Tập Lái
22/8/09
19
0
0
35
Lái xe qua những đoạn đường đèo không là quá khó khăn đối với các tài xế nhiều kinh nghiệm, nhưng khi xuống dốc hay đổ đèo, những tay lái lụa vẫn cần lưu ý một số kỹ năng lái xe an toàn:

1. Đôi khi bạn hay chủ quan với những con dốc và yên tâm về chiếc xe đời mới của mình mà bỏ qua các bước kiểm tra cần thiết. Việc tưởng chừng như đơn giản này nhưng rất là nguy hiểm. khi chủ quan với những con dốc dài xuống với tốc độ nhanh, bất chợt dốc cua, xe lỡ trớn, đường trơn, phanh không có tác dụng khiến xe bị quay hậu. Vì vậy bạn phải bảo đảm phanh và hệ thống lái của xe trong tình trạng tốt nhất.

2. Nếu khi đổ đèo, bên tay phải là núi thì nên đi đúng phần đường của mình và hãm phanh sớm trước khi ôm cua sang phải. Nếu ôm cua sang trái thì lấn 1/3 phần đường đối diện (nếu phía trước đường thoáng) và chạy bình thường.

3. Nếu khi đổ đèo bên tay phải là vực sâu thì nên chiếm 2/3 làn đường bên cạnh rồi cứ đạp ga cho đến khi gặp chướng ngại vât hoặc khúc cua thì rà phanh đạp côn về số 3 hoặc 4 (tùy trình độ chạy của mỗi người) rồi đưa xe về đúng phần đường mình đang chạy.

Trường hợp khi cảm thấy xe chạy quá nhanh, không đảm bảo an toàn hay khó cho ta kiểm soát, thì phải dùng phanh để giảm tốc độ. Nhưng chúng ta không được quá lạm dụng phanh (chẳng hạn như tăng tốc rồi lại dùng phanh giảm tốc độ, sử dụng như vậy liên tục trên đoạn đường dài). Điều này sẽ làm cho phanh mau hỏng và có thể gây ra sự cố khi chúng ta đang đổ đèo (cháy phanh, làm mất phanh). Vì vậy, bạn cần phải duy trì tốc độ xe ổn định.

Bên cạnh đó, khi lái xe đổ đèo nên cài số 2 hoặc 3, chú ý với những đèo dốc quá và có nhiều góc cua tay áo thì dùng đến số 1 (sao cho xe không cần dùng phanh mà giữ tốc độ trung bình là 20km/h). Cuối cùng, khi cho xe đổ đèo, dốc, lái xe cần sử dụng việc dùng số thấp để hạn chế tốc độ hơn là sử dụng phanh liên tục.

4. Tranh thủ quan sát kính lồi tại các khúc cua, đánh đèn (ban đêm) trước khi vào cua. Khi vào khúc cua ban đêm đừng để mắt ta bị lóa đèn xe ngược chiều, đảm bảo tập trung thấy được phần đường của mình, nếu không thấy rõ thì cần phải giảm tốc ngay, nếu không xe có thể bị lố ra vực.

5. Tăng cường cảnh giác trong điều kiện sương mù, mưa.

6. Mọi đồ vật mang theo trong xe cần phải được cố định chắc chắn, tránh để dịch chuyển nhiều. Việc này góp phần làm xe mất thăng bằng.

7. Khi buộc hay cần phải dừng trên đèo: phải tìm nơi đỗ an toàn-đường rộng, không ở giữa cua hay dốc quá gấp. Kéo thắng tay, cài số (số 1 nếu dốc lên, số D nếu dốc xuống), chèn bánh xe bằng đá hay cây. Mở cửa xe cẩn thận, tránh làm vướng đường các xe đang lưu thông.

Tran Tan (Theo Volang.vn)
 
Hạng D
13/12/09
2.387
2
38
ngoctanmk nói:
Lái xe qua những đoạn đường đèo không là quá khó khăn đối với các tài xế nhiều kinh nghiệm, nhưng khi xuống dốc hay đổ đèo, những tay lái lụa vẫn cần lưu ý một số kỹ năng lái xe an toàn:

1. Đôi khi bạn hay chủ quan với những con dốc và yên tâm về chiếc xe đời mới của mình mà bỏ qua các bước kiểm tra cần thiết. Việc tưởng chừng như đơn giản này nhưng rất là nguy hiểm. khi chủ quan với những con dốc dài xuống với tốc độ nhanh, bất chợt dốc cua, xe lỡ trớn, đường trơn, phanh không có tác dụng khiến xe bị quay hậu. Vì vậy bạn phải bảo đảm phanh và hệ thống lái của xe trong tình trạng tốt nhất.

2. Nếu khi đổ đèo, bên tay phải là núi thì nên đi đúng phần đường của mình và hãm phanh sớm trước khi ôm cua sang phải. Nếu ôm cua sang trái thì lấn 1/3 phần đường đối diện (nếu phía trước đường thoáng) và chạy bình thường.

3. Nếu khi đổ đèo bên tay phải là vực sâu thì nên chiếm 2/3 làn đường bên cạnh rồi cứ đạp ga cho đến khi gặp chướng ngại vât hoặc khúc cua thì rà phanh đạp côn về số 3 hoặc 4 (tùy trình độ chạy của mỗi người) rồi đưa xe về đúng phần đường mình đang chạy.

Trường hợp khi cảm thấy xe chạy quá nhanh, không đảm bảo an toàn hay khó cho ta kiểm soát, thì phải dùng phanh để giảm tốc độ. Nhưng chúng ta không được quá lạm dụng phanh (chẳng hạn như tăng tốc rồi lại dùng phanh giảm tốc độ, sử dụng như vậy liên tục trên đoạn đường dài). Điều này sẽ làm cho phanh mau hỏng và có thể gây ra sự cố khi chúng ta đang đổ đèo (cháy phanh, làm mất phanh). Vì vậy, bạn cần phải duy trì tốc độ xe ổn định.

Bên cạnh đó, khi lái xe đổ đèo nên cài số 2 hoặc 3, chú ý với những đèo dốc quá và có nhiều góc cua tay áo thì dùng đến số 1 (sao cho xe không cần dùng phanh mà giữ tốc độ trung bình là 20km/h). Cuối cùng, khi cho xe đổ đèo, dốc, lái xe cần sử dụng việc dùng số thấp để hạn chế tốc độ hơn là sử dụng phanh liên tục.

4. Tranh thủ quan sát kính lồi tại các khúc cua, đánh đèn (ban đêm) trước khi vào cua. Khi vào khúc cua ban đêm đừng để mắt ta bị lóa đèn xe ngược chiều, đảm bảo tập trung thấy được phần đường của mình, nếu không thấy rõ thì cần phải giảm tốc ngay, nếu không xe có thể bị lố ra vực.

5. Tăng cường cảnh giác trong điều kiện sương mù, mưa.

6. Mọi đồ vật mang theo trong xe cần phải được cố định chắc chắn, tránh để dịch chuyển nhiều. Việc này góp phần làm xe mất thăng bằng.

7. Khi buộc hay cần phải dừng trên đèo: phải tìm nơi đỗ an toàn-đường rộng, không ở giữa cua hay dốc quá gấp. Kéo thắng tay, cài số (số 1 nếu dốc lên, số D nếu dốc xuống), chèn bánh xe bằng đá hay cây. Mở cửa xe cẩn thận, tránh làm vướng đường các xe đang lưu thông.

Tran Tan (Theo Volang.vn)

Bác chưa nói tới xe chạy số tự động.