Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Chào các bác tình hình là mấy hôm nay cộng đồng mạng đang rần rần vụ bảo vệ khóa bánh xe của bác NQN tại chung cư Masteri Thảo Điền và nghe đâu bác này dự kiến sẽ kiện Masteri dẫn đến sự việc tranh cãi khá gay gắt giữa 2 phe như sau:
  • Phe ủng hộ Masteri thì cho là bảo vệ Masteri làm đúng chức năng theo nội quy của chung cư, với lý do vì đây là đường nội bộ chưa bàn giao cho nhà nước quản lý nên Masteri có toàn quyền quản lý khu vực này.
  • Phe ủng hộ người bị khóa bánh xe thì cho là đây là vi phạm giao thông đường bộ, nếu có vi phạm thì chỉ có CSGT/CSTT mới được quyền xử lý và việc xử lý phải được áp dụng theo Luật GTĐB do chính phủ ban hành.
Sự việc này đã được đẩy lên cao trào khi UBND Phường Thảo Điền gởi thông báo số 175/TB-UBND do chủ tịch Nguyễn NgọcTuấn ký ngày 09/08/2023 cho BQT Masteri với nội dung tóm tắt là việc khóa bánh xe của Masteri là sai và đề nghị Masteri chỉ đạo bảo vệ không được khóa bánh xe ô tô và không được yêu cầu khách, cư dân đóng tiền phạt đối với việc ô tô bị khóa bánh.

Ngay sau đó BQT Masteri đã gởi công văn phúc đáp số 32.23/CV-BQT cùng ký ngày 14/08/2023 với nội dung phản ứng với thông báo của UBND P.Thảo Điền về việc cho là bảo vệ đã thu tiền phạt các xe bị khóa bánh đồng thời không đồng ý với chỉ đạo của UBND Phường TĐ về việc không được khóa bánh xe, công văn này cũng chỉ trích UBND P.TĐ là thiếu cơ sở pháp lý, thiếu sót lớn khi vận dụng Luật GTĐB mà không vận dụng Luật Nhà ở và Thông tư 02/2016/TT-BXD.

Materi khoa banh.jpg


Sau khi Masteri phản hồi UBND P. Thảo Điền thì phe ủng hộ Masteri nhiệt liệt vỗ tay khen ngợi BQT Masteri đã quá xuất sắc khi vận dụng được đầy đủ tính pháp lý để tuýt còi Thông báo của UBND Phường Thảo Điền.

Để tìm hiểu và làm rõ hơn thật sự BQT Masteri có vận dụng đầy đủ tính pháp lý hay không mình xin mạn phép phân tích sâu vào nội dung công văn này nhé.

Cũng xin nói rõ hơn là mình không bênh vực ai trong trường hợp này, bài phân tích của mình hoàn toàn mang tính khách quan với mong muốn phân tích rõ tính pháp lý của công văn mà QT Masteri trả lời và làm rõ việc khóa banh xe như vậy có phù hợp với luật pháp nhà nước đã ban hành hay không.

Đọc lại công văn của BQT Masteri ta thấy Ý số 1 của công văn BQT Masteri có yêu cầu UBND Phường Thảo Điền phải đính chính thông tin không đúng khi cho là khách, cư dân bị khóa bánh xe phải đóng tiền phạt…

Với yêu cầu này mình hoàn toàn ủng hộ BQT Masteri nếu thật sự là họ không hề thu tiền phạt như vậy và cũng đề nghị UBND Phường phải có thư đính chính thông tin không đúng này tuy nhiên theo thông tin hành lang mới cập nhật thì hình như có cư dân đã phải đóng tiền phạt, nếu tin này đúng thì Masteri phải trả lời sao với UBND Phường Thảo Điền đây?

Đọc tiếp thì thấy Ý thứ 2 công văn của BQT Masteri cho rằng UBND Phường căn cứ Luật GTĐB mà không căn cứ vào Luật nhà ở là thiếu cơ sở pháp lý và là thiếu sót lớn.
Vậy thì ý này mới cần phải phân tích để tìm hiểu sâu hơn việc dừng đậu xe sai quy định (nếu có) thì căn cứ vào Luật GTĐB hay Luật Nhà ở mới đúng tính pháp lý.

Chúng ta có thể tóm tắt lại sự việc đã xảy ra như sau:
  • Ngày 31/07 ô tô của NQN có được bảo vệ hướng dẫn đậu tạm tại đường D1 Chung cư Masteri Thảo Điền để vào ATM rút tiền vì bãi xe đã chật.
  • Sau đó khoảng 10 phút (theo NQN) khi đi ra lấy xe thì xe đã bị bảo vệ khóa bánh với lý do đậu xe không đúng quy định.
  • 2 bên tranh cãi và có lập biên bản vụ việc, mời CA Phường chứng kiến
  • Sau đó NQN cho là mình không sai nên đề nghị BQT phải xin lỗi nhưng không được BQT đồng ý nên đã tiến hành thủ tục kiện BQT Masteri ra tòa.
Vậy thì đúng ai sai trong cuộc chiến pháp lý này?

Để làm rõ hơn thì đầu tiên chúng ta cần phải xác định hành vi của NQN vi phạm lỗi gì để có thể vận dụng đúng Luật tương ứng.

Với khẳng định trên Group facebook của BQT Masteri ngày 05/08/2023 là “hành vi đậu xe sai quy định” của NQN trên đường D1 thì chính BQT Masteri đã xác định đây là lỗi “dừng đỗ xe sai quy định”.

Masteri0.jpg



Như vậy chúng ta cần làm rõ hơn đường nội bộ có phải là đường giao thông trong mạng lưới giao thông đường bộ hay không, và lỗi dừng đỗ xe sai quy định trên đường bộ được Luật nào quy định.
Đầu tiên tham khảo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 ta có:

(Trích) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hết trích)


Kế tiếp tìm xem Tiêu chuẩn Việt Nam 13592 về đường độ thị, tại điều 3.6 ta có định nghĩa về đường đô thị và đường nội bộ như sau:

(Trích) 3.6 Đường đô thị (Urban road)
Đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn. Đường đô thị được phân loại theo các cách khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng. Khi phân loại đường theo chức năng, đường đô thị được chia làm 3 nhóm: hệ thống đường chính đô thị (Urban arterial system), hệ thống đường phố gom (Urban collector street system), hệ thống đường phố nội bộ (Urban local street
system). Hệ thống đường chính đô thị bao gồm hệ thống đường cao tốc đô thị (Urban freeway system) và hệ thống đường phố chính (Urban arterial street system).
(Hết trích)

Từ 2 trích dẫn trên chúng ta có đươc thông tin:
  • Tất cả người tham gia giao thông trên mạng lưới giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ do Luật GTĐB quy định.
  • Đường nội bộ là 1 trong 3 nhóm đường đô thị thuộc mạng lưới giao thông đường bộ.
Tiếp tục tìm hiểu các quy tắc giao thông trong Luật GTĐB chúng ta có các thông tin ở điều 18, điều 19 quy định về dừng xe và đỗ xe, như vậy nếu cá nhân nào vi phạm các quy định trong điều 18, điều 19 này thì cá nhân đó đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của Luật Giao thông đường bộ 2008.

Đến đây chúng ta có thêm thông tin:
  • Người tham gia giao thông nếu dừng, đỗ xe sai quy định trên đường nội bộ là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ do Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định.
Vậy chúng ta cần tìm hiểu thêm ai, cơ quan nào được quyền xử lý vi phạm giao thông đường bộ?

Trích khoản 9 điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền han của CAND thì chức năng xử lý vi phạm hành chánh về trật tự xã hội cụ thể là vi phạm giao thông phải do lưc lượng Công An Nhân Dân đảm nhiệm.

(Trích) 9. Thực hiện quản lý về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.(Hết trích)

Với điều khoản này chúng ta lại có thêm thông tin
  • Xử lý vi phạm hành chánh về trât tự an toàn xã hội, ở đây là vi phạm giao thông đường bộ được Luật CAND quy định là nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Công An Nhân Dân cụ thể như CSGT/CSTT...

Như vậy với 4 thông tin được dẫn từ Luật như trên chúng ta có thể tạm kết luận UBND Phường Thảo Điền căn cứ vào Luật Giao Thông Đường Bộ để soạn thông báo cho BQT Masteri là hoàn toàn đủ tính pháp lý.

Vậy là phần pháp lý của UBND Phường Thảo Điền đã có kết luận, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về Công văn phân tích, trích dẫn của BQT Masteri phản ứng với UBND Phường Thảo Điền mà nhiều bác cho rằng đã vận dụng đầy đủ tính pháp lý có đúng không nhé:

BQT Masteri đã trích dẫn khoản 2 Điều 7, Thông tư 02/2016 BXD mà ý 2 của công văn cho là phải áp dụng Luật Nhà ở mới đúng pháp lý:

(Trích) 2. Đối với công trình phục vụ cho sinh hoạt của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư mà thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo dự án được phê duyệt nhưng chưa bàn giao thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý các công trình này; sau khi bàn giao cho Nhà nước thì đơn vị được Nhà nước giao quản lý chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và sử dụng theo đúng mục đích, công năng thiết kế được phê duyệt.(Hết trích)

Kèm theo công văn là Thỏa thuận Ủy quyền quản lý của Chủ Đầu tư và BQT Masteri ký ngày 10/08/2022 để chứng minh là Ban Quản Trị Masteri có quyền quản lý các công trình này, bao gồm cả đường giao thông nội khu (đường nội bộ).

Chỉ với trích dẫn khoản 2, điều 7, Thông tư 02/2016 như trên không hiểu sao mà BQT Masteri lại cho là đủ tính pháp lý để bảo vệ cho việc nhân viên bảo vệ tự ý khóa bánh xe người dân đang tham gia giao thông là đúng?

Có thể là BQT Masteri không hiểu ý nghĩa của từ“quản lý” là gì hay là tự ý hiểu “quản lý” là được quyền thay chính phủ viết cả Luật riêng?

Đọc trích dẫn từ khoản 2, điều 7 , Thông tư 02/2016 BXD trên thì chúng ta có thể hiểu “quản lý” có ý là người sở hữu, sử dụng phải có trách nhiệm đối với các công trình đó, phải đảm bảo lưu trữ hồ sơ, có kế hoạch sửa chữa, bảo trì… để duy trì việc vận hành sử dụng các công trình đó chứ không hề thấy câu chữ nào nói đến quyền xử lý các vi phạm hành chánh về giao thông cụ thể là khóa bánh xe hay thu tiền phạt (nếu có) như bảo vệ Masteri đã và đang làm.

Để hiểu rõ hơn từ “quản lý” mà Thông tư 02/2016 đề cập đến là thế nào chúng ta cùng nhau mổ xẻ thông tư này.

Đầu tiên ta có tên của Thông tư này là

THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ.

Ban hành kèm theo thông tư này là QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ.

Trong quy chế QLSD NCC này ta tìm hiểu xem Quản lý bao gồm các công việc gì.

Đọc toàn bộ Chương II NỘI DUNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ, ta có các điều khoản từ điều 5 đến điều 11 với nội dung như sau:

Điều 5. Lập, bàn giao và lưu trữ hồ sơ nhà chung cư

Điều 6. Quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Điều 7. Quản lý phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu

Điều 8. Quyền sở hữu và việc quản lý chỗ để xe của nhà chung cư

Điều 9. Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư

Điều 10. Quản lý vận hành nhà chung cư

Điều 11. Bảo trì nhà chung cư


Như vậy phần trích dẫn của BQT Masteri ở điều 7 có nội dung là QUẢN LÝ PHẦN SỞ HỮU CHUNG, SỬ DỤNG CHUNG…và theo như công văn của BQT Masteri thì phần sở hữu chung, sử dụng chung bao gồm đường bộ nội khu.

Đọc toàn bộ các điều khoản trong chương II của Thông tư này ta thấy nội dung chủ yếu là các quy định về việc quản lý vận hành, bảo trì các phần sở hữu riêng, sở hữu chung.


Và ý chính của khoản 2 , điều 7, chương II này chỉ là nêu rõ trách nhiệm của chủ đầu tư là vẫn quản lý phần sở hữu chung chưa bàn giao cho nhà nước (công trình phục vụ cho sinh hoạt), và sau khi bàn giao thì phần này sẽ thành sở hữu nhà nước và nhà nước sẽ giao lại trách nhiệm quản lý TÀI SẢN CÔNG này cho cơ quan đơn vị trực thuộc tiếp tục chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và sử dụng theo đúng mục đích, công năng thiết kế được phê duyệt

Đến đây chúng ta chốt được thêm thông tin là Đường nội bộ của chung cư sẽ được nhà nước quản lý sau khi nhận bàn giao, và do chưa tìm thấy được quy định chi tiết nào trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đề cập đến việc “quản lý” đường nội khu của chủ đầu tư khi chưa bàn giao cho nhà nước cụ thể là gì cho nên chúng ta cần tìm hiểu sau khi đã bàn giao cho nhà nước thì việc quản lý đường này do nhà nước quản lý sẽ như thế nào, và chắc chắn là chủ đầu tư cũng đã, sẽ phải thực hiện việc “quản lý” trước khi bàn giao như nhà nước quản lý thôi.

Trích dẫn điều 48 Luật Giao Thông đường bộ năm 2008 về quản lý, bảo trì đường bộ ta có


(Trích) Điều 48. Quản lý, bảo trì đường bộ

1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
4, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ (Hết trích)


Tham khảo thêm Thông tư 37/2018/ TT-BGTVT Quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Thứ trưởng Lê Đình Thọ ký ngày 07 tháng 06 năm 2018 để đi sâu vào chi tiết thế nào là quản lý

- Tại khoản 9, điều 2, Chương I chúng ta có thông tin

(Trích) 9. Người quản lý, sử dụng công trình đường bộ là chủ sở hữu công trình đường bộ trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình đường bộ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công trình đường bộ ủy quyền quản lý, sử dụng công trình đường bộ trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý sử dụng công trình đường bộ. (Hết trích)

Như vậy qua điều khoản này ta có được thông tin BQT Masteri là người quản lý sử dụng công trình đường nội khu của chung cư do đã được chủ đầu tư ủy quyền quản lý, sử dụng.

- Tại các khoản 1 điều 12; khỏan 1 điều 13; khoản 1 , khoản 3 điều 14 , chương 3 về QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ chúng ta có các thông tin

(Trích) Điều 12. Quản lý, sử dụng bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác và các tài liệu khác phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ

1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
a) Lưu giữ bản gốc bản vẽ hoàn công, quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác và các hồ sơ tài liệu khác phục vụ cho việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
b) Cung cấp hồ sơ phục vụ quản lý, bảo trì, vận hành khai thác công trình cho nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình đường bộ;
c) Kiểm tra nhà thầu quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này.

…….
(Trích) Điều 13. Lập, quản lý, sử dụng hồ sơ trong giai đoạn khai thác bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình
a) Kiểm tra các nhà thầu thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Lưu trữ, sử dụng các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này, trích dẫn
(Trích) Điều 11. Tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Các tài liệu phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ bao gồm:
a) Quyết định duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng, các biên bản nghiệm thu có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng; biên bản bàn giao công trình; nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình; các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ;
b) Thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
c) Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo); mốc cao độ, tọa độ (nếu có); hồ sơ lưu trữ điện tử (nếu có);
d) Hồ sơ và lý lịch thiết bị, thiết bị công nghệ; các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị, dây chuyền công nghệ lắp đặt vào công trình (nếu có);
đ) Hồ sơ cọc mốc đã đền bù giải phóng mặt bằng thực tế; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công trình hạ tầng phục vụ quản lý công trình đường bộ, (nếu có); hệ thống cọc mốc hành lang an toàn đường bộ, mốc đất của đường bộ;
e) Hồ sơ tài liệu thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông (nếu có);
g) Quy trình bảo trì; quy trình vận hành, khai thác công trình;
h) Hồ sơ tài liệu về tổ chức giao thông (nếu có); hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
i) Hồ sơ trạng thái ban đầu (trạng thái “0”) của các công trình cầu, hầm (nếu có);
k) Nhật ký tuần đường, hồ sơ lý lịch cầu, hầm, hồ sơ đăng ký đường bộ, bình đồ duỗi thẳng; các tài liệu thống kê báo cáo tình hình khai thác công trình đường bộ; các băng, đĩa ghi hình, chụp ảnh về tình trạng công trình;
l) Các biên bản, văn bản xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có);
m) Các tài liệu liên quan đến kiểm tra, kiểm định, quan trắc, sửa chữa và các công việc khác liên quan đến quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ;
n) Số liệu đếm xe trên đường bộ, lưu lượng xe qua phà, cầu phao

(Trích) Điều 14. Thực hiện công tác quản lý giai đoạn vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ
1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý công trình đường bộ
a) Tổ chức tuần kiểm đường bộ trên các tuyến đường được giao trực tiếp quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Tổ chức lập, trình kế hoạch bảo trì sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức lập, trình duyệt thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ huật hoặc dự án sửa chữa công trình đường bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức lập, trình duyệt dự toán bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ, nhiệm vụ và dự toán kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng phục vụ công tác bảo trì công trình đường bộ được giao quản lý tổ chức đấu thầu, đặt hàng và ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện quản lý, bảo trì công trình, nhà thầu vận hành công trình; thực hiện các nhiệm vụ đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành trong khai thác, sử dụng; xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác, sử dụng; xử lý đối với công trình hết thời hạn khai thác có nhu cầu sử dụng tiếp;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát các nhà thầu bảo dưỡng, các nhà thầu khác thực hiện hợp đồng đã ký
………

3. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ chuyên dùng thực hiện quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này đối với công trình đường bộ do mình quả
n lý. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ tự thực hiện công việc quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng công trình đường bộ thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này. (Hết trích)

Toàn bộ nội dung các khoản đã trích trong điều 48 Luật Giao Thông đường Bộ cũng như các điều khoản của chương 3 Thông tư 37/2018 BGTVT cho ta hiểu được các quy định chi tiết về việc quản lý công trình đường bộ là bao gồm việc lưu trữ bản vẽ, cung cấp, lưu trữ các loại hồ sơ quy định tại khoản 1 điều 11, cũng như trách nhiệm của người quản lý, sử dụng công trình đường bộ tại các điểm b,c và d, khoản 1,điều 14 về việc bảo vệ kết cấu hạ tầng, lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn….mà không hề thấy có quy định nào đề cập đến việc xử lý vi phạm giao thông đường bộ.

Rõ ràng BQT Masteri đã hiểu sai từ “quản lý” và đã tự ý đưa ra quy định nội bộ trái luật là cho phép bảo vệ được quyền khóa bánh xe người vi phạm giao thông, cụ thể ở đây là dừng đỗ sai quy định.

Với cách hiểu và vận dụng từ ngữ sai như vậy nên chúng ta có thể kết luận là chính công văn của BQT Masteri gởi cho UBND Phường Thảo Điền mới thật sự là thiếu tính pháp lý vì đã vận dụng trái luật đưa vào nội quy của chung cư là bảo vệ được quyền xử lý vi phạm giao thông.

Tóm lại bài phân tích khá dài này bằng các gạch đầu dòng như sau:

  • Đường nội khu hay đường nội bộ là đường thuộc mạng lưới giao thông đường bộ.
  • Luật giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải chấp hành các quy tắc giao thông đường bộ do Luật này quy định.
  • Dừng, đỗ xe là một trong những quy tắc giao thông thông đường bộ được quy định cụ thể tại điều 18, điều 19 của Luật GTĐB 2008.
  • Chỉ có lực lượng Công An Nhân Dân mới có chức năng xử lý vi phạm hành chánh về trât tự xã hội, cụ thể ở đây là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
  • Công văn của UBND Phường Thảo Điền hoàn toàn đầy đủ tính pháp lý khi dựa vào Luật Giao Thông Đường Bộ 2008 để yêu cầu BQT dừng ngay việc khóa bánh xe mà bảo vệ Masteri đang thực hiện đối với các phương tiện tiện tham gia giao thông trên đường nội khu.
  • Đường bộ cho dù do nhà nước “quản lý” hay do người sở hữu sử dụng đường bộ “quản lý” thì cũng đều phải tuân thủ theo các nội dung của khoản 2, điều 48 Luật GTĐB, bao gồm 2 ý chính
    • (Trích) 2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
    • a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
    • b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất. (Hết trích)
  • Và các quy định chi tiết về “quản lý” đường bộ được cụ thể hóa trong các điều 11,12,13,14….Thông tư 37/2018/BGTVT như đã dẫn.

Qua đó ta thấy nội dung “quản lý đường bộ” được trích dẫn từ Luật và thông tư trên không hề có quy định nào đề cập đến việc xử lý vi phạm giao thông đường bộ.

Tóm lại chúng ta có thể kết luận rằng BQT Masteri đang hiểu sai và vận dụng sai khoản 2, điều 7, Thông Tư 02/2016/BXD về “quản lý” đường bộ nên tự đưa ra quy định nội bộ cho phép bảo vệ khóa bánh xe người tham gia giao thông.

Vậy là đã rõ tính pháp lý của công văn UBND Phường Thảo Điền và phản hồi của BQT Masteri, ai đúng, ai sai rồi nhé.
Mình sẽ không đi sâu vào vụ việc bác NQN sẽ kiện BQT Masteri về vấn đề gì nên đừng hỏi mình câu này nhé.
Các bạn chịu khó đọc kỹ bài viết hơi dài này, có thể phản biện nếu không đồng ý với bài phân tích này.
Lưu ý phản biện phải có trích dẫn từ Luật chứ không tự phán theo cảm nghĩ hoặc suy diễn, mình sẽ không phản hồi các phản biện kiểu như vậy.
Chào.

Đính kèm

Cong van Masteri.1.jpg

Cong van Masteri.2.jpg

Cong van Masteri.3.jpg


TB UBND P.Thao Dien 1.jpg

TB UBND P.Thao Dien 2.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
18/5/20
712
1.026
93
Tôi chỉ hóng kết quả vụ kiện, còn giờ không biết ai đúng sai. Tôi cũng không phải luật sư nên cũng không góp ý.
Chỉ là nhiều anh văng tục rồi chửi nhau cũng xoay quanh cái vụ này, nên giờ chờ kết quả để biết mà làm theo khi lỡ có vô chung cư đó
 
Ban Quản trị Chung cư Masterise Thảo Điền mua nhiều thanh sắt nặng 3 tấn/ 1 thanh, có lắp 4 bánh vào từng thanh sắt

Xe ôtô nào đậu trên công trình đường bộ đang do Ban Quản trị Chung cư Masterise Thảo Điền quản lý (đậu tại những vị trí không có vạch ô đậu xe ôtô)

thì BQT Chung cư cho đẩy 2 thanh sắt ra

để phía trước ô tô 1 thanh sắt

để phía sau ô tô 1 thanh sắt

khoảng cách giữa các thanh sắt với ô tô khoảng 3cm để không được đụng chạm vào ô tô

sau đó khóa bánh của 2 thanh sắt lại

như vậy sẽ không bị chủ xe ôtô kiện cáo gì
 
Hạng B2
15/6/17
121
53
33
Đó là mấy ông tào lao xàm xí nhưng lại thừa tiền và không hiểu luật. Cứ mang xe vô đậu trong mấy khu đó bị khóa bánh đáng đời. Mua được cái xe mà không mua được tí ý thức.
 
anh @diluantran đang cố ý đánh tráo khái niệm "Quản lý "

những diễn giải về mặt "Quản lý " như anh @diluantran đã viết ra ở đây là Quản lý Chất lượng Tài sản Công trình Đường bộ

còn việc BQT Chung cư khóa bánh xe vi phạm đậu xe sai vị trí lại là việc Quản lý An ninh và Quản lý An toàn trong phạm vi của Chung cư mà họ phải chịu trách nhiệm về An ninh và An toàn