Hạng C
30/8/06
634
202
43
VNH South
Các bác cho ý kiến.
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/ban-tai-duoc-doi-xu-nhu-oto-con-3231895.html
rọng tải chính là người cộng khối lượng hàng hóa (tải trọng) được chất lên xe không quá 1,5 tấn.
Theo mục 4.23 (QCVN 41) định nghĩa: “Ôtô con là chỉ ôtô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ôtô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn. Ôtô con bao gồm cả các loại có kết cấu như môtô ba bánh nhưng khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg trở lên và trọng tải không quá 1,5 tấn”, có thể hiểu xe bán tải như ôtô con. Tuy nhiên vì các thuật ngữ “Trọng tải” và “Tải trọng” không được làm rõ trong QCVN 41, làm cho chúng ta phân vân như thế có thể là suy luận.
Bằng các văn bản luật định liên quan dưới đây sẽ hỗ trợ cho chúng ta hiểu cách dùng thuật ngữ “Tải trọng” hay “Trọng tải” chỉ là một.
Theo Thông tư số: 35/2013/TT-BGTVT về Quy định xếp hàng hóa trên xe khi tham gia giao thông đường bộ (GTĐB), Điều 11.2 (Trách nhiệm của người xếp hàng hóa):
“2. Xếp hàng hóa trên xe không vượt quá trọng tải cho phép chở của xe và tải trọng, khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận tải hàng hóa”.
Thuật ngữ “Trọng tải” được dùng ở đây chính là khối lượng (Tải trọng) của hàng hóa được chất lên xe.
Theo Nghị định của Chính phủ, số: 15/2003/NĐ-CP, về việc xử phạt hành chính GTĐB, tại Điều 29.3 (Xử phạt người điều khiển ôtô tải) “3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a. Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế hoặc quá kích thước giới hạn cho phép của xe”. Thuật ngữ “Trọng tải” chính là khối lượng (Tải trọng) hàng hóa được chất lên xe.
Cũng theo VnExpress ngày 16/4/2003 (Bộ Giao thông giải thích với Bộ Công an về trọng tải ôtô). Theo giải thích của Thứ trưởng GTVT Ngô Thịnh Đức trong công văn gửi Bộ Công an, trọng tải thiết kể của xe là trọng tải cho phép về mặt kỹ thuật do nhà chế tạo công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe.
Khi kiểm định, tải trọng thiết kế của xe là trọng tải cho phép được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Khi xe chở hàng mà trọng lượng hàng trên xe (bao gồm cả trọng lượng bao bì) vượt quá trọng tải cho phép được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định thì coi như vi phạm.
Các thuật ngữ “Trọng tải” và "Tải trọng” được mô tả trên, làm cho chúng ta hiểu “Trọng tải” ở mục 4.23 (QCVN 41) chính là Người + Khối lượng hàng hóa (Tải trọng) được chất lên xe không quá 1,5 tấn.
Cho dù đã có các tranh luận về các thuật ngữ, nhưng quan trọng là chúng ta đã tìm ra câu trả lời xe bán tải, như Ford Ranger; Toyota Hilux; Mitsubishi Triton; Isuzu D-Max; Mazda BT-50; Nissan Navada... chạy ở làn xe con.
Tương tự cho các xe tải khác mà trọng tải (Người + Hàng hóa chở trên xe) không quá 1,5 tấn.
Chúc mừng các anh/chị/em đang chạy xe bán tải được đối xử như là ôtô con và những ai sắp hoặc sẽ mua mẫu pick-up không còn lo lắng chạy ở làn nào nữa.
Độc giả Nguyễn Thường