lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Thăm Bản Khoang
1797198287_f43a71859e.jpg

Anh Hải bận suốt và mình quyết định đi chơi một mình. Xem bản đồ thấy Bản Khoang xa xa và nghe nói ít người đến vì đường khó đi. Hỏi mấy chú xe ôm có vẻ không nhiệt tình với cái địa danh này nên áp dụng “đòn bẩy kinh tế”. Hai trăm ngàn thế là một chú tiến lên. Mà chú ấy tiến vì chú ấy tên là Tiến, quê Nam Định. Mặt mũi trông cũng “hầm hè”, đường núi rừng hiểm trở, vắng vẻ… kiểm điểm lại tài sản nghe chừng minh cũng chỉ có 2 cái máy ảnh là đáng giá nhất thôi. Giả vờ gọi cho Anh Hải là em đi Bản Khoang để chuẩn bị tiền đề cho tour khác ( mình đang là sub guide mà) và đang đi xe của anh Tiến, biển số xe là xxx. Đề phòng thế thôi chứ cỡ một mình chú ấy ăn mình hơi bị khó… chuyện trò trên đường một lúc chú bắt chuyện hóa ra hay ra phết. Dạng tu chí làm ăn, thương vợ, thương con lên đây làm kinh tế. Năm nay cũng đã 40 và có con trai bằng tuổi con mình và đang là sinh viên năm thứ nhất Học viện An Ninh. Gia đình thuần nông và có hai thằng con trai “ học giỏi nhất làng” mà giỏi thật mới vui… Vừa chuyện gia đình, nuôi dạy con cái và làm guide luôn cho mình… Đường đi đến bản Khoang làm mình nhớ lại những năm 1972-1973 đi sơ tán trong Mông Dương, Ba Chẽ…chỉ khác là cây cối ở đây có lẽ lạnh hơn nên có nhiều loại cây cối chẳng biết tên. Như cây mua chẳng hạn, sắc hoa nở tím ven đường không lẫn vào đâu được, lá mua đắc trưng nhưng cánh hoa thì lại nhỏ và kiểu hoa như địa lan. Hai bên đường đi khi núi đá khi vực sâu trông cũng ghê ghê, đường thì lổn nhổn đất đá và nhiều chỗ phải chạy xe qua suối nước nhưng phong cảnh thì rất đẹp. Nếu đi đường quốc lộ 1 lên lạng Sơn qua vũng Chi Lăng thấy người dân trồng na đưới chân núi đá thì ở đây người ta bắc dàn trồng susu. Giờ là mùa thu hoạch nên ven đường thấy bao nhiêu là lồ, sọt đựng đầu những quả susu chờ xe mang đi tiêu thụ. Một lưng đồi khác người ta (hình như người Đài Loan) đang đầu tư trồng cây thuốc. Người ta thuê nhân công địa phương trồng trên những lưng đồi như trồng lúa nương, cái khoản trồng trên đồi thì dân địa phương quá quen thuộc rồi… và người dân lại có thêm những công ăn việc làm mới. vào Bản Khoang thấy có trường học khoảng 5-6 lớp học và mỗi lớp có khoảng 15-20 học sinh. Thầy cô chủ yếu là người kinh lên hoặc dân cư các tỉnh lân cận như Lại Châu, Sơn La và ở tập thể. Đi qua các lớp thấy vui vui vì con em dân tộc giờ đây có cái chữ, có tiếng nói để đọc sách báo và xem…TV. Các lớp học quanh vùng chủ yếu là cấp 1 còn cấp 2 thì có trường nội trú ngoài thị trân Sapa. Ngay chỗ Ủy ban thấy có tờ lệnh truy nã, tò mò đọc thấy có tên Thắng người Cửa Ông ở đây.. Ô hô lên đây gặp đồng hương trên tờ “cáo thị”… Người dân nơi đây chủ yếu là người Dao và giờ đang là mùa thu hoạch lúa nên thấy xe máy đầy đầu ruộng để chở lúa về bản. Đường đi tiếp là vào Tà Giảng Phình, thấy Tiến nói đường khó đi hơn nhiều nhưng trong đó cũng có các điểm đón khách du lịch chu đáo và người vào chủ yếu là khách tây, họ đi bộ vào trong đó và ra lối sang huyện Bát Xát bên cạnh. Khách Việt thì chẳng mấy ai đi…
1993032607_b5ddd12597.jpg

Đi sâu vào bản gặp một Trại nuôi cá hồi. Đây là trại thứ 2 ở Sapa. ( Trại kia nuôi trong nhà chỗ Thác Bạc. cá hồi ở đây được chở ra Sapa và Lào Cai làm đồ ăn. Mấy anh em trông trại vui tính và nhiệt tình kéo mình ở lại ăn cơm trưa nhưng sợ nhất lại uống rượu nên từ chối khéo. Cá hồi ở đây được nuôi trong mấy cái ao và có nước chảy từ ao trên xuống ao dưới chắc cho phù hợp với môi trường sống của loại cá mà chúng ta chỉ thấy trong … siêu thị. Tiếc là không có thời gian và bạn nhậu không nếu không thì mua vài cân về chỗ Thắng Gerbera làm nồi lẩu thì hay. Tiếc là cá hồi ở đây không đẻ trứng ( trứng cá hồi đen giá cỡ nghìn đô một cân) và cá giống thì các chủ trại mua về thả nên anh em không biết. Cá hồi tầm vài cân thì người ta chở ra thị trấn, nuôi giữ và bán cho nhà hàng khắp nơi, không rõ cá ở Metro có xuất xứ từ đây không nữa…
Trên đường ra, dừng chân bên Thác lạnh, thấy có hòn đá đen có vân hình như sao, ánh như than kíp lê. Mỗi tội hòn đá to nên đập nó vào hòn đá khác để kiếm mảnh làm ký niệm thế là hòn đá bay xuống vực. Lần tìm mãi nhưng chỉ kiếm được hòn khác nhỏ hơn nhưng không có vân sao.. hơi bị tiếc. Tiến kể cách đây hai năm có chở một nữ khách Ixaren vào đến thác này, mải xem thác thì đã tối muộn, đường rứng đêm thấy cũng sợ và xuống bản thì cũng tối chẳng nhìn được nhiều nữa nên cứ phân vân. Tiến thì cũng ngại lắm rồi nên cả hai thỏa thuận quay về hẹn một dip khác. Tiến chờ mãi giờ vẫn chưa thấy… sang.
Về Sapa đã gần 13 giờ, hai anh em làm tý rượu “núi đồi” với chim sẻ và lòng non nướng. Ở đây người ta thích món nướng và chắc phù hợp với món nướng thì phải. Lòng “tâng tâng “ về khách sạn nghỉ ngơi chút.
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Bản Cát Cát
1993887494_d6ea20e43a.jpg

Khoảng 4 giờ chiều, hai anh em đi bộ xuống bản Cát Cát, một bản người H’Mông nằm dưới thung lũng của một bên là dẫy Hoàng Liên Sơn và bên này chính là núi Hàm Rồng của SaPa. Đường xuống bản tương đối đẹp nhưng rất dốc. Đây là một điểm đến của hầu như mọi người đến Sapa vì có lẽ dễ đi và gần. Nếu ai ngại leo lên trở lại Sapa thì đã có đội quan xe ôm túc trực chở bạn ngay. Bên cạnh lối xuống bản có khu nhà nhô ra lưng núi và những rặng tre, dáng vóc khu nhà trông tây tây rất đẹp, tưởng lại một nhà nghỉ hay một biệt thự của ai đó, hóa ra đây là ngôi nhà của một trạm kiểm lâm. Khác với những ngôi nhà công sở nhiều nơi có dáng đầy “công nghiệp” nặng nề ục ịch, ngôi nhà nhô lên trong khu rừng xanh, núi cao này “hợp cảnh, hợp người”… Rất đáng khen cho người kiến trúc sư thiết kế ra nó và cũng đáng khen cho những người chủ đầu tư “biết nhìn, biết nhận” để có sự ra đời cho ngôi nhà như ngôi lâu đài nhỏ trong vùng sơn cước. Đường đi vào bản được làm cẩn thận, xuyên qua các khe suối và bám theo lưng chừng các núi đồi. Bản được đầu tư nhiều để danh cho du khách thăm quan và có cả những ngôi nhà sàn cho khách ngủ lại. Từ bản Cát Cát và bản Sín Chải đều có con đường để lên Fan, nhưng đi lối này cần có nhiều thời gian hơn so với đi lối Trạm Tôn và đường đi dài, qua rừng tre. Nếu đi mà gặp trời mưa thì bạn sẽ gặp được “rừng” vắt. Nếu ai chưa biết thì thấy “thường thôi” nhưng đã trông thấy hàng vài chục con như con đỉa dưới xuôi, ngóc đầu ngo ngoe lên đánh hơi người rối bật mình lên thế là chị vào bất cứ đâu trên thân thể con người hút máu căng phồng lên gấp hai ba lần, rồi cuộn tròn lăn mình rơi trở về với núi rừng.
Người dân Cát Cát cũng như các bản gần Sapa giờ đây ngoài nghề làm nương, truyền thống, họ tham gia vào “toàn cầu hóa” bằng nghề dịch vụ du lịch. Họ bán hàng thổ cẩm, làm guide, porte cho các tour đi bản hoặc đi Fan... Bạn đừng coi thường tiếng Anh của họ nhé. Nếu đến nơi đây bạn sẽ trông thấy các cô bé, các phụ nữ (không rõ bao nhiêu tuổi nhưng cỡ như 60 tuổi dưới xuôi) nói chuyện mua bán hoặc trao đổi với khách tây vô tư, khỏi “pardon” nhé. Nhiều bạn học sinh chúng ta học hệ tiếng Anh 7 năm, khi tốt nghiệp lớp 12 nói chuyện với tây còn” ngọng líu ngọng lô” hơn nhiều các cô bé và các bà ở đây đấy. Chắc là ngữ pháp là cái gì thì “I don’t know! What’s it?” rồi, còn cách phát âm thì “khỏi” phải phát âm phụ âm cuối từ cho gọn… Song cũng đáng khen họ lắm. Tiếng Anh học ở đâu thì các em nhỏ cho biết: Trước kia thỉnh thoáng có các đội sinh viên dưới xuôi lên dạy họ vài tuần, rồi họ dạy nhau và họ học từ khách du lịch là chính. Một cách học truyền khẩu đã cho họ có trình tiếng Anh đủ sức và đầy tự tin khi giao tiếp cho công việc. Dũng là guide của công ty du lịch cho đoàn đi Fan ngày mai cũng nói em học tiếng Anh từ khách. Dũng chỉ cần nghe tây nói tiếng còn có thể phân biệt họ là dân nước nào nữa cơ. Dưới cầu bản Cát Cát gặp “chú” tây với cái xe máy thuê gửi để đi bộ vào bản và loay hoay mãi với cái chìa khóa điện. Khi thấy hai anh em, chú nhờ giúp đỡ, ồ hóa ra chú không biết cái cách mở cái che nước của ổ khóa. Mở được rồi chú còn rủ: nếu lên Sapa thì lên xe chú đèo, đỡ mệt. Bọn này cảm ơn và chú rú ga để leo lên Sapa với cái dốc khoảng 40-50 độ. Mà cái dốc này cũng là một khu giải trí của bọn trẻ ở đây, nhưng thấy cũng kinh quá. Với cái xe vòng bi bon trẻ xách lên cao và thả trôi với tốc độ đến hai ba mươi km/h. Đường ngoằn nghèo và sợ nhất là mấy cái bờ ruộng thấp hơn mặt đường 4-5 m, nếu tay lái không chuẩn thì gãy tay, gãy cổ là chuyện nhẹ. Thế nhưng có vẻ bọn trẻ thành thạo và thấy người lớn họ chẳng ngăn cản gì thì chắc là ok…
Quay trở lại Sapa đã dần tối, hai anh em đi ăn cơm rồi thăm thú Sapa chút xíu, mua thêm con dao đa năng, địa bàn và cái áo len…chuẩn bị cho chuyến đi ngày mai.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
23/7/09
9
0
0
SaPa
tourismsapa.com
bài viết của anh LEE hay thật, lâu lắm rồi mới đọc 1 bài nhật ký hay như vậy.
Hy vọng anh có nhiều dịp lên khám phá sapa và cảm nhận thêm về sapa.
Cảm ơn nhận xét chính xác của anh về Cầu Mây.
Mong anh viết tiếp nhé.
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Cảm ơn phonglanpls đã động viên...
 
Hạng B2
12/2/07
379
3
18
em cũng mới về từ sapa, cầu mây đã làm mới lại nhưng cũng làm cho em thất vọng khi xuống đến nơi, không như những lời quảng bá mĩ miều.....
các bài viết và hình ảnh của bác Lee thật đẹp và hay , xin cám ơn bác !
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Hành quân
1993050603_71629b2cfa.jpg

Sáng sau, lại dậy sớm và… ôi thời tiết! Điều lo ngại về mưa bão đang kề cận. Mưa đã bắt đầu nặng hạt và theo dự báo thì trưa nay cơn bão số 5 này sẽ vào Việt Nam khu Nghệ an, Thanh Hóa. Sapa đã âm u nay lại càng âm u. Đi ăn xôi sáng trong mưa ngay đầu phố. Chị bán hàng và anh xe ôm nói mưa này đi Fan là rất nguy hiểm vì mây mù, nước suối, đường trơn… Không gì “ ngăn nổi bước ta đi” nên 9 giờ sáng cả đoàn tập hợp. Mình được giới thiệu với đoàn là guide địa phương. Chào hỏidu khách và chúc du khách một chuyến đi thú vị bằng tiếng Đức. Cả đoàn vui lắm và tìm hiểu thì đa phần khác là thành phố Leipzig, thành phố mình đã học tập 26 năm trước đây. Trưởng đoàn là Christian, một thanh niên sinh năm 1974 và làm ở công ty du lịch của Đức. Có ba cặp vợ chồng, trẻ nhất khoảng 25-26 tuổi. Có Bác cả sinh năm 1952 thì chỉ muốn ở lại khách sạn nhưng bà vợ khích tướng: Tôi là đàn bà còn không ngại leo núi thế mà ông…! Không thua phụ nữ nên bác Cả cũng trùm kín sáo mưa quyết tâm “hành xác”. Đường mới đến Thác bặc đã tắc đường chừng nửa tiếng nên 10 giừo mới tới Trạm Tôn. Đay là chỗ làm việc của một tổ kiểm lâm. Trước đây đọc và in câu chuyện kể về đầu năm có hai chú sinh viên có nằm chờ đoàn lên Fan, trong câu chuyện được biết tên mọi người và dấu ấn nhất là anh Thủy trưởng trạm. Nghe nói anh bắn được con rắn hổ mang chúa nặng 35 cân bằng con rắn kỷ lục bên Bát Xát. Mình lao xuống xe tìm ngay anh Thủy và được xác nhận chuyện có hai chàng sinh viên này nhưng con rắn thì không. Chẳng biết nữa vì các bạn tẻ thường giầu trí tưởng tượng và câu chuyện trong buổi tối vui bên bếp lửa, rượu có thể kể nên chẳng rõ ai đúng ai sai… chuyện đâu có quan trọng nhưng nghe chừng các anh cũng thích vì câu chuyện về các anh ở đây được tung lên mạng. Mình hứa khi quay lại sẽ đưa cho anh câu chuyện này vì mình in chung với tập những cẩm nang đi rừng.
Đoàn làm các thủ tục như mua bảo hiểm và khai báo những gì nữa… chừng 20 phút sau kéo nhau ra đầu rừng chụp cái ảnh kỷ niệm. Anh Chinh người của Trạm cầm đến 4 cái máy ảnh để bấm cho Đoàn rồi chúc đoàn lên đường. Thế là chúng tôi gồm 9 du khách Đức, guide Hà Nội ( anh Hải) hai guide địa phương ( Mình và Dũng người H’Mông) và năm Porte ( người mang đồ) hùng dũng đi vào rừng trong cái mưa ngày càng nặng hạt với lòng đầy quyết tâm và lo ngại của mọi người, lúc này là 11 giờ 5 phút trưa ngày 03 tháng mười.
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Leo núi
1993865758_2599c16d2e.jpg

Núi rừng Hoàng Liên Sơn đây rồi, mọi người thành hàng một hăm hở tiến. Dũng dẫn đầu rồi đến mình- guide cơ mà, anh Hải giữa đoàn còn Chrisitan chốt hậu. Christian cách đây 2 năm cũng guide cho một tour Fan rồi và có vẻ đầy trách nhiệm. Hành lý thì tự ai nấy đeo. Khách tây thì trang bị khá đầy đủ còn mình thì cái ba lô cũng khoảng 16 cân. (khuyến nghị chỉ 05 kg với dân Amature) nên được một lúc đã thấy nặng, cái ba lô của mình lại không có dây thít ngan hông nên nhảy lốc cốc sau lưng. Vừa đi vừa tìm được đoạn dây rừng và buộc lại nên cũng đỡ hơn. Đương vào trong rừng ngày cầng âm u, mù càng ngày càng nhiều. Tiếng chuyện trò ngày càng thưa dần. Tất cả lầm lũi bước đi, chẳng có nhiều thời gian cho ngắm cảnh và trời mưa, mù nên mọi người cũng không dám đưa máy ảnh ra chụp. Mình thử chụp một hai cái nhưng hơi thiếu sáng, ảnh trông như ảnh “nghệ thuật”. Đường đi có con đường mòn nên nhiều lúc mình vượt Dũng cho có vẻ là guide địa phương “chính hiệu” và tính mình cũng thích đi đầu cơ. Lúc đi trong lớp lá cây khô, lúc trèo qua các khe đá, đường đi đoạn này chủ yếu là bước theo các “bâc thang” do rễ cây của rừng già tạo ra, thỉnh thoảng lại phải treo qua những cái “barie” mà dân dùng chặn trâu rất khó chịu. Có một đoạn dài, mọi người phải men theo con suối nước lạnh. Anh Hải là người cẩn thận nhưng đã “biến” dày thành ủng khi trượt chân hòn đá xuống nước. Đến một thung lũng nhỏ, là 12 giờ trưa, đoàn dừng nghỉ một lúc và Dũng chỉ cho chúng tôi vạt thảo quả mà dân người ta trồng, trước kia mình tưởng loại cây này thân mộc hóa ra lại thân mềm. Cây thảo quả trông như cây rong giềng, lá xanh ngắt, quả thảo quả tạo thành chùm trông đỏ đậm, còn sót lại vài chùm, mọi người vặt cho vào ba lô làm kỷ niệm. Loại cây này được trồng khu ẩm ướt và chắc phải vùng có khí hậu lạnh như đây rồi.Trong lúc nghỉ thì có một đoàn của Công ty Đức Minh vượt qua, guide của họ cho biết đây là hai vợ chồng người Bồ Đào Nha. Họ định tối nay nghỉ ở độ cao 2.800 m và dù khoảng trên 50 tuổi nhưng họ leo núi khỏe lắm làm guide bở cả hơi tai.
Càng lên cao, thì mưa cũng dần thôi nhưng mù thì càng dày đặc, cách hai ba mươi mét là không nhìn được nhau. Tốp porte thì vượt chúng tôi từ lâu rồi vì họ leo khỏe và gùi hàng nặng. Thế rồi, lại hành quân, đoạn này có vẻ dễ đi hơn nhưng ai cũng thấm mệt nên tốc độ có chậm lại. Tiết kiệm sức nên chẳng dám nhai kẹo cao su mà chỉ dùng kẹo ngậm, thỉnh thoảng uống chút nước cho nó nhẹ cái …ba lô. Áo mưa, mũ cũng tháo ra từ lâu rồi, đầu ướt sương nhưng do đi núi nên không thấy lạnh. Cái bụng giờ đây nghe chừng nhớ bữa trưa thế mà tốp porte được nhiệm vụ chuẩn bị bữa trưa chỗ dừng tiếp theo chẳng nhìn thấy đâu cả. Cắn răng bước tiếp… Khổ anh Hải vì đôi dầy bị ướt nên đi cũng khó chịu mà cái chân của anh hôm trước bị sứt chân nên muốn thay cái băng. Anh thuộc diện già nhì đoàn U50 còn gì nhưng vì là guide nên phải “bản lĩnh” thôi. Hỏi anh cần san bớt cái ba lô cho mình hoặc Dũng nhưng anh không đồng ý vì biết ai cũng mệt với đống hành lý của mình rồi…Thỉnh thoảng anh còn động viên mọi người và kể những câu chuyện vui. Anh vẫn cười tươi nhưng nụ cười mọi người trên môi thì chóng tắt hơn vốn có lẽ vì mệt và đói.
Cả đoàn tiếp tục lầm lũi bước đi trong cái âm u và tĩnh mịch của núi rừng trên độ cao hơn hai ngàn mét này. Không hiểu sao nhìn đoàn đi mình lại cứ liên tưởng đến những hình ảnh nhóm biệt kích xuyên rừng trong sách truyện đã đọc. Lặng lẽ, âm thầm bước và bước trong cái rừng già nguyên sinh này. Cây cối ở đây khá to, nhiều cây nghiến bị “lột” sạch vỏ trơ thân mình trông khá lạ. Mình gọi đùa đó cây sexy, mọi người cũng ok gật đầu mà không chịu tìm thêm cái tên nào… chắc cho xong chuyện chứ ai hơi đâu mà tranh luận cho mệt. Hờ…
 
Last edited by a moderator:
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Nghỉ giải lao
1993046957_5ea2ddc873.jpg

Bãi đất nghỉ đây rồi, giờ đã 12h50’, mọi người dừng lại ăn trưa. Gặp lại “bố mẹ Ronaldo” cũng đang dừng chân ở đây. Lần nữa guide than phiền đến chết mệt vì hai vợ chồng này. Mình trêu là gặp ngay đúng bố mẹ của Ronaldo rồi, phải cố thôi. Gặp thêm một đoàn khác gồm 4 người Australia…cũng đang hành xác trong cái ngày mưa gió bão bùng này.
Mọi người nghe chừng được xả hơi chút xíu, dỡ bỏ cái ba lô ra nhẹ cả người rồi ngồi thở… Bác Cả lại thông báo đùa: Tôi đủ rồi và chờ mọi người quay về tại đây. Bác chắc thăm dò vậy thôi chứvợ bác mà đồng ý thì bác … ở lại thật. mà có lẽ không chỉ mình bác có cái suy nghĩ như vậy nên câu nói của bác được “bay” vào khoảng yên ả của núi rừng, không dám “đậu” lại trong suy nghĩ của mọi người vì ảnh hưởng quyết tâm chinh phục “nàng Fansifan” kiêu kỳ này.
Các chú porte và guide nhanh chóng trải bạt làm bàn ăn và bắt đầu chế biến cho bữa trưa. Con dao Mèo là vật không thể thiếu của người đi rừng lúc này được họ dùng gọt cà chua, dưa chuột rất điệu nghệ và một lúc sau bữa trưa gồm thịt xông khói, trứng gà luộc, phomat dưa chuột, cà chua với bánh mỳ. Đói quá nên ăn ngon lắm và cần nạp năng lượng cho đoạn đường tiếp theo nên mình cũng ăn tạm được ba cái. Chụp vội cái ảnh cái cành cây trên đầu mọi người thì chỉ có 2 màu trắng đen… mở điện thoại để thử nghe radio về tin bão nhưng không thu được đài nào nên không rõ cơn bão ra sao. Tắt máy… tiết kiệm năng lượng và tránh cho tiếp xúc với độ ẩm cao.
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Lại hành quân
1993870162_c32fba91de.jpg

Nghỉ ngơi được khoảng thêm 10 phút thì lại hành quân. Mưa giờ đây gần như tạnh hẳn nhưng mù thì càng dày thêm và đoạn đường này ngày càng dốc thêm. Nhiều chỗ đến 60 độ, giống như leo bậc thang nhà ống thôi mà, chỉ khác có cái “mặt bậc” làm tệ quá. Chân bước và mắt thì cứ tìm cái “bậc thang” còn cái đầu thì xét đoán về độ an toàn của bàn chân sắp “tiếp đất”. Sai lầm ăn xong đi ngay vì có lẽ do trong cơ thể đang cần năng lượng để tiêu hóa chỗ thức ăn mới nên mình thấy mệt hơn lúc nãy nhiều Và ở đây không khí loãng do độ cao nên thở bây giờ cũng được điều hòa giữ nhịp như khi bơi sải ấy, từng bước kết hợp với hít vào thở ra đều đặn… và khi gặp các biển quảng cáo Vietel ở đây mình nói với mọi người: Chúng ta đề nghị với Vietel hay thay câu slogan “hãy nói theo cách của bạn” bằng “hãy thở theo cách của bạn”… mọi người lại hoàn toàn ủng hộ vì cái sự hợp lý của tình hình. Thở… bước… thở… bước theo đúng nhịp sẽ tốt hơn. Kinh nghiệm thứ nhất khi đi núi mình thu lượm được. Đường trơn khó đi nên tốc độ một ngày càng chậm dần và đến lượt mình cũng phảisốt ruột hỏi Dũng vầ trạm dừng chân ngày hôm nay. Trên đây cao vậy thỉnh thoảng lại gặp biển chỉ đường do Vietel thây cũng quen quen nhưng đến lúc nhìn thấy cái biển chỉ của Vietnamairline thì mệt mình cũng cố trêu bác cả xem có vé máy bay chưa vì ở đây có dịch vụ VA. Bác cố cười và kêu tiếc là vé để dưới khách sạn rồi và nhờ mình xuống lây dùm, các bác bác khác thì ước cái “Hubschrauber” (máy bay trực thăng). Tranh thủ ngắm cái biển chỉ đường để … thở tý nữa và lại hành quân. Mình tin rằng trong đoàn hoặc nhiều người khi vào những lúc như thế này chắc hẳn lại trách mình đi dấn thân làm tội nhau khi leo Fan, đang sung sướng không sướng thì thôi lại… giờ mà về cũng dở, ở không cùng ai, còn nêu đi tiếp thì “phệt” quá… Hỏi Dũng về chương trình mai có khó đi như thế này không thì “choáng” chút khi biết mai đi khó hơn và quãng đường dài hơn. Ngày đầu hôm nay mới là “khởi động”. Hừ mệt đấy nhưng mà mình thì xác định rồi và tin váo sức mình. Mệt thì ai chả mệt nhưng đi bộ và vận động với mình cũng không có gì trở ngại lắm. Mình chỉ đề phòng lạc đường, rắn cắn hay lũ quét chẳng hạn. Mười mấy cân trong ba lô ngoài quần áo phần nhiều là đồ ăn, thuốc men và dụng cụ cho sự “tồn tại” và thoát ra khỏi rừng thẳm. Mình đi chuyến đầu nên chuẩn bị khá kỹ. Mong rằng không phải dùng đến nhưng… vẫn phải đeo ê cả vai… Đường đến gần chỗ 2.200m có một số chỗ cũng dễ đi hơn, cây cối cũng thưa thớt dần và thấy nhiều cây được đóng cả tên. Chả biết có đúng hay không mà có cây dẻ thấy cây lá giống nhau nhưng tên khác nhau. Giá có ai phân xử đúng sai nhỉ? Thôi nói cho có chuyện chứ không khéo cả hai cây đều không phải là dẻ không biết chừng! Thắc mắc làm gì.
 
lee confirmed
Hạng C
14/12/06
987
8
38
62
Lán Kiểm Lâm
1993070199_4da138255f.jpg

Và cái gì mong ước cũng đã được, thở thật sâu một cái đã và bây giò là 14h 23’27”. Cái lán như mái nhà rông của trạm dừng chân đầu tiên đây rồi. Mình rút cái còi thổi một hồi, mấy bạn người Đức giật mình rồi giật gót đứng nghiêm giơ tay chào và nói “ Xin tuân lệnh”. Cả đoàn được trận cười “ nghiêng ngả”. Không biết họ cười vì cái trò vui đó của tay “guide địa phương” này hay cười xả hơi khi được dừng chận nghỉ ngơi trong cái ngày” khởi động” của chuyến chinh phục Fansifan, nhưng dù sao kể từ lúc bước chân vào rừng thì nhiều người trong số họ giờ mới được cười “một phát” đầy mãn nguyện. Vâng tôi đoán chắc rằng trong những chuyến đi hành xác, để có một nụ cười như thế này hiếm lắm. Mình thì tủm tỉm với cái hành động đột phát “đầy ý nghĩa và kết quả ngoài mong đợi” đó rồi cùng giúp đỡ nhau cởi bỏ ba lô hành lý xuống và nghỉ ngơi.
Cái lán này do kiểm lâm quản lý và cạnh đó là một cái lán nhỏ do người H’Mông dưới Cát Cát dựng lên để bán hàng và một bãi đất bằng để dựng lều ngủ… Mọi người thở phào… lại gặp lại Bố mẹ Ronaldo cũng quyết định dừng ngủ taị đây do porte leo …không kịp. Chắc có khi mình phán trúng thật, vợ chồng này leo phăng phăng. Chú guide không rõ có thông đồng với porte không chứ dân đi rừng chuyên nghiệp mà không leo kịp thì thấy lạ. Thế giới của mấy chú guide này nó cũng loằng ngoằng lắm. Trại của hai vợ chồng nhà này đã dựng xong và họ đang chuẩn bị chui vào nghỉ. Đoàn mình có chương trình rồi nên Huỳnh và Dũng là hai kiểm lâm ở đây bố trí 9 người gian trong, gian ngoài thì ba hướng dẫn. Ok thế là tạm ổn cái chỗ qua đêm rồi. Đi rừng mà có lán ngủ thì còn gì bằng nữa.
Lán bên cạnh là của một gia đình dưới Cát Cát lên đây bán hàng. Trong lán ngoài cái giường và nơi chứa hàng ra thì quý nhất là cái bếp lửa với đóng củi khô. Trời mưa gió lạnh lẽo thế này mà có cái bếp thì tuyệt vời cho nên mình cũng xúm lại ngồi sưởi với mấy anh em. Khi Huỳnh và Dũng quay lại thế là mình lại nói về chủ đề cái câu chuyện “con rắn 35 cân”. Thấy mọi người thích, mình mang sách ra đọc lại câu chuyện. Đến cái đoạn anh Thủy bóp cò súng xong, vất cả súng bay người lộn mấy vòng sang bên cạnh… như phim kiếm hiệp mọi người không biết thật hư ra sao nhưng có vẻ rất sướng. Đến cái đoạn mười mấy người nhà anh Thủy ăn hai ngày chưa hết con rắn… mình bảo sao anh Thủy không mời mấy anh em kiểm lâm ăn cùng. Huỳnh cười tít mắt và bảo đầu năm nay Dũng chưa về Trạm nên không biết được hai chàng sinh viên này. Họ là những chàng thanh niên cũng hay lắm nhưng chuyện con rắn thì lại bị bỏ lửng: ai là người… sáng tạo? Mình quyết định tách phần câu chuyện trên cho Huỳnh chút nữa cầm xuống Trạm Tôn cho anh em đọc…

Được hơn một tiếng sau, có đoàn 2 người Tây Ban Nha và một guide từ Fan quay xuống. Mấy anh em xúm vào tìm hiểu tình hình trên đường ra sao. Tin buồn, đường cực kỳ tồi tệ: mưa, lạnh, gió, trơn, nước suối chảy to, củi nấu ăn khó kiếm vì ướt, có nguy cơ nhai mỳ tô sống với nước mưa và nhiều chỗ rất khó đi và mất sức vì chân phải lội ngập sâu 20 phân trong bùn với lá cây. Đã có những tiếng thở dài của ai đó…