Đường hẹp, không dải phân cách, ôtô tải, xe container dày đặc khiến tuyến Nguyễn Duy Trinh chưa đến 2 km ở TP Thủ Đức là nỗi ám ảnh với hàng loạt vụ tai nạn chết người.
8h ngày 16/11, đường Nguyễn Duy Trinh đoạn qua cầu Huyện Thanh huyên náo bởi tiếng động cơ, còi hơi của nhiều xe ben, container... chạy theo hướng vào cảng Phú Hữu sau khi vừa hết giờ cấm.
Con đường rộng 7-8 m, không dải phân cách ngăn giữa hai chiều nhưng nhiều xe container phóng ào ào, "lọt thỏm" phía dưới là ôtô con, xe máy đang luồn lách. Do mỗi bên chỉ một làn đường, ôtô đi sau muốn vượt xe phía trước chỉ có cách lấn qua làn ngược lại, trong khi xe máy phải né sát qua lề, kèn cựa di chuyển.
Là trục giao thông chính phía đông TP HCM, đường Nguyễn Duy Trinh đi qua các khu dân cư đông đúc cùng nhiều công ty, điểm tập kết vật liệu xây dựng. Đây cũng là tuyến độc đạo nối vào cảng Phú Hữu nên lưu lượng xe tải, container rất đông. Theo thống kê, đường Nguyễn Duy Trinh có hơn 10.000 lượt xe tải, container... chạy qua mỗi ngày.
Trong đó, đoạn từ vòng xoay Phú Hữu tới khu cảng dài chưa đến 2 km nhiều năm qua trở thành nỗi ám ảnh vì xảy ra hàng loạt vụ tai nạn chết người. Dọc đoạn đường trên, cơ quan chức năng gắn nhiều biển báo ở các vị trí thường xảy ra tai nạn, kèm thống kê số người chết, bị thương để cảnh báo. Tuy nhiên, tai nạn chết người vẫn liên tục xảy ra.
Lắp biển ghi số người chết để cảnh báo người đi đường.
Theo Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP HCM), riêng năm 2022 đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ vòng xoay Phú Hữu đến tuyến Nguyễn Thị Tư dẫn vào cảng Phú Hữu xảy ra 7 vụ tai nạn làm chết 6 người, bị thương một người. Năm nay, tính đến tháng 11, đoạn đường trên cũng xảy ra 5 vụ làm 5 người chết. Tức, chưa đầy hai năm, đã có 11 người chết trên đoạn đường chưa đến 2 km này. Hầu hết do lỗi đi không đúng phần đường, vượt sai quy định, người chạy xe thiếu quan sát...
Mới đây nhất, hôm 13/11, gia đình 3 người đi xe máy theo hướng từ cảng Phú Hữu về vòng xoay Phú Hữu. Khi đến gần nhà thờ Phú Hữu, xe va chạm ôtô đầu kéo container cùng chiều, người vợ bị xe container cán tử vong tại chỗ, con bị thương phải nhập viện. Người chồng xây xát nhẹ, ngồi cạnh thi thể vợ khóc nấc, khiến nhiều người chứng kiến chạnh lòng.
Chứng kiến nhiều vụ va chạm giữa ôtô và xe máy trên đường Nguyễn Duy Trinh, ông Đình Vũ, 50 tuổi, bán đồ ăn gần cầu Huyện Thanh, nói dù đường hẹp song nhiều ôtô tải, xe container... vẫn chạy rất nhanh. Đoạn từ vòng xoay Phú Hữu tới khu cảng cấm ôtô trọng tải lớn giờ cao điểm sáng và chiều mỗi ngày, song không ít tài xế vẫn bất chấp cho xe chạy vào. Ban đêm, khi đường vắng, nhiều xe đua nhau chạy, bóp còi hơi inh ỏi.
"Cũng không ít người đi xe máy vượt ẩu hoặc chạy ngược chiều, băng ngang đường thiếu quan sát nên tai nạn càng dễ xảy ra", ông Vũ nói và kể ngoài những vụ nghiêm trọng, va quẹt nhẹ giữa các xe xảy ra "như cơm bữa" ở đoạn đường trên.
Ông Nguyễn Quang Chi, Phó phòng Giao thông công chính TP Thủ Đức, cho biết đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ vòng xoay Phú Hữu đến Nguyễn Thị Tư (dẫn vào cảng Phú Hữu) 4 năm trước đã có dự án mở rộng (832 tỷ đồng). Tuy nhiên, công trình chưa triển khai bởi tổng vốn đã tăng lên 1.630 tỷ đồng do chi phí giải phóng mặt bằng tăng.
Dự án này do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dụng các công trình giao thông TP HCM làm chủ đầu tư, đang chờ làm các thủ tục điều chỉnh để khởi động trở lại. Việc mở rộng đoạn này ngoài giải quyết tình trạng tai nạn, ùn tắc sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tại cảng Phú Hữu
Trong khi đó, đại diện Sở GTVT cho biết tại khu vực trên, thành phố đang tính toán đầu tư tuyến đường mới dài 6 km, 12 làn xe, nối cảng Cát Lái - Phú Hữu qua cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và Vành đai 3. Tại đây sẽ xây dựng nút giao hoàn chỉnh, bao gồm các nhánh nối vào Vành đai 3 cùng tuyến cao tốc. Tuy nhiên, để thực hiện cần điều chỉnh quy hoạch nên TP Thủ Đức đang cập nhật vào quy hoạch chung, chờ phê duyệt trước khi triển khai các bước tiếp theo.
"Riêng với dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh ở khu vực trên, do thành phố đang nghiên cứu mở hướng kết nối mới qua Vành đai 3 nên việc đầu tư cũng được đánh giá lại để lựa chọn theo thứ tự ưu tiên, nhằm hiệu quả triển khai các công trình", đại diện Sở Giao thông Vận tải nói.
Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cho biết trước mắt sẽ thực hiện một số giải pháp như duy tu các vị trí mặt đường hư hỏng, lắp đặt một số chốt tín hiệu giao thông và tổ chức giao thông phù hợp. Ngoài hệ thống camera đã lắp tại những giao lộ quan trọng, đơn vị sẽ bổ sung hai camera giám sát tại khu vực đường nội bộ vào cảng Phú Hữu và chuyển dữ liệu cho CSGT phạt "nguội" xe vi phạm.
Năm 2015, dự án nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường vào khu công nghiệp Phú Hữu đến đường Vành đai 2 dài 1,6km) được UBND TPHCM chấp thuận cho Công ty cổ phần vận tải và thương mại Quốc Tế (ITC) làm chủ đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Tổng mức đầu tư khoảng 930 tỉ đồng, trong đó chi cho giải phóng mặt bằng hơn 700 tỉ đồng.
Dự án dự kiến khởi công năm 2018 nhưng sau đó không triển khai. Đến năm 2019, Sở GTVT TPHCM phê duyệt dự án với tổng vốn 832,2 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách TPHCM. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật khoảng 507,9 tỉ đồng, chi phí xây dựng 254,5 tỉ đồng…
Tuy nhiên, sau 4 năm phê duyệt, hiện dự án mới đang triển khai thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
8h ngày 16/11, đường Nguyễn Duy Trinh đoạn qua cầu Huyện Thanh huyên náo bởi tiếng động cơ, còi hơi của nhiều xe ben, container... chạy theo hướng vào cảng Phú Hữu sau khi vừa hết giờ cấm.
Con đường rộng 7-8 m, không dải phân cách ngăn giữa hai chiều nhưng nhiều xe container phóng ào ào, "lọt thỏm" phía dưới là ôtô con, xe máy đang luồn lách. Do mỗi bên chỉ một làn đường, ôtô đi sau muốn vượt xe phía trước chỉ có cách lấn qua làn ngược lại, trong khi xe máy phải né sát qua lề, kèn cựa di chuyển.
Là trục giao thông chính phía đông TP HCM, đường Nguyễn Duy Trinh đi qua các khu dân cư đông đúc cùng nhiều công ty, điểm tập kết vật liệu xây dựng. Đây cũng là tuyến độc đạo nối vào cảng Phú Hữu nên lưu lượng xe tải, container rất đông. Theo thống kê, đường Nguyễn Duy Trinh có hơn 10.000 lượt xe tải, container... chạy qua mỗi ngày.
Trong đó, đoạn từ vòng xoay Phú Hữu tới khu cảng dài chưa đến 2 km nhiều năm qua trở thành nỗi ám ảnh vì xảy ra hàng loạt vụ tai nạn chết người. Dọc đoạn đường trên, cơ quan chức năng gắn nhiều biển báo ở các vị trí thường xảy ra tai nạn, kèm thống kê số người chết, bị thương để cảnh báo. Tuy nhiên, tai nạn chết người vẫn liên tục xảy ra.
Lắp biển ghi số người chết để cảnh báo người đi đường.
Theo Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP HCM), riêng năm 2022 đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ vòng xoay Phú Hữu đến tuyến Nguyễn Thị Tư dẫn vào cảng Phú Hữu xảy ra 7 vụ tai nạn làm chết 6 người, bị thương một người. Năm nay, tính đến tháng 11, đoạn đường trên cũng xảy ra 5 vụ làm 5 người chết. Tức, chưa đầy hai năm, đã có 11 người chết trên đoạn đường chưa đến 2 km này. Hầu hết do lỗi đi không đúng phần đường, vượt sai quy định, người chạy xe thiếu quan sát...
Mới đây nhất, hôm 13/11, gia đình 3 người đi xe máy theo hướng từ cảng Phú Hữu về vòng xoay Phú Hữu. Khi đến gần nhà thờ Phú Hữu, xe va chạm ôtô đầu kéo container cùng chiều, người vợ bị xe container cán tử vong tại chỗ, con bị thương phải nhập viện. Người chồng xây xát nhẹ, ngồi cạnh thi thể vợ khóc nấc, khiến nhiều người chứng kiến chạnh lòng.
Chứng kiến nhiều vụ va chạm giữa ôtô và xe máy trên đường Nguyễn Duy Trinh, ông Đình Vũ, 50 tuổi, bán đồ ăn gần cầu Huyện Thanh, nói dù đường hẹp song nhiều ôtô tải, xe container... vẫn chạy rất nhanh. Đoạn từ vòng xoay Phú Hữu tới khu cảng cấm ôtô trọng tải lớn giờ cao điểm sáng và chiều mỗi ngày, song không ít tài xế vẫn bất chấp cho xe chạy vào. Ban đêm, khi đường vắng, nhiều xe đua nhau chạy, bóp còi hơi inh ỏi.
"Cũng không ít người đi xe máy vượt ẩu hoặc chạy ngược chiều, băng ngang đường thiếu quan sát nên tai nạn càng dễ xảy ra", ông Vũ nói và kể ngoài những vụ nghiêm trọng, va quẹt nhẹ giữa các xe xảy ra "như cơm bữa" ở đoạn đường trên.
Ông Nguyễn Quang Chi, Phó phòng Giao thông công chính TP Thủ Đức, cho biết đường Nguyễn Duy Trinh đoạn từ vòng xoay Phú Hữu đến Nguyễn Thị Tư (dẫn vào cảng Phú Hữu) 4 năm trước đã có dự án mở rộng (832 tỷ đồng). Tuy nhiên, công trình chưa triển khai bởi tổng vốn đã tăng lên 1.630 tỷ đồng do chi phí giải phóng mặt bằng tăng.
Dự án này do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dụng các công trình giao thông TP HCM làm chủ đầu tư, đang chờ làm các thủ tục điều chỉnh để khởi động trở lại. Việc mở rộng đoạn này ngoài giải quyết tình trạng tai nạn, ùn tắc sẽ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tại cảng Phú Hữu
Trong khi đó, đại diện Sở GTVT cho biết tại khu vực trên, thành phố đang tính toán đầu tư tuyến đường mới dài 6 km, 12 làn xe, nối cảng Cát Lái - Phú Hữu qua cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và Vành đai 3. Tại đây sẽ xây dựng nút giao hoàn chỉnh, bao gồm các nhánh nối vào Vành đai 3 cùng tuyến cao tốc. Tuy nhiên, để thực hiện cần điều chỉnh quy hoạch nên TP Thủ Đức đang cập nhật vào quy hoạch chung, chờ phê duyệt trước khi triển khai các bước tiếp theo.
"Riêng với dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh ở khu vực trên, do thành phố đang nghiên cứu mở hướng kết nối mới qua Vành đai 3 nên việc đầu tư cũng được đánh giá lại để lựa chọn theo thứ tự ưu tiên, nhằm hiệu quả triển khai các công trình", đại diện Sở Giao thông Vận tải nói.
Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ cho biết trước mắt sẽ thực hiện một số giải pháp như duy tu các vị trí mặt đường hư hỏng, lắp đặt một số chốt tín hiệu giao thông và tổ chức giao thông phù hợp. Ngoài hệ thống camera đã lắp tại những giao lộ quan trọng, đơn vị sẽ bổ sung hai camera giám sát tại khu vực đường nội bộ vào cảng Phú Hữu và chuyển dữ liệu cho CSGT phạt "nguội" xe vi phạm.
Năm 2015, dự án nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ đường vào khu công nghiệp Phú Hữu đến đường Vành đai 2 dài 1,6km) được UBND TPHCM chấp thuận cho Công ty cổ phần vận tải và thương mại Quốc Tế (ITC) làm chủ đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Tổng mức đầu tư khoảng 930 tỉ đồng, trong đó chi cho giải phóng mặt bằng hơn 700 tỉ đồng.
Dự án dự kiến khởi công năm 2018 nhưng sau đó không triển khai. Đến năm 2019, Sở GTVT TPHCM phê duyệt dự án với tổng vốn 832,2 tỉ đồng bằng nguồn vốn ngân sách TPHCM. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật khoảng 507,9 tỉ đồng, chi phí xây dựng 254,5 tỉ đồng…
Tuy nhiên, sau 4 năm phê duyệt, hiện dự án mới đang triển khai thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo Vnexpress