảo dự thảo sửa đổi quyết định 19 của UBND TP.HCM về quy định diện tích tối thiểu sau khi tách thửa, nhằm tháo gỡ vướng mắc cho hàng ngàn hồ sơ nhà đất đang bị ách tắc.
Theo quy định hiện hành của TP thì người dân có thửa đất nông nghiệp nhỏ hơn 2.000m2 phải chuyển mục đích trọn thửa, làm đường giao thông, cấp thoát nước. Trong khi đó nhiều người dân chỉ có nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng vài trăm mét vuông để xây dựng nhà ở đã không được giải quyết do vướng quyết định trên.
Cuối tháng 3 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã lấy ý kiến các quận huyện về việc sửa đổi quyết định 19 của UBND TP.HCM về hạn mức tối thiểu sau khi tách thửa đất.
Theo UBND các quận/huyện, có hai vướng mắc lớn nhất tại quyết định 19 cần phải sửa đổi, đó là: muốn tách thửa thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ khu đất, thuế chuyển mục đích phải đóng theo giá thị trường; muốn chuyển mục đích phải phù hợp quy hoạch, nhưng quy hoạch đó là quy hoạch nào thì không được quy định rõ.
Đại diện phòng Tài nguyên và Môi trường các quận huyện đề xuất nên cho phép người dân đang sử dụng đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư được tách thửa và chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất để xây dựng nhà ở. UBND quận huyện xem xét cho tách thửa một phần đất như trên với điều kiện khu vực đã có hạ tầng, thuộc quy hoạch dân cư.
Về vướng mắc phải chuyển đổi mục đích toàn bộ khu đất khi tách thửa, Sở cũng sẽ kiến nghị thành phố sửa đổi theo hướng cho phép các quận/huyện giải quyết cho dân theo nhu cầu; không nhất thiết phải chuyển mục đích sử dụng toàn bộ thửa đất, miễn là bảo đảm được diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở, đất nông nghiệp tại địa phương đó.
Theo đó, dự thảo sẽ được sửa đổi theo hướng, tuỳ vào quy hoạch cụ thể của từng địa phương mà giải quyết việc tách thửa cho người dân. Nếu địa phương nào đã có quy hoạch chi tiết 1/500 thì quận căn cứ vào quy hoạch này để giải quyết; nếu chưa có quy hoạch 1/500 thì quận căn cứ vào quy hoạch 1/2000; nếu chưa có quy hoạch 1/2000 thì căn cứ vào quy hoạch 1/5000 (quy hoạch tổng thể) và quy hoạch sử dụng đất để giải quyết cho dân.
DiaOcOnline.vn - Theo Website Chính Phủ