Lịch sử Citroën

Hồi tôi còn nhỏ, đối diện phía xéo nhà tôi là nhà ông Ba Tắc-xông. Cái tên nghe như tiếng Tây của ông cũng không cần ai phải giải thích, vì trước cửa nhà ông có một chiếc xe hơi màu đen, to và kềnh càng. Ông ngoại tôi nói đó là xe Tắc-xông của Tây và tôi thì chưa thấy ông Ba chạy chiếc xe đó bao giờ, và nó hình như cũng không hề lăn bánh kể từ khi tôi nhìn thấy nó lần đầu tiên. Có lần tình cờ tôi vô nhà ông, lúc đó mới có dịp nhìn gần thì nhận thấy chiếc xe dường như đã hư, bốn vỏ xẹp lép, bên trong bụi bám lên ghế dày cả lớp. Nghe nói ông Ba Tắc-xông ngày xưa đã từng đi du học ở Pháp, sau đó về nước cũng làm cho người Pháp, và ông đã từng sử dụng chiếc xe này.
Đó hình như là ấn tượng đầu đời của tôi về xe hơi, và tôi vẫn còn nhớ như in vẻ đẹp kiêu hãnh của nó, mà sau này lớn lên tôi mới biết tên đầy đủ của nó là Traction Avant do hãng Citroën chế tạo. Nước sơn đen tuyền, hai vè trước cong lượn đầy kiểu cách, cản xe mạ crôm bóng loáng, 2 chữ V ngược đặt trên nền kẻ sọc thoáng đãng của mặt nạ ở đầu xe. Hai đèn pha thì giương lên như cặp mắt của chú ếch, nhưng đầy vẻ quý phái...
Một chút hồi ức để mở đầu cho bài này, về hãng xe Citroën và các mẫu xe tiêu biểu…
<hr/>
Citroën là một hãng sản xuất xe hơi của Pháp, được thành lập vào năm 1919 bởi André Citroën. Ngày nay hãng này là một phần của tập đoàn PSA Peugeot Citroën Group.
Nguyên thủy là một hãng chế tạo xe cho thị trường đại chúng cùng với những thiết kế mộc mạc, nhưng vào năm 1934 Citroën đã gây chấn động thế giới bằng phát minh dẫn động cầu trước mang tên Traction Avant (1934-1956). Cho đến tận thập niên 1980, Citroën vẫn được cho là hãng xe có phong các thiết kế rất độc đáo. Các mẫu xe đáng chú ý khác về sau có thể kể như chiếc H Van (1947-1981, "HY"), chiếc 2CV (1948-1990, hay "Vịt con xấu xí"), DS (1955-1975, "Nữ thần") và chiếc CX (1974-1989).
Câu chuyện về Citroën bắt đầu từ André Citroën cũng là người sáng lập công ty. Sau thời gian phục vụ trong quân đội Pháp, ông mở một doanh nghiệp riêng chuyên sản xuất các loại bánh răng của hộp số. Đến năm 1919 thì hãng của ông bắt đầu chế tạo xe hơi, đầu tiên là mẫu Type A.
Type A



Vào năm 1924, Citroën bắt đầu quan hệ làm ăn với một kỹ sư người Mỹ tên là Edward Gowan Budd. Kể từ năm 1899 ông Budd đã phát triển loại khung thép định hình để chế tạo các toa xe lửa. Sau đó ông tiếp tục sản xuất thân xe bằng thép cho rất nhiều hãng xe, đầu tiên là hãng Dodge. Citroën là hãng đầu tiên tại Châu Âu giới thiệu loại thân xe hoàn toàn bằng thép vào năm 1928. Vào năm 1930, ông Budd đã sáng chế cho Citroën một mẫu thân xe liền một khối và dẫn động cầu trước và là tiền thân của chiếc Traction Avant 7CV (5kW) ra mắt năm 1934. Chiếc xe này đã tạo nên một khuôn mẫu cho các hãng xe khác noi theo trong suốt 30 năm sau đó, ví dụ như Mini, Volkswagen và nhiều hãng khác.
Vào buổi đầu thì những chiếc xe này bán rất chạy, nhưng các hãng cạnh tranh vẫn còn sử dụng kết cấu bằng gỗ cho thân xe, và họ đã cho tung ra loại xe có thiết kế khí động học. Citroën thì coi như bó tay vì không thể tái thiết kế thân xe của mình và vì vậy nó bắt đầu trở nên lạc hậu và lỗi thời. Vượt qua những trở ngại về kiểu dáng, xe Citroëns vẫn được bán rất nhiều chỉ vì một ưu điểm là giá rẻ, và đây cũng là điều làm cho hãng xe bị thua lỗ. Hoàn cảnh này đã thôi thúc André Citroën phát triển chiếc Traction Avant, một chiếc xe đầy chất sáng tạo khiến cho các đối thủ cạnh tranh khác phải "tắt đài". Nhưng việc chạy đua để đạt thành quả trong việc phát triển chiếc Traction Avant cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí và góp phần làm suy yếu tình hình tài chính của công ty.
Với chủ định giới thiệu khả năng vận hành của xe tại các vùng hiểm trở, Citroën cũng từng đứng ra bảo trợ các đoàn thám hiểm tại Châu Á (Croisière Jaune) và Châu Phi (Croisière Noire). Các đoàn thám hiểm luôn bao gồm các nhà khoa học và các nhà báo, nên về phương diện thông tin đại chúng thì coi như thành công tốt đẹp.
Đến năm 1934, các khoản nợ nần đã làm cho Citroën có nguy cơ bị phá sản, và cổ đông lớn nhất lúc bấy giờ là hãng vỏ xe Michelin đã giành được toàn bộ quyền điều hành.
Năm 1948 Citroën cho ra mắt mẫu xe 2CV tại Triển lãm xe Paris.
1960 2CV

Năm 1955 thì mẫu xe DS được giới thiệu. Đây là mẫu xe đầu tiên chính thức sử dụng hệ thống giảm xóc hơi thủy lực (hydropneumatic) huyền thoại của Citroën. Trước đó hệ thống này đã được thử nghiệm trên những chiếc Traction đời cuối. Chiếc DS có tính năng trợ lực cho các hệ thống lái, thắng và giảm xóc. Hệ thống cao áp tương tự cũng dùng để kích hoạt các piston nằm dưới nắp hộp số, nhằm vận hành bộ ly hợp. Đây là một kiểu hộp số bán tự động được Citroën đặt tên là "Citromatic". Hệ thống thủy lực cao áp này đã hình thành nên một nền tảng cho nhiều loại xe Citroen trong nửa sau của thế kỷ 20, bao gồm các mẫu SM, GS, CX, BX, XM và Xantia.
Năm 1965 Citroën mua lại hãng xe Panhard của Pháp với hy vọng sử dụng các chuyên môn về dòng xe hạng trung của Panhard để bổ sung cho các dòng sản phẩm vốn có là loại xe nhỏ rẻ tiền (như là 2CV, Ami) và loại lớn đắt tiền (như là DS, ID). Năm 1967 Citroën giành được quyền điều hành Maserati, một hãng xe thể thao của Ý, và cho giới thiệu mẫu xe thể thao Grand Tourer SM được gắn động cơ V6 của Maserati. Ra đời không đúng thời điểm vì bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng dầu hỏa, chiếc Grand Tourer cũng nhanh chóng mất dạng vì không đạt lợi nhuận.
Sự kết hợp với Maserati đã gây nên những thua lỗ trầm trọng, kéo theo những chi phí bảo hành "trời ơi" cho các mẫu xe hay bị bệnh như GS và CX, dẫn đến kết cục là Peugeot đã mua lại Citroen vào năm 1976. Sự sát nhập này tạo nên một tập đoàn mới có tên PSA Group.
Trong thập niên 1980, các mẫu xe Citroën đa phần dựa trên nền tảng của xe Peugeot. Mẫu BX 1982 vẫn sử dụng hệ thống giảm xóc hydropneumatic, nhưng được trang bị động cơ có nguồn gốc Peugeot. Vào cuối những năm 1980, PSA thường sử dụng chung các thành phần cơ bản cho cả hai hiệu xe. Ví dụ mẫu XM có cùng động cơ và khung sườn với chiếc Peugeot 605, còn mẫu Xantia 1993 thì trừ lớp vỏ bề ngoài ra, còn lại giống y như Peugeot 406.
Citroën đã phát triển một dòng xe nhỏ tại Romania với tên gọi Oltcit, và cũng đồng thời được bán dưới tên Citroen Axel.
Tính cách tiếp cận năng động về thiết kế cũng như kiểu dáng của Citroen đã bị bóp nghẹt dưới sự cai trị bảo thủ của Peugeot. Chiếc 2CV lí lắc rốt cuộc cũng bị khai tử vào ngày 27-7-1990, sau khi dây chuyền sản xuất được đưa từ Pháp sang Bồ Đào Nha năm 1988.
Mặc cho những rắc rối giữa Peugeot và Citroen, Citroen vẫn tiếp tục truyền thống sáng tạo của mình bằng những mẫu xe mới như C2 và Xsara Picasso. Thậm chí nó còn được mở rộng sang các thị trường mới như Trung Quốc, nơi mà chiếc C3 và Xsara luôn sát cánh cùng các mẫu nội địa như ZX Fukang và Elysée. Việc giới thiệu những mẫu mới hơn như chiếc C6, mẫu xe được mong đợi lâu nay để thay thế chiếc XM, cho thấy Citroen vẫn cam kết không ngừng sáng tạo trong thế kỷ 21.
nguồn tổng hợp từ Internet
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
North2000
Ngày đăng:
Người đăng:
ridervietnam
Ngày đăng:
Người đăng:
Cá hô
Ngày đăng: