Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Nói về vũ khí thì tán dóc về máy bay là khỏe nhất. Vì thông tin rất nhiều mà ít ai bay trong không quân. Người biết thì họ không chịu nói, người nói nhiều như em thì không biềt gì. Sai thì các bác sửa giúp :D
Trong loạt bài này em sẽ lụm vài loại máy bay của các nước, F22, F35, Su 27, 30, Typhoon, Rafale, Gripen.

Trước khi nói về F22 thì nói sơ về câu chuyện, vì sao Mỹ cần nhiều F22 như vậy?

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các ngành công nghiệp quốc phòng Nga và Trung Quốc đã tiếp thu hầu hết các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực quốc phòng. Các loại rađa mới nhất, các loại máy bay liên tục được phát triển để đe dọa sự thống trị của Mỹ trên bầu trời.
Điều này khiến cho những máy bay thế hệ 4+ của Mỹ mất đi ưu thế tuyệt đối. Để duy trì sức mạnh hoàn toàn. Mỹ phải triển khai 700 máy bay F22 như kế hoạch ban đầu để chiến lĩnh thế thượng phong.

F-22A-SDB-Drop-070905-F-9999W-011-S.jpg


Quan điểm của nhiều giới chức cho rằng không cần thiết phải mua nhiều F22 vì nó quá mắc, trong khi F35 là phiên bản rẻ hơn. điều đó là không chính xác.
F22 có khả năng đảm nhiệm chiến đấu mạnh gấp 3 lần F35. Khả năng hỏa lực mạnh, khả năng sống sót vượt trội. Người ta đánh giá F35 có những yếu điểm về thiết kế vốn chỉ có thể thay đổi nếu thiết kế mới hoàn toàn. Do đó F35 chỉ có thể hữu dụng ở những tình huống tác chiến thông thường, là loại máy bay trang bị phổ thông trong 1 hệ thống không lực chiếm nhiều tầng.

Trong đồ án thiết kế F35 có sự tham gia của gần chục nước đồng minh. họ có nhiệm vụ chi tiền để Mỹ nghiên cứu và sau đó sẽ bán máy bay cho họ. Anh là đồng minh quan trọng và là nhà góp vốn lớn nhất. Họ cần 1 loại máy bay ưu việt để thay thế những chiếc Tornado hay Harrier GR.9 vì những chiếc Su mới từ Nga đã vượt trội hoàn toàn so với những máy bay cũ của Anh.
Tương tự như vậy là Úc, Canada, Hà Lan. Tuy nhiên khi ra đời, những tính năng của F35 đã bị làm nhạt nhòa bởi F22. Không ai chịu nhận F35 theo kế hoạch góp vốn.

Mỹ phải viện dẫn lới quốc hội để có cớ từ chối bán F22. Nếu không thì tương lai của F35 có lẽ để làm kiểng.
Với những ưu điểm vượt trội, không trách không quân Mỹ rất muốn có đủ số F22 theo kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên chính quyền Obama đã quyết định ngân sách cho F22 sẽ dừng ở con số 187 chiếc.
Combat-Hammer-051018-F-6244S-025.jpg



Combat-Hammer-051017-F-2295B-139.jpg



F-22A-PACAF-Northern-Edge-2006-1.jpg



F-22A-Kadena-Deployment-3S.jpg



F-22A-Kadena-Deployment-1S.jpg


F-22A-PACAF-Northern-Edge-2006-5.jpg
 
  • Like
Reactions: ngtatliem
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
F22 được thiết kế với mục tiêu ban đầu là loại máy bay thâm nhập không phận địch và chiến đấu không chiến với lợi thế tàng hình. Tuy nhiên sau này những mục đích của nó đa dạng hơn, bao gồm ném bom chiến lượt các mục tiêu được bảo vệ kỹ trong đất liền, hoặc làm nhiệm vụ trinh sát, cảnh báo, phòng không.

Raptor là loại máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới với giá trị khoảng 120 triệu đô-la Mỹ mỗi chiếc, hay 361 triệu mỗi chiếc nếu tính cả chi phí phát triển. Tới tháng 4 năm 2005 tổng chi phí cho chương trình phát triển và chế tạo ít nhất là 70 tỷ đô-la Mỹ, và số lượng máy bay chế tạo đã giảm xuống còn 438 chiếc, sau đó là 381, và hiện còn 187 chiếc.



F-22A-Size-Comparison-4.png


Trở về quá khứ, Mỹ đã chế tạo những loại máy bay vượt trội để tiêu diệt các loại Mig 21, 23, 27 và Su 15/21. Tuy nhiên ưu thế đó đã không vượt trội khi LX có những phiên bản Su 27, Mig 29 với những thiết kế khí động học ưu việt. Với hệ thống rađa mũi Beyond Visual Range (BVR) cảnh báo sớm đã làm Su 27 chiếm ưu thế.
Mỹ buộc phải phát triển dòng máy bay F15 để có thể khắc chết được ưu thế của Su 27. Những cải tiến mới về động cơ giúp máy bay đạt tốc độ m1.4 trong 1 lần đốt, công nghệ tàng hình từ F117A và rađa thế hệ mới giúp phát hiện kẻ thù sớm hơn.
F22 ra đời khi kết hợp những thành công về công nghệ mới ở trên. Những công nghệ mới giúp F22 tồn tại ở 1 đẳng cấp riêng biệt mà không máy bay nào chạm tới được.

F_A-22A_weapons_load.png

Vũ khí treo bên trong máy bay, gồm bom JDAM dẫn đường bằng GPS và tên lửa AMRAAM. Máy bay phải giấu hết vũ khí để đảm báo tính tàng hình. Khoang máy bay mở rất nhanh và bom được thả nhờ tay đòn thủy lực.
F-22A-JDAM-Bay-2S.jpg


Bom GBU-39/B
GBU-39-F-22A-S.jpg


Rađa điện tử (AESA) chủ động của F22 là loại tốt nhất hiện nay, bắt mục tiêu xa và khó bị đối phương phát hiện. Có thể thay đổi tần số 1000 lần /giây giúp cho nó khó bị ngăn chặn bởi hệ thống nhiễu của đối thủ.
FA-22A-Radar-2005-APA.png


F-22A-Cutaway-3S.jpg



So sánh với F35
JSF_FA-22A-Params-1-APA.png


Máy bay cũng được trang bị mạnh để tác chiến trên biển.
Các từ viết tắt thường dùng:
Anti-Ship Missile Defences (ASMD)
Affordable Moving Surface Target Engagement (AMSTE)
Inverse Synthetic Aperture Radar (ISAR)

JDAM-AMSTE-CONOPS-1.png




USS-Schenectady-RF-2-S.jpg



F-22A-ASuW-1.png



F-22A-ASuW-2.png
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Công nghiệp hàng không dành cho quốc phòng là 1 quá trình khép kín. Khi máy bay thế hệ này hoàn tất thì thế hệ kế tiếp sẽ ra đời. Hiện nay Mỹ đã hoàn tất thế hệ 5 và bắt đầu thế hệ 6. Nga vẫn còn trong giai đoạn cuối của thế hệ 5. Có thể phải cuối năm sau mới có thể hoàn tất thử nghiệm. 1 giáo sư người Nga thừa nhận Nga đã sau Mỹ 20 năm trong công nghệ hàng không.

Hiện nay F22 đã hoàn tất, F35 trong chu kỳ cuối. Boeing đã hào hứng phác thảo 1 phiên bản máy bay thế hệ 6 gồm có chức năng UAV không người lái hoặc có người lái.
Hiện nay UAVs hầu như đảm nhiệm được hết các nhiệm vụ tiêu diệt địch trên mặt đất, cảnh báo, do thám. Tuy nhiên nếu gặp phải máy bay có người lái thì UAVs chịu chết.
Như vậy nếu Mỹ kết hợp 2 trong 1 cho 1 thế hệ máy bay mới thì sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Khi chiến đấu ở những chiến trường mà kẻ thù không có khả năng dùng máy bay chống lại thì Mỹ không cần người lái.

Từ khi không quân tách khỏi lục quân, hầu hết máy bay đều do không quân quản lý. Hiện nay bộ binh mới có chút chức năng quản lý các lại UAVs. Dự định sẽ triển khai tới tận mỗi đại đội. (hiện chỉ có cấp trung đoàn mới quản lý máy bay). Đây chính là chiến dịch mà chính phủ Obama muôn triển khai nhằm nâng cao năng lực tác chiến của bộ binh, bên cạnh xe chống bom và tăng cường áo giáp bộ binh, súng cá nhân.
Trong nội bộ Mỹ luôn có những cạnh tranh ngầm để dành khỏan tiền không lồ từ chính phủ. Và Không quân có lẽ không muốn chia sẽ cho bất cứ ai. Đó là lý do để có thể tin rằng thế hệ máy bay mới của Mỹ sẽ có thể bay tự động.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Không lực Thụy Điển với chiếc Gripen nội địa.

800px-Saab_JAS_39_Gripen_Czech_Air_Force.jpg


Gripen là loại máy bay thế hệ 4++
Năm 1978, chính phủ Thụy Điển quyết định trang bị cho không quân nước này các máy bay thế hệ thứ tư hiện đại, có thể sánh ngang với F-16 mà Mỹ hoặc loại Mig-29 của Liên Xô.
Tháng 6/1982, nhiệm vụ chế tạo chiếc máy bay này chính thức được giao cho công ty hàng không quân sự SAAB, công ty Ericsson và tập đoàn Volvo. Chiếc máy bay mới được mang mã hiệu JAS-39, với JAS có nghĩa là phòng không (J), tấn công mặt đất (A) và tuần tiễu (S) theo tiếng Thụy Điển.
JAS-39 Gripen được thiết kế là một chiếc máy bay đa nhiệm hạng nhẹ một động cơ, với chiều dài 12 m và sải cánh 8 m, nhỏ hơn chiếc F-16 (dài 14,8 m, sải cánh 9,8 m). Nhẹ hơn F-16 gần hai tấn nên Gripen JAS-39 khi chỉ có thể mang tối đa 6 tấn nhiên liệu và vũ khí, trong khi, F-16 có thể mang tới 11 tấn.

Về tốc độ chiến đấu và tuần tiễu thì hai chiếc máy bay này tương tự nhau về thông số kỹ thuật khi Gripen chỉ được trang bị một động cơ Volvo RM-12 với khả năng hoạt động chưa thực sự ấn tượng.
Tuy nhiên máy bay đặc biệt khi có hệ htống backup dữ liệu và khi hệ thống động cơ bị thiệt hại. Nó giúp máy bay duy trì trong 9 phút. Đủ để tìm chỗ đáp trong tình trạng khẩn cấp.
800px-Gripen_ag1.jpg


Thiết bị điện tử trên Gripen là sản phẩm của các công ty điện tử hàng đầu châu Âu với radar tầm xa PS-05 do Ericsson sản xuất, có khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng và tự động theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.

Nó cũng có thể dẫn đường cùng lúc cho bốn tên lửa không đối không tầm xa loại hiện đại nhất đang được trang bị cho NATO như AIM-120 AMRAAM, MBDA MICA tấn công bốn mục tiêu khác nhau.
Ngoài ra, hệ thống theo dõi hồng ngoại FLIR hay Saab IRortis IRST cũng cung cấp cho Gripen khả năng không chiến tầm gần mạnh mẽ. Hệ thống phân biệt bạn thù (IFF - Indentify Friend or Foe) TSC-2000 do Thales (Pháp) sản xuất khiến Gripen càng hiệu quả hơn trong những nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến.
Gripen hoàn toàn tương thích với các loại tên lửa đối khônng của phương Tây như AIM-120B AMRAAM, AIM-9L Sidewinder của Mỹ; MBDA MICA của Pháp hay RB-74 do Thụy Điển tự sản xuất.

Trong các nhiệm vụ tấn công trên mặt đất và trên biển, Gripen có thể sử dụng loại tên lửa chống hạm “nội địa” Saab RBS-15F với tầm bắn lên tới 250 km (tương đương với phiên bản tên lửa Harpoon hiện đại nhất của Mỹ và còn vượt hơn một chút so với tên lửa Kh-41 Moskit của Nga) hay tên lửa đối đất Taurus KEPD - sản phẩm hợp tác của Thụy Điển và Pháp có tầm bắn lên tới 350 km.
KHCN-JG-08.jpg


mfd3.jpg


l-panel.jpg


mfd1.jpg


Điểm mạnh nhất của JAS-39 Gripen là giá thành bảo trì rất thấp so với các máy bay cùng loại của Mỹ hay Nga. Điều này cho phép máy bay có độ tin cậy cao trong các cuộc chiến khi điều kiện bảo dưỡng khó khăn hơn rất nhiều so với ngày thường.
Không những thế, Gripen có thể cất cánh và hạ cánh trên những đường băng gồ ghề chỉ dài 800 m và rộng 9 m, rất thích hợp cho các tình huống khẩn cấp khi các sân bay bị đánh phá nặng nề.
Vì những khả năng ưu việt của mình nên mặc dù rất đắt tới 55 triệu USD, Gripen vẫn nhận được rất nhiều hợp đồng cung cấp. Cụ thể, khách hàng chính là không quân Thụy Điển đã ký hợp đồng mua 204 chiếc Gripen, trong đó có 28 chiếc loại hai chỗ ngồi. Khách hàng trong khối NATO là Hungari và Séc cũng đã mua mỗi nước 14 chiếc Gripen để thay thế loại Mig-21 cũ.

Ngay cả những quốc gia ở xa như Nam Phi hay Thái Lan cũng tỏ rõ sự quan tâm của mình tới chiếc máy bay này. Nam Phi ký hợp đồng mua 26 chiếc, giao hàng từ năm 2008 đến 2012 và Không quân Hoàng gia Thái Lan mua 6 chiếc, bắt đầu giao hàng từ năm 2011 để thay thế các biên đội F-5 do Mỹ trang bị hết hạn sử dụng.
800px-Gripen_3.jpg



800px-JAS_39_landing_at_Kecskem%C3%A9t_2007.JPG


Hệ thống ghế an toàn có thể hoạt động với nhiều tốc độ
up to speeds of 1150 km/h at low altitude and Mach 1.8 at high altitude
up to an altitude of 16 km
at zero altitude and zero speed
down to an altitude of 100 m during inverted flight
down to an altitude of 700 m during a vertical dive
during G loads between +6G and -3G
mbmk10ls.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
phuocgia nói:
hình con tàu bị dính bom kia có phải là tác phẩm của F-22 để lại ko bác sinhvien, thanks bác cái vì bài viết hay

cái này là test khả năng của bom làm việc chứ không phải của F22.
Loại bom JDAM dẫn đường bằng GPS được cập nhật thông tin bằng máy bay cảnh báo E-8C JSTARS.
Đó là kịch bản mà F22 sẽ làm.
ResultantFury-strategy.jpg

Schenectady-floating%20wreck.jpg



LST%201185-c.jpg


Loại bom này xuyên phá bề mặt để nổ ở tầng dưới, làm tàu mau chìm hơn là loại nổ bề mặt. Ngày xưa chưa có loại bom này nên nhiều tàu chiến bị cả chục trái bom từ máy bay vẫn thảnh thơi không chịu chìm.
Ví dụ chiếc Bismarck của Đức thời thế chiến, nó bị cả hạm đội tàu sân bay và tuần dương hạm của Anh bao vây, thả bom mãi mới phá hủy pháo chính, nhưng không thể đánh chìm. Bị ngư lôi nên nó hư chân vịt. Cuối cùng biết không thoát nên hạm trưởng ra lệnh đánh đắm tàu rồi tự sát theo tàu.



Warship-JDAM-SBD-1.png
 
Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
F22 ngày xưa mình lái hoài.
Đi đánh mang bom theo thả sướng thật, F22 nó có hệ thống xác định khoảng cách độ cao cũng như tốc độmáybay, từ đó phi công tính được chỗ nào bom rơi xuống khi đang bay ngang mặt đất mà không cần bổ nhào như bọn F4, F105 ném bom thời chiến tranh VN.
Còn với bom điều khiển thì thôi, định vị mục tiêu xong bấm 1 cái là xong
( là đang nói chuyện chơi game F22 Raptor đây hehehe).
Bọn Thụy Điển mua máybay chiến đấu làm quái gì nhỉ? Chẳng ai đe dọa nó vì nó trung lập, mà chiến tranh xảy ra thì nó cũng chẳng đánh đấm được gì. Thời kỳ Viking qua lấu lắm rồi
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Su 27-sự trở mình của Sukhoi.

Trong các loại máy bay hiện nay thì Su 27 là cái tên rất quen thuộc. Hiện nay những mẫu hiện đại hơn của Sukhoi đều bắt nguồn từ người tiên phong Su 27 này.
Ra đời trên giấy lần đầu vào năm 1970 với mcụ tiêu đánh bại thế thượng phong mà Mỹ đang chiến giữ trên không. Su 27 cạnh tranh với F14 tomcat, F15 Eagle, F16 và F18.
Dự án Su 27 gặp nhiều trắc trở về kỹ thuật, đến khi Mikhail Somonov về làm tổng công trình sư thì ông thiết kế laọi hoàn toàn. Chỉ giữ lại phần bánh và ghế bay.
Đến năm 1986 thì Su 27 hoàn tất và đưa vào sử dụng.
Mặc dù được trang bị tên lửa đối đất nhưng ban đầu Su 27 được sử dụng với mục đích dùng ưu thế về sự cơ động đánh thọc sâu vào đội hình địch để tiêu diệt máy bay tiếp dầu và máy bay cảnh báo xa. Đó là chiến lược mà LX đề ra để chống lại NATO, vì lX hiểu được mối nguy từ hệ thống cảnh báo AWACS.
Cho tới hôm nay những thế hệ sau như SU 30, nó vẫn là máy bay không chiến mạnh chứ không phải là máy bay hỗ trợ mặt đất.

su27_2.jpg



su27_7.jpg


Động cơ của phiên bản đầu tiên AL31F
su27_6.jpg



Những bước cách mạng mà thế hệ máy bay thứ 4 mang lại rất ấn tượng. Nó mở ra 1 kỷ nguyên mới trong ngành hàng không quân sự. Máy tính được đưa vào để giao tiếp với phi công. Những cơ cấu trước kia như thủy lực, dây cáp được thay đổi bằng những dây dẫn tín hiệu.
Trong máy bay là cả 1 bộ máy tính hoạt động với tần xuất cao. Nó thay đổi thông số để giữ cho máy bay ở 1 trạng thái cân bằng và nó điều chỉnh để máy bay luôn nằm trong 1 mức giới hạn cho phép dù phi công có điều khiển quá tay.
Để tăng tính cơ động bản thân máy bay phải được phát triển với 1 kết cấu không ổn định. Nếu nó có kết cấu ổn định thì sẽ không linh hoạt, ví dụ máy bay chở khách. máy tính được ứng dụng để giúp phi công điều khiển máy bay dễ dàng hơn, trong 1 giây nó cập nhật cả ngàn thông số để máy bay ổn định.
Su 27 có kết cấu bất cân xứng theo trục xoay ngang ở góc nâng phần mũi máy bay, giúp nó có những cú lộn vòng hay biểu diễn "rắn hổ mang" ấn tượng.
Trong khi đó F16 được phát triển theo kiểu bất đối xứng ngang giúp nó có thể lật ngang rất nhanh.

Về trang bị vũ khí thì chúng ta đầu biết, các loại thế hệ 4 trở lên đều có vũ khí tự dẫn đường. Khóa đối thủ bằng hồng ngoại, rađa chủ động hoặc bán chủ động.
Đây là những cuộc đua không bao giờ chấm dứt. Ngày xưa tên lửa dò hồng ngoại để phát hiện nhiệt chủ yếu từ đuôi máy bay. Vì vậy đề phóng tên lửa phải lựa thế chứ không thể bắn rồi quên. Để chống lại yếu điểm này, các hãng máy bay lại sáng chế các kiểu để tản nhiệt, hạn chế sức nóng ở đuôi.
Đến lượt các hãng vũ khí sáng chế loại dò sức nóng từ sự ma sát của lớp vỏ máy bay. Như vậy thì không cần phải tìm vị trí thích hợp để bắn tên lửa.
Cuộc chơi lại trở về với hãng hàng không khi họ phải tìm vật liệu để hạn chế sức nóng từ ma sát...Đó là cuộc rượt đuôi không biết bao giờ chấm dứt.
Ngày nay những loại tên lửa thông minh tự nhận biết đâu là nguồn nhiệt giả, đâu là máy bay thật.
Khi đó thì máy bay không còn là ưu điểm chủ yếu nửa. Nếu có tiền mua máy bay nhưng không đủ tiền mua vũ khí tân tiến thì máy bay xịn chỉ làm mồi thôi.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Su 35- thiết kế cuối cùng của thế hệ 4++
Hiện tại Nga đang hoàn thiện giai đoạn cuối máy bay thế hệ 5. Vì vậy số phận Su 35 đang bấp bênh, ban đầu nó được phát triển với mục tiêu khõa lấp phần trống mà máy bay thế hệ 5 để lại. Tuy nhiên nguồn ngân sách là 1 rào cản lớn cho những dự án của Nga. Hiện nay khi thế hệ 5 sắp ra đời thì không quân Nga vẫn chỉ có 15 chiếc được bàn giao.

Dự án ra đời năm 1985 và đưa vào sử dụng năm 1995. Hiện nay Su 35S là phiên bản mới nhất mà không quân Nga đang đặt hàng.
Su-35S-KnAAPO-2P-1S.jpg



Trang bị vũ khí của SU 35
Su-35-KNAAPO-Brochure-Loadouts-2008.png



Su-35-1-Cockpit-1S.jpg



Su-35S-KnAAPO-2P-14S.jpg



Những thiết kế từ Su 27 tờ lên
Su-30M-Growth-S.png


Irbis-BARS.png




Su-30-AAMs.png



Vũ khí không đối không và tầm bắn

russian-aams.png



Su-30MK+Kh-31-2.png




So sánh với F35 và F18
JSF-vs-Su-30MK-2A.jpg


hệ thống vũ khí của 2 bên. cái này nhờ cao kiến của các bác. Nhìn qua tầm bắn của Su hơi bị ngon, bỏ qua việc chính xác hay không nhé :D
Su-30MK-BVR-2.jpg


Nhìn sơ qua chúng ta sẽ thấy Nga tiếp tục theo đuổi 1 mục tiêu riêng. Nếu tính tàng hình của F22 là 1 viên bi trên rađa, của F35 là 1 quả bóng chơi golf thì Nga không theo xu hướng đó. Họ tin vào máy phát tia plasma cho thế hệ máy bay 5. Còn hiện tại thì chơi bài ngửa.
Những tên lửa tầm xa của Su sẽ tận diệt những mục tiêu bay có khả năng không chiến kém, E-3 AWACS, RC-135V/W Rivet Joint, E-8 JSTARS, E-10 MC2A ...
Nga nhận biết học thuyết quân sự của phương Tây bao giờ cũng triển khai ồ ạt dựa trên 1 hệ thống thông tin rộng. Từ các máy bay cảnh báo xa Mỹ sẽ phát hiện máy bay địch để các loại Fxx tiếp cận ở 1 góc mà đối phương không phát hiện ra, dù Fxx không có lợi thế tầm rađa xa nhưng nếu tiếp cần gần thì sẽ bắt chết đối thủ. và Su ra đời với mục đích đánh bại mô hình đó. Hiện nay Su vẫn luôn quảng cáo về tính năng này cho các nước tham khảo.

Mọi kiểu đánh đều có mặt hay của nó. Ai cũng nhận biết không thể đánh bại Mỹ nếu tiếp trực diện. Nhưng nếu có khả năng làm Mỹ tổn thất thì sẽ ngăn sự hiếu chiến của Mỹ. Đó cũng là 1 phần lý do mà Mỹ và các đồng minh chê F35. Nếu so với Su 35 thì có thể nó hơn về tính năng tàng hình, khiến cho rada dối thủ mất tác dụng chứ về tầm vũ khí nó không bằng. Ở đây chúng ta nói về mặt lý thuyết, chứ độ chính xác của tên lửa và khả năng quét của rađa là 1 chuyện. Công nghệ mới làm cho sự phản xạ sóng rada bị lệch, khiến nó phát đi mà không thu về được. Và nếu tên lửa bắn ra nhưng đầu phát của tên lửa không bằng từ máy bay thì việc tìm dẫn cũng rất khó. Cho nên yếu tố tàng hình khá quan trọng. Nga chấp nhận thua lỗ để bù bằng thế mạnh rada. coi như hòa cho tới khi có đối đầu trực tiếp.:D
Chúng ta chờ đợi tới các kỳ tập trận tiếp theo mới biết. các kỳ tập trước Mỹ muốn xem thử Su 30MKI của Ấn nhưng Ấn giấu bài do Mỹ từ chối mang bản F16 mới nhất ra thử. Khi 2 bên đồng ý thử loại mới nhất thì Su 30 của Ấn có tính năng vượt trội hơn F16 của Mỹ bản mới nhất. Đây là chuyện bên lề thôi chứ không có tin chính thức.
Có thể các lần tới Mỹ chưa lộ bài F35. Vì nó mới quá, nhở bị thua thì mặt mũi để đâu, vả lại F35 chưa thật sự hoàn thiện.

SEA-Aust-Map-2CB.png


Hiện nay TQ cũng có máy bay 4+ nhưng họ vẫn khoái Su 30 của Nga. Có thể J10 của TQ đủ tính năng để so sánh, đủ sức mạnh và tầm bay xa. Nhưng về phần rađa và vũ khí, liệu nó có bắt dính được đối thủ, có phân biệt nhiễu hay không, và có đủ sức tránh thoát tên lửa đối thủ???
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
F35- kẻ chiến thắng trong cuộc đua máy bay thế hệ 5

F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp(JSF), là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.

Máy bay F35 có vẻ như là người em của F22 và thật sự như vậy. Nó chia sẽ phần cứng lần phần mềm với F22. Do thừa kế nhiều phần kỹ thuật ưừ F22 nên giá thành của F35 đã giảm bớt khá nhiều do không phải chi cho khâu nghiên cứu.

JSF-Proto-AA-1-First-Flight-5.jpg


Máy bay chỉ có 1 động cơ phản lực đốt 2 lần. Phiên bản F35 B dùng cho hải quân sẽ có thêm 1động cơ nâng nằm phía dưới bụng máy bay giúp nó cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Việc có 1 động cơ đuôi lại thích hợp với phiên bản hạ cánh đứng do nó không sợ bị tình trạng mất cân bằng nếu 1 động cơ hỏng như các phiên bản harrier.

JSF-STOVL-Cutaway-1S_PlusNewIOCWgts.jpg

Hình dáng rất giống nhau, F22
000-FA-22A-Nose-S.jpg



F35
JSF-Proto-AA-1-2006-4.jpg


Những lá cờ trên thân máy bay là những quốc gia góp vốn trong dự án này.
JSF-Proto-AA-1-First-Flight-1.jpg


Hệ thống hiển thị thông tin trên mũ phi công, cái này không phải mới vì bản Gripen của Thụy Điển cũng
có, tuy nhiên F35 là mẫu đầu tiên từ bỏ hệ thống hiển thị thông tin truớc mặt. (head-up display)

JSF-EO-Systems-1S.jpg



Hiện tại F35 gặp vấn đề về tiến độ phát triển. Sự ra mắt chậm trể khiến cho việc sx đại trà bị chậm hơn, việc sản xuất đại trà chỉ bắt đầu vào 2012 và kết thúc 1 thập niên sau đó. các đồng minh rất quan tâm việc này. Vì mua 1 chiếc năm 2020 sẽ rẻ hơn 1 chiếc vào 2012. Bao giờ chi phí cho phiên bản đầu cũng mắc hơn, chưa kể làm vỡ kế hoạch thay thế máy bay cũ. Đáng lẽ các đồng minh sẽ nhận máy bay sớm hơn, nhưng hiện nay đã trễ kế hoạch.
Bảng tiến độ hoàn thành
JSF-Schedule-2006-1S.jpg



Trang bị vũ khí của máy bay, sắp tới họ còn nghiên cứu ứng dụng laọi vũ khí laser

JSF-Weps-Stations-2-2006-1S.jpg



Threshold-Weps-2005-1.png



Khác với các loại Su của Nga, máy bay F35 có nhiều ưu điểm để tấn công mặt đất. Do đó Israel rất kỳ vọng vào loại máy bay này để thay thế dần F16. Khỏi nói thì chúng ta cũng biết mục tiêu của họ, đó là các lò phản ứng ở Iran.
Trong quá khứ Israel từng nhiều lần dùng F16 thâm nhập vào lãnh thổ các nước khác. Tiêu biểu và nổi tiếng nhất là kế haọch đánh lò phản ứng của Iraq. Thật ra chiến dịch đó họ hợp tác với Iran. đợt đầu tiên Iran có nhiệm vụ đánh phá lò bằng những chiếc F4E phantoms nhưng không thành công, đợt sau chính Israel dùng các phi đội F16 có iran hỗ trợ tiêu diệt các cụm phòng không thì mới tiêu diệt được kế haọch sở hữu vũ khí hạt nhân của Iraq.

Mới đây hơn là chiến dịch đánh lò phản ứng của Syria. từ nguồn tin tình báo Israel phát hiện Syria được các chuyên gia Bắc hàn giúp xây dựng 1 lò phản ứng. Họ phái 1 đội đặc nhiệm dùng trực thăng đột kích vào khu vực lò phản ứng để do thám và xác định có phải lò phản ứng hay không. Sau khi chắc chắn thì họ đã đánh xập lò 1 tuần sau đó. Không hề có 1 chút tổn thất và các bên cùng im lặng cho tới khi Bắc Hàn lên tiếng do chuyên gia của họ bị thiệt mạng.

Từ các tiền lệ đó cho thấy Israel rất ngán 1 quốc gia ở Trung Đông có vũ khí hạt nhân, đặc biệt là Iran, 1 nước thẳng thừng tuyên bố xóa xổ Israel.
Israel tứng tập trận 1 kế hoạch bay 1000km đánh bom mặt đất. Mọi người cho rằng họ diễn tập để đánh Iran, tuy nhiên mọi chuyện êm dịu sau đó.
1 vài nhận định đưa ra:
Có thể Iran vẫn chưa đủ tiềm lực để làm bom.
Iran đang sắp bầu cử nên Mỹ và Israel hy vọng sẽ thay đổi tổng thống, qua đó Iran thay đổi chiến lược (tuy nhiên hiện nay chúng ta biết không có gì thay đổi)
Như vậy ít nhất trong 4 năm Iran vẫn coi Israel cần bị xóa sổ. Do đó người trông mong F35 nhất có lẽ chính là Israel. Họ cần 1 máy bay tấn công mặt đất mạnh, có tính tàng hình để vượt qua hệ thống phòng không hơi bị hiện đại của Iran.
Mọi thứ cho thấy Trung Đông chưa thể yên bình, dù Mỹ có bình định Iraq hay Afghanistan thành công.