Hạng B2
1/12/20
195
757
93
52
Về việc dưới dạ cầu Rạch Chiếc (TP Thủ Đức) vào khu dân cư Rạch Chiếc bị ngăn bằng các khối bê-tông khiến người dân quanh không thể di chuyển khiến nhiều người bức xúc.

Đường dưới chân cầu Rạch Chiếc bị chặn: Không sai phạm mà làm đúng kế hoạch


Bạn đọc thắc mắc việc ngăn đường là chủ trương của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM hay của nhà đầu tư BOT xa lộ Hà Nội? Nếu ngăn đường buộc người dân phải đi qua trạm thu phí và phải tốn phí mới vào được trung tâm thành phố..

Chặn dưới dạ cầu là thực hiện đúng kế hoạch của thành phố​

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM, cho biết từ tháng 5/2022, đoạn đường rẽ vào dạ cầu Rạch Chiếc bị đóng theo phương án tổ chức giao thông của thành phố. Chủ đầu tư dự án BOT xa lộ Hà Nội đã thực hiện thi công, tổ chức giao thông đúng kế hoạch được duyệt.

Trước đây, một số phương tiện thường lưu thông từ đường tạm dưới dạ cầu quay ngược vào trung tâm thành phố, vừa nguy hiểm vừa gây ùn tắc giao thông giờ cao điểm. Phương án tổ chức giao thông mới nhằm hạn chế phương tiện rẽ qua điểm giao cắt để lên cầu, tránh nguy hiểm cho người lưu thông. Ngoài ra, dự án BOT xa lộ Hà Nội được áp dụng từ cầu Sài Gòn cho đến cầu Đồng Nai nên phương tiện nào lưu thông qua đoạn đường trên đều phải thu phí theo quy định.

Đường dưới chân cầu Rạch Chiếc bị chặn: Không sai phạm mà làm đúng kế hoạch


Riêng đoạn đường bên dạ cầu Rạch Chiếc theo quy hoạch là để trồng cây xanh và một số hạ tầng kỹ thuật khác. Khi dự án chưa triển khai thì có thể làm đường tạm cho người dân lưu thông. Tuy nhiên, khi dự án hoàn tất, đưa vào khai thác thì cần thực hiện đúng quy hoạch.

Đại diện Sở GTVT cũng cho biết trong quyết định cho phép thu phí của UBND TP HCM có chính sách miễn, giảm phí cho các hộ dân có ô tô không kinh doanh trên mặt tiền đường Song Hành xa lộ Hà Nội.

Sáng 6/7, 2 đường bên hông xuống dạ cầu Rạch Chiếc có biển cấm đi ngược chiều nhưng một số xe máy vẫn cố tình đi ngược chiều, gây mất an toàn giao thông.

Tại dạ cầu, ô tô từ 7 chỗ vẫn lưu thông bình thường, chỉ có xe tải nặng bị hạn chế qua dạ cầu nhằm bảo đảm an toàn cho dạ cầu với chiều cao khống chế 2,3 m. Tại đây, không còn khối bê-tông chặn đường. Theo người dân sống ở khu vực này, việc cấm xe lưu thông ngược chiều được thực hiện từ năm ngoái. Dù vậy, một số ô tô vẫn đi ngược chiều để tránh trạm thu phí và việc này gây mất an toàn giao thông.

Đường dưới chân cầu Rạch Chiếc bị chặn: Không sai phạm mà làm đúng kế hoạch


BOT Thu tới cầu Sài Gòn 2

Liên quan việc đóng đường tạm hai bên hông cầu Rạch Chiếc, Công ty Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII - chủ đầu tư dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội) khẳng định, đơn vị không cố tình ngăn đường khiến các phương tiện phải đi qua trạm thu phí để tận thu.

Công ty chỉ hoàn thành thi công theo đúng phương án thiết kế được thành phố duyệt, đảm bảo an toàn giao thông cho tất cả phương tiện.

Theo phương án được duyệt, sau khi thi công xong đường song hành, khuôn viên đất của hai đường tạm sẽ được trồng cây xanh, thuộc hành lang bảo vệ công trình. Do mảng xanh chưa hình thành, một số hộ dân đã sử dụng đường tạm để đi xe máy lên cầu Rạch Chiếc vào trung tâm thành phố.

Dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 (đoạn từ ngã ba Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn) có lý trình bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn (phía quận 2 cũ) đến cầu Đồng Nai, bao gồm cầu Rạch Chiếc và đi ngang khu dân cư Bắc Rạch Chiếc, phường Phước Long A.

Do đó, các phương tiện đi trên lý trình này là đã sử dụng phần đường của dự án. Nhiều người dân, chủ phương tiện đã hiểu nhầm dự án chỉ nằm trong đoạn từ ngã ba Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn (không đi qua các khu dân cư nói trên), nên đã bức xúc khi phải trả phí BOT vì cho rằng "tôi không đi qua dự án".

Vậy túm ý của sở GTVT và công ty chủ đầu tư BOT xa Lộ HN là "việc rào lại dưới chân cầu đó là nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, thực hiện đúng quy định của thành phố. BOT XLHN và QL1 đó thu cho đường từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai nên các anh né trạm là sai rồi".
Theo nld.com
 
Hạng D
16/11/20
2.647
7.901
113
37
Túm cái váy là đúng quy định, không ai sai phạm, chỉ có dân đi sai chứ không có ai làm sai mà sở dĩ quy định đặt ra là vì an toàn của dân nên dân chịu khó vòng lên qua BOT đóng phí giùm. Chúc mừng các anh có ô tô sống ở khu này.
P/S: cho em thắc mắc tí là từ lúc BOT đó thu phí lại thì trước đó từ khúc cầu Sài Gòn đến trạm BOT có sửa chữa, nâng cấp gì không vậy mấy anh ?? Sao em không có ấn tượng gì vậy ??
 
Tập Lái
11/9/15
16
13
3
Túm cái váy là đúng quy định, không ai sai phạm, chỉ có dân đi sai chứ không có ai làm sai mà sở dĩ quy định đặt ra là vì an toàn của dân nên dân chịu khó vòng lên qua BOT đóng phí giùm. Chúc mừng các anh có ô tô sống ở khu này.
P/S: cho em thắc mắc tí là từ lúc BOT đó thu phí lại thì trước đó từ khúc cầu Sài Gòn đến trạm BOT có sửa chữa, nâng cấp gì không vậy mấy anh ?? Sao em không có ấn tượng gì vậy ??
Nó mở rộng đường ở tít khu Tân Vạn bên Biên Hòa á bác, ko thu ở đó vì ít tiền hơn ở đây =]]
 
Hạng B2
22/12/10
211
246
43
38
Mình ngồi đây hóng mấy anh sống khu này vào cmt
mở rộng" đoạn XLHN-Cầu SG thì nó thu xong rồi, trạm này là thu cho đoạn mở rộng Tân Vạn - Suối Tiên thôi. mà nó đặt trạm ở đây, người dân 2 bên phản đối thì nó lấy danh sách, biển số, kêu miễn trừ xe mà 2 năm nay ko có bất kỳ ai đc miễn trừ.
 
Hạng D
18/2/10
3.132
2.894
113
SG có mấy cái đường, mấy cái cầu mà chỗ nào cũng thu, chả bù cho HN, tội nghiệp, ngõ nhỏ phố nhỏ ... mà toàn cầu siêu lớn, đường siêu lớn :D
 
Hạng C
20/9/19
558
1.323
93
44
mở rộng" đoạn XLHN-Cầu SG thì nó thu xong rồi, trạm này là thu cho đoạn mở rộng Tân Vạn - Suối Tiên thôi. mà nó đặt trạm ở đây, người dân 2 bên phản đối thì nó lấy danh sách, biển số, kêu miễn trừ xe mà 2 năm nay ko có bất kỳ ai đc miễn trừ.
"Dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 (đoạn từ ngã ba Trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn) có lý trình bắt đầu từ chân cầu Sài Gòn (phía quận 2 cũ) đến cầu Đồng Nai, bao gồm cầu Rạch Chiếc và đi ngang khu dân cư Bắc Rạch Chiếc, phường Phước Long A."
Thế rốt cuộc là sao nhể
 
  • Like
Reactions: bstangquocchi
Hạng D
1/4/15
1.217
2.243
113
SG có mấy cái đường, mấy cái cầu mà chỗ nào cũng thu, chả bù cho HN, tội nghiệp, ngõ nhỏ phố nhỏ ... mà toàn cầu siêu lớn, đường siêu lớn :D
Thì cơ chế đặc thù sáng tạo cho sg có tiền đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu nộp về hn làm tiếp các vành đai 5-10, xây tiếp 10 cái cầu qua sông hồng tương ứng, sông nó to mấy lần sông sg nên phải làm nhiều cầu cho hoành tá tràng, chờ thu xong cái xlhn 10 năm nữa mới dẹp được thì làm tiếp cái bot vành đai 2, phải chờ nhau là thế, tiền ko tự sinh ra và mất đi nó chỉ thu từ chỗ này đem nộp chỗ kia thôi, cp mới vay oda cho đb scl mới có tiền, còn mấy tỉnh miền bắc ns phân bổ dư thừa nên chẳng cần oda gì ráo, ít ra thì khóc quá cũng đã dc quan tâm rồi còn gì.
 
Hạng D
20/4/06
1.415
1.189
113
Chưa có 1 cái nước nào mà đường hiện hữu từ xưa mông má lại rồi bắt dân đi đóng phí. Mình chỉ thấy xây đường mới và làm đường riêng trên cao cho ai muốn đi nhanh thì mới phải trả phí.
Sắp tới các quận đi qua lại với nhau phải trả phí hết nhé các bác.