Khi những chuyến hàng cuối cùng rời Albert Park để đến với Sepang chuẩn bị cho chặng thử nghiệm ở đây, mọi ý nghĩ đều hướng về sự vượt trội của Ferrari bới họ đã dễ dạng bỏ xa McLaren ở những vòng đua cuối. Và như một hệ quả tất yếu, Ferrari đương nhiên được đánh giá cao hơn ở Sepang – hy vọng tăng cao, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề.

Sepang la nơi đi dễ khó về bởi điều kiện khắc nhiệt mà nó ném vào bất cứ đội đua nào. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Những khúc thẳng kết hợp với những khúc cua tốc độ trung bình. Tất cả là những thử thách khắc nghiệt cho mọi động cơ tham chiến.

Hơn ai hết Ferrari hiểu những thử thách trước mắt và họ càng có lý do để tính toán chi ly cho những kế hoạch của mình bởi ở những vòng cuối ở Melbourne, động cơ của Kimi gặp vấn đề nhỏ ở hệ thống làm mát và đó chính là ký do mà Kimi phải giới hạn tua máy của mình ở chững vòng cuối đó.

Trước chặng Sepang Ferrai cũng đã cẩn thận cân nhắc khả năng thay mới động cơ cho Kimi để đảm bảo ản toàn…nhưng sau những thử nghiệm và những kiểm tra ngặt nghèo Ferrari quyết định không thay động cơ bởi họ tin tưởng nó sẽ trụ vững với những hiệu chỉnh nhất định. Nhưng mọi sự hiệu chỉnh đều có cái giá của nó.

Nhưng Ferrari còn có Massa, người đã tỏ ra vượt trội so với đồng đội Kimi ở những lần chạy thử và ở Sepang, Massa dành Pole trong khi Alonso của McLaren sẽ xuất phát thứ2, Kimi thứ 3. Ở Melbourne Massa không có cơ hội chứng tỏ sức mạnh của mình trong cuộc đua do phải xuất phát ở vị trí cuối cùng, Sepang là cơ hội không thể tốt hơn để Massa cho cả thế giới biết tại năng là yếu tố cần, may mắn chỉ là yếu tố đủ.

“The King is Dead, Long Live the King!”

Ở chiều đại của Michael, Ferrari luôn xây dựng đội đua quanh vị trí số 1 – Michael Schumacher – và mọi chiến thuật đều xoay quanh vị trí chủ chốt nay. Ferrari có mọi lý do để duy trì cách vận hành đó bởi nó hiệu quả và sự hiệu quả đó được đảm bảo bằng tài năng bản lĩnh của người cầm trịch. Thời hậu Michael, với Massa và Kimi, Ferrari tuyên đó họ sẽ tạo điều kiện cho 2 tay đa trả cạnh tranh công bằng. Một sự thay đổi triệt để…nhưng mọi sự thay đổi đều có giá của nó.

Và tại Sepang, Massa xuất phát ở Pole nhưng không có được xuất phát như ý, cảnh cửa cho phía trong khi vào turn 1 để ngỏ cho Alonso, người xuất phát rất tốt, chiếm lĩnh vị chí vào đỉnh cua rất thuận lợi. Đây là thời điểm quan trọng bởi nó thể hiện bản lĩnh, trình độ và kinh nghiệm của tay đua. Massa vốn đã tự đẩy mình vào thế bất lợi lại gián tiếp làm ảnh hưởng đến người đồng đội Kimi. Kimi là tay đua xuất phát tốt nhất trong 4 tay đua dẫn đầu nhưng phía trước là Massa nằm trên racing line, lại phanh sớm khi vào turn 1 khiến Kimi không thể có được tốc độ tiếp cua tốt nhất, hơn nữa 2 tay đua của Ferrari có vẻ lo giữ cho nhau (tránh va chạm) mà quên mất Lewis Hamilton lặng lẽ bám theo Alonso ở phía bên trong và trong khoảnh khắc quyết định tại đỉnh của turn 1, cả Massa và Kimi đều bất lực nhìn bộ đôi McLaren vượt lên.

07rd02malaysiangpsun01sm5.jpg

Massa đánh mất lợi thế của Ferrari tại turn 1

Massa có lẽ là người muốn quên chặng Sepang nhất bởi những thể hiện dưới khả năng của mình nhưng công bằng mà nói sự kế thừa từ những người đi trước ở Ferrari còn tiểm ẩn những khoảng trống chưa thể khỏa lấp. Ferrai xây dựng chiến thuật cho họ dựa trên nhận định Massa sẽ dẫn đoàn sau turn 1, tận dụng trọng lượng xe nhẹ hơn Alonso (do lượng xăng ít hơn) để tạo khoảng cách an toàn qua đó tạo điều kiện cho Kimi bảm đuổi Alonso, nhưng chiến thuật này nhanh chống bị đổ xuống “mương” và điểm hạn chế của Ferrari là dường như họ không có kế hoạch “B” cho tình huống này.

07rd02malaysiangpsun18lb2.jpg

Fonzo thoải mái tạo khoảng cách bứt phá

Đáng ra khi Alonso dẫn trước và Lewis kiềm chế tốc độ của 2 chiếc Ferrari thì những chiến thuật gia của Ferrari, đặc biệt là Luca Baldisserri, cần phải thay đổi chiến thuật để thích ứng với tình hình nhưng dường như những cố gắng của họ là vô vọng, sau 5 vòng Alonso đã dễ dàng tạo khoảng cách lên tới 7 giây. Massa có tốc độ đển tấn công Lewis nhưng Massa không thắng được chính bản thân mình khi mắc lỗi ở turn 4 khi tiếp cua ở vận tốc quá lớn, chiếc xe mất độ bám đường ở trục sau và văng khỏi đường đua. Massa đánh mất vị trí của mình mà tụt xuống phía sau cả Nick Heidfield của BMW Sauber. Từ thời điểm này Massa dánh mất chính mình và an phận ở vị trí thứ 5. Bản thân Kimi cũng không thế làm gì tốt hơn khi buộc phải hiệu chỉnh động cơ với vòng tua thấp hơn thông thường để bảo đảm sự vận hành an toàn. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến vận tốc của chiếc xe.

Giờ đây Ferrari lại là đội chịu nhiều áp lực bởi sự tự tin phần nào đã bị ảnh hưởng. Và một khi sự tự tin bị lung lay, sẽ rất dễ để đưa ra những quyết định không sáng suốt hay không kịp thời. Có lẽ Ferrari đang rất nhớ Ross Brown. Liệu Ferrai có xem xét lại cách vận hành đội đua, điều này có lẽ thờ gian sẽ trả lời nhưng rõ ràng khi sự cạnh tranh làm ảnh hưởng đến thành tích chung của toàn đội thì sự thay đổi là cần thiết.

Một lần nữa Lewis Hamilton lại là tâm điểm của chặng đua bởi với kinh nghiệm non nớt của mình và thực tế là Sepang mới là chặng đua thứ 2 tay đua này tham dự, Lewis đã không phạm bất cứ sai lầm nào khi cầm chân Massa và Kimi, một tinh thần đồng đội đáng khen nhưng trên tất cả là khả năng nắm bắt tình huống bởi Lewis đã hiểu được tầm quan trọng của turn 1 và 2 ở Sepang. Không những vậy khi chiếc MP4-22 trở nên "khó bảo" khi buộc phải chạy trên bộ lốp cứng hơn, độ bảm đường xuy giảm đáng kể, Lewis lại phải chịu sự tấn công giữ dội từ Kimi, Lewis đã không phạm phải bất cứ một sai lầm dù nhỏ nào. Nhìn vào màn trình diễn này ai nói Lewis Hamilton là tay đua mới ra giàng!?

07rd02malaysiangpsun02hs9.jpg

Hamilton lạnh lùng kiếm chế bộ đôi của Ferrari

Phần còn lại của bữa tiệc

Sau những gì thể hiện ở vòng phân hạng kết cục với Nico Rosberg thật đáng tiếc. Williams tỏ ra vượt trội so với người đàn anh Toyota (nhà cung cấp động cơ cho Williams) khi thành tích tốt nhất của Nico hơn thành tích tốt nhất mà một chiếc Toyota đạt được đến gần 0.4 giây. Và chính Toyota chứ không phải ai khác phá hỏng bữa tiệc hoành tráng mà Nico, Williams xứng đáng được hưởng khi chiếc động cơ Toyota trên xe Nico không chịu nổi “nhiệt”. Nhưng rõ ràng Williams đang đi đúng hướng và sẽ không là ngạc nhiên nếu Williams kết thúc mùa giải phía trên người “anh em” Toyota.

yy8p1296dc5.jpg

Nico Rosberg

Và Honda có lẽ đã đánh mất chính mình sau những gì họ đã thể hiện ở những mùa giải trước, so với những đầu tư mà họ bỏ ra, sơ với những con người mà họ đang có. Honda đang điên đầu bởi họ không thể (hay đúng hơn là chưa thể) hiểu nổi vì sao chiếc xe của họ không thể tạo đủ lực bám đường cần thiết.

492455931024jk8.jpg

“Trái đất” chịu lức hút của “Mặt trăng” khiến nó quay chậm hơn vận tốc thực của nó!?

Có lẽ Super Aguri và Toro Rosso là những người mãn nguyện nhất sau những tất cả những cố gắng không mệt mỏi. Cả hai đều là đích nhắm của những phản kháng từ Spyker F1 về tính hợp pháp của những chiếc xe mà hai đội này đang sử dụng. Cho dù sự thật có là thế nào thì Spyker F1 cũng không thể biện hộ cho việc cả 2 xe của họ đều không thể về đích, rằng Super Aguri, đội đua non trẻ nhất, vẫn đang tiến bước và rằng Toro Rosso sẽ không bị sao nhẵng bởi những chuyện ngoài lề.
 
Hạng D
11/5/04
1.183
17
38
47
Vietnam
RE: Sepang - “The King is Dead, Long Live the King!”

Rất hay, cảm ơn bác Bắp nhiều.
. . . chẳng thế mà Kimi vui buồn lẫn lộn khi giành được 6 điểm tại Sepang. Nhưng Kimi vẫn khẳng định lại là "thất vọng" với kết quả này.
Eim thì eim chỉ mong sao cho Kimi gặp may được trang bị động cơ tốt như Massa đã có tại Alpert Park và Sepang vừa qua. . .
 
Hạng C
22/8/05
587
0
0
RE: Sepang - “The King is Dead, Long Live the King!”

bác ơi,phát biểu hơi linh tinh một tẹo nhưng mà cái chú Massa này em thấy hồi xưa ở Sauber còn không nhanh bằng nhà cựu VĐ người Canada cơ
04.gif