Tập Lái
29/3/20
1
0
0
42
Thế nào là tin giả?
Nói đơn giản theo luật cho các bạn dễ hiểu nhé (thời của thượng tôn pháp luật nghe đài báo ra rả hàng ngày là thế). Tại mục điều 8 khoản 1 mục d, luật an ninh mạng năm 2018 quy định hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.” và quy định luôn tại khung xử lý vi phạm tại điều 101 của nghị định 15/2020/NĐ–CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ tông tin quy định về vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội phạt tiền từ 10 chai đến 20 chai đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện cung cấp và chia sẻ thông tin sai sự thật ->Thiệt hại trên cũng khá khá và “bị lưu vào sách đỏ” của chính quyền bạn nhé.
Vậy cơ sở nào để bạn xác định đúng về tin giả, tin vi phạm pháp luật:
Đáp: Rất dễ đó là việc cung cấp, chia sẻ, tuyên truyền thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm uy tín cơ quan tổ chức danh dự và nhân phẩm cá nhân. Đó là: Tin mê tín, dâm ô, đồi truỵ, miêu tả hành động chém giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; phục vụ đánh bạc; tác phẩm cấm lưu hành, bản đồ chủ quyền Việt Nam không đúng; các tin tức bị nhà nước cấm.
1.Làm cách nào nhận biết tin giả (nội dung giả mạo, cắt ghép, video giả mạo, hình ảnh giả mạo) trên web, facebook, zalo, youtube,…
a.Cách nhận biết nội dung tin giả trên mạng: Khi đọc hay tình cờ đọc được thông tin các bạn thấy hay hay và cực kỳ cảm động muốn chia sẻ cho người khác đọc thì các anh chị có thể copy 1 dòng của đoạn văn “tâm đắt đắt” trên cho vào trang tìm kiếm google, yahoo: ví dụ “dịch corona làm bao người chết” và chờ hiện kết quả. Thế là vào đọc vào phần cuối trang của bài viết để biết profile (hình ảnh/thông tin tác giả) hoặc thông tin xuất xứ của bài viết, thông tin toà soạn hay của một tổ chức/cá nhân nào đó. Thường thì các trang web lưu hành phải được Bộ công thương hoặc Bộ thông tin truyền thông đồng ý cấp phép là các nguồn thông tin chính thống (giấy phép được cấp cho tổ chức/cá nhân rất khó - cần nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian để được cấp phép, rất dễ bị tuýt còi và bị đình bản vì vi phạm về hành vi công bố thông tin không đúng quy định). Nếu thông tin "vịt xiêm" hoặc chưa kiểm chứng là “xuất hiện thòi ra ngay" bạn nhé….
b.Cách nhận biết hình ảnh giả mạo trên mạng: Có nhiều công cụ để bạn kiểm tra hình ảnh nhé, ví dụ cho mọi người công cụ google image “rất dễ sử dụng”. Các bạn download hình ảnh về máy (click chuột phải lên ảnh là chọn chức năng lưu hình ảnh thành.. về máy - rất đơn giản phải không?). Sau đó, các bạn tìm trên mạng chữ “google image” và thấy hình ảnh máy chụp hình trên ô nội dung tìm kiếm và click vào và chọn hình ảnh vừa download về máy và chọn nút tìm kiếm thế là “bung lụa” cả trời thông tin rồi nhé. Nội dung sẽ được hiển thị đầy màn hình bạn từ từ thưởng thức, bất ngờ lắm nhé. Các bạn thử xem…. thú vị đấy (công cụ sẽ xuất hiện các ảnh đã được đăng, đã bị sửa, copy nội dung,…). Các bạn cũng kiểm tra luôn hình ảnh của profile của tác giả đưa tin luôn nhé
lam%20the%20nao%20de%20biet%20tin%20gia%20va%20cach%20xu%20ly.jpg

c.Cách nhận biết video giả mạo: Hiện nay là chủ yếu là video trên youtube và chính sách chặt chẽ của youtube đã lọc được tương đối được các video giả/video bạo lực. Tuy nhiên bạn có thể kiểm tra ngày tháng tải video lên mạng và xem các comment ở phía dưới video, có thể có ai đó sẽ đưa lên link gốc bạn nhé. Nếu video đó được tải lên youtube được đăng liên tục trong những ngày gần nhau, khả năng cao là đoạn video đó là giả mạo. Đối với các website có share từ link từ kênh của youtube về website và các website tự tạo video và đăng lên thì nhận biết như thế nào:
+Bạn kéo xuống nội dung phía dưới của video để xem thông tin của đơn vị cung cấp -> xác định tính chính danh của nơi sản xuất video (đơn giản chỉ là đọc, hiểu và xác nhận).
+Chú ý trang phục, quang cảnh trong video, bảng số xe. Nó có thể cho biết video sản xuất tại đâu? (Có thể ai đó muốn hút like thường đưa video ở nước lân cận để liên hệ với các câu chuyện ở Việt Nam) – bạn có thể trổ tài thám tử về vấn đề này bạn nhé.
+Các bạn có thể chụp hình ảnh trên video được sử dụng làm thumbnail bằng phím PritSc trên bàn phím và lưu thành ảnh để tìm kiếm bằng hình ảnh theo hướng dẫn bên trên.
2. Vậy cách xử lý đối với tín giả như thế nào?: Cách đơn giản là sau khi bạn đã xem và không chia sẻ và cung cấp thông tin trên trang của bản thân và trên không gian mạng -> nếu muốn lên phường uống trà thì ok nhé hiiii
3.Nếu bị thiệt hại do thông tin giả thì bạn sẽ làm gì?: Nếu bạn bị thiệt hại do tin giả (bạn nhớ là phải chứng minh được thiệt hại và lưu giữ bằng chứng vi phạm bạn nhé?) thì bạn có quyền khởi kiện người cung cấp tin giả cho cơ quan pháp luật để xử lý theo quy định -> xử lý cái này dạo này hơi bị hot luôn đó - bạn yên tâm nhé-.

Điều cuối cùng là cần cẩn trọng khi cung cấp và chia sẻ thông tin đặc biệt là những câu chuyện khiến bạn rơi lệ, những câu chuyện làm cho bạn giận dữ hay lo sợ, những câu chuyện khiến bạn cười ngặt nghẽo, những câu chuyện khơi dậy lòng trắc ẩn và yêu cầu like hay share cho bạn của bạn. Tốt nhất là bạn nên đặt câu hỏi liệu mình đã biết hết toàn bộ câu chuyện trước khi tạo và chia sẻ cho mọi người nhé.
Chamsocotoxanh.com
 
Chỉnh sửa cuối: