Tập Lái
7/5/12
41
1
8
Nói một cách dễ hiểu nhất, bố thắng là bộ phận bị mòn do chà xát trong lúc chúng ta đạp thắng. Với bàn chân kê chân bàn thắng, mỗi lần chúng ta nhấn là mỗi lần bố thắng bị mòn đi môt ít. Nếu bạn là người lái xe nóng tính, cứ chạy phom phom như ngựa, đến sát chướng ngại vật - chẳng hạn như cái đuôi xe trước mặt, đèn đỏ, hoặc người đi đường… – mới gồng mình thắng… rét, rét… thì sự ma sát bào mòn sẽ gắt hơn, nhiều hơn, và buộc bạn phải lo thay bố thắng sớm hơn.
Bao lâu phải thay bố thắng một lần?
Thực khó có thể đưa ra con số thời gian, hay con số đường dài, giống như chúng ta thường làm với dầu nhớt hoặc nước làm mát … Bởi vì, thời gian và đường dài không phải là yếu tố xác định độ hao mòn của bố thắng. Nếu bạn thường đi trên những xa lộ thẳng băng, với rất ít chướng ngại gặp ở dọc đường, thì suốt một lộ trình hằng vài chục dặm, hoặc thậm chí trăm dặm, bạn cũng chỉ đạp thắng có vài lần. Nhưng nhìn lại một đoạn đường khoảng 10 KM, từ nhà đến chỗ làm chẳng hạn, xe chúng ta phải nhấn thắng bao nhiêu lần? Nhiều lắm, nhớ không xuể phải không? Là vì, nào là ngã tư, nào là kẹt xe, … Thử hỏi có cách nào phóng nhanh được không? Nhưng vừa liếc mắt nhìn qua thì chút xíu đụng phải một người đi bộ băng ngang đường… Cứ xiết xiết, đạp đạp như vậy hầu như cả quãng đường… Chả cần phải là một thợ máy giỏi cũng biết con đường 10 km ấy làm bố thắng của bạn mòn nhanh hơn rất nhiều.
Như vậy biết dựa vào dấu hiệu gì để thay bố thắng? Qui tắc đo lường sự hao mòn của bố thắng là: Nhìn và Nghe. Cứ y như là phương pháp “thính thị” trong khi học ngoại ngữ vậy. Đúng, bằng đôi mắt thường nhìn từ ngoài vào bạn có thể nhìn thấy rõ độ dầy của bố thắng, để quyết định lúc nào cần thay. Bên cạnh đó, bằng cách nghe ngóng mỗi lần đạp thắng, bạn có thể nhận ra tiếng kêu và cảm giác được sự mòn của bố.
Kiểm tra bằng mắt nhìn
Phương pháp “nhìn” không đòi hỏi nhiều giai đoạn cầu kỳ. Bạn không cần phải tháo bánh ra, mà chỉ cần lại gần bánh xe đằng trước, nhìn qua những lỗ hổng trên vành xe là thấy ngay bố thắng.
Nhưng thực lòng mà nói, việc đó chỉ có thể xảy ra đối với một số loại xe và những đôi mắt có kinh nghiệm. Đối với một số loại xe khác, và nhất là đối với những người chưa quen thì khó có thể để bánh xe khơi khơi như vậy mà nhìn được.
Vậy xin nói vào thực tế, tốt nhất chừng 2 tháng một lần, bạn nên thay đổi cách… tập thể dục, bằng việc tháo bánh kiểm xe bố thắng theo trình tự sau đây:
1. Đem đồ nghề lại bên bánh trước (là vì bố thắng ở bánh trước). Kích bánh lên cao, để tháo bánh ra.
2012-08-17_Brake-system_autobay_02.jpg

Kích xe lên cao để lấy bánh trước ra.
2. Tháo bánh ra rồi, bạn sẽ nhìn thấy hệ thống thắng hiện ra trước mặt, bao gồm 2 thành phần căn bản: Đĩa thắng và hộp Caliper (Hình 2 và hình 3). Đĩa thắng là một mặt đĩa phẳng, tròn, sáng bóng. Còn Caliper trông như một… con đỉa khổng lồ, bám vào 2 mặt đĩa thắng. Cũng có thể nói Caliper là cái hộp đựng 2 cục ma sát. Khi chúng ta đạp thắng thì 2 cục ma sát này ép vào mặt đĩa, làm chậm chuyển động quay, và từ từ bắt đĩa đứng lại. Hai cục ma sát này chính là bố thắng.
2012-08-17_Brake-system_autobay_01.jpg

Đĩa thắng và Caliper đựng bố thắng.
2012-08-17_Brake-system_autobay_03.jpg

Phác thảo đĩa thắng và bố thắng nhìn ngang.
2012-08-17_Brake-system_autobay_04.jpg

Phác thảo đĩa thắng và bố thắng nhìn dọc.
3. Xuyên qua thời gian, 2 miếng bố thắng này sẽ mòn dần trong quá trình ma sát, và phải được thay mới. Bằng không thì chỉ còn những cái lõi sắt ép vào mặt đĩa làm đĩa bị trầy xát, bị cong… là phải thay luôn cả đĩa! Các bạn có thể thấy sự khác biệt giữa 2 bố thắng mới và cũ trong hình 5.
2012-08-17_Brake-system_autobay_05.jpg

So sánh bố thắng (mới) và cũ.
Sau khi nhận định rõ bộ phận và nhìn quen như vậy một thời gian, chúng ta mới có thể phát triển được khả năng nhận xét bố thắng từ bên ngoài, mà không phải tháo bánh xe ra. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một phương pháp cảm nữa đó là cảm nhận bố thắng mòn bằng cách "Nghe".
Sưu tầm