Hạng B2
1/12/20
195
757
93
52
Cầu, đường Nguyễn Khoái, cầu Cần Giờ, mở rộng quốc lộ 13... kỳ vọng sớm được triển khai nhờ cơ chế mới cho làm dự án BOT trên đường hiện hữu, BT trả chậm.

Loạt dự án "đắp chiếu" nhiều năm ở TP HCM sẽ khởi động nhờ cơ chế mới


Để giải quyết tình trạng ùn tắc ở cửa ngõ phía Nam, bảy năm trước TP HCM thông qua chủ trương xây cầu, đường Nguyễn Khoái bắc qua kênh Tẻ, nối quận 7, 4 và 1. Công trình có tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng (về sau tăng lên hơn 2.800 tỷ đồng do điều chỉnh quy mô) nhằm mở trục đường mới ra vào khu trung tâm, giảm tải cho cầu kênh Tẻ. Tuy nhiên, sau 7 năm, dự án vẫn còn trên giấy dù luôn trong nhóm các công trình ngành giao thông thành phố muốn ưu tiên đầu tư.

Cách đây ba năm, Sở GTVT tiếp tục đề xuất thành phố cho thực hiện công trình này trong giai đoạn 2021-2025. Nhưng do ngân sách chưa thể cân đối, kế hoạch trên đã phải dừng để ưu tiên vốn cho các dự án quan trọng khác chuyển tiếp từ giai đoạn trước.

Cầu, đường Nguyễn Khoái chỉ là một trong hàng loạt dự án hạ tầng cấp bách nhưng suốt nhiều năm TP HCM chưa thể triển khai do thiếu vốn. Ở cửa ngõ phía đông, quốc lộ 13 (12.200 tỷ đồng) hàng chục năm qua cũng chưa mở rộng được để đồng bộ với phía Bình Dương, hay cầu đường Bình Tiên dài hơn 3 km nối quận 6, 8 và Bình Chánh, tổng vốn 2.400 tỷ đồng khởi động từ 12 năm trước đến nay vẫn chưa thể khởi động...

Sẽ thu hút hàng trăm ngàn tỷ đồng

Loạt dự án "đắp chiếu" nhiều năm ở TP HCM sẽ khởi động nhờ cơ chế mới

Phối cảnh cầu, đường Nguyễn Khoái nối ba quận 7, 4 và 1

Sau khi Nghị quyết 98 được ban hành, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, đánh giá, đây là cơ hội cho hạ tầng giao thông TPHCM được đầu tư mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực cho TPHCM.

Trong đó, với việc áp dụng trở lại hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) cho dự án mới, BOT trên đường hiện hữu, thành phố có thể huy động nhà đầu tư làm các công trình mà nhiều năm qua ngân sách chưa thể cân đối.

Cụ thể, cầu, đường Nguyễn Khoái thời gian qua được đề xuất đầu tư công nhưng chưa thể cân đối vốn ngân sách, ngành giao thông thành phố xem xét chuyển qua đầu tư theo hình thức BT. Dự án có thể triển khai ngay giai đoạn từ nay đến năm 2025. Ngoài ra, 5 công trình trọng điểm khác cũng dự kiến đầu tư theo phương thức trên, gồm: Cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè sang Cần Giờ với kinh phí khoảng 12.500 tỷ đồng, nút giao Bốn Xã (quận Bình Tân), tổng vốn hơn 1.700 tỷ.

Ba dự án còn lại gồm: Mở rộng đường Ung Văn Khiêm kết hợp xây nút giao Đài Liệt Sĩ (Bình Thạnh), mở rộng đường dẫn cao tốc Long Thành - Dầu Giây và TP HCM - Trung Lương. Tổng kinh phí đầu tư các công trình này ước tính hơn hơn 6.600 tỷ đồng.

Loạt dự án "đắp chiếu" nhiều năm ở TP HCM sẽ khởi động nhờ cơ chế mới


Theo lãnh đạo Sở GTVT, thay vì thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất như trước, các dự án BT sẽ áp dụng phương án trả chậm bằng ngân sách, tức doanh nghiệp làm xong ở giai đoạn này và được thanh toán vào kỳ sau. Chính phủ quy định lãi vay, lợi nhuận hợp lý cùng các phương thức thanh, quyết toán khi thực hiện dự án theo hợp đồng BT. Những chi phí này được tính vào tổng mức đầu tư dự án từ đầu. Đây là giải pháp tăng tính chủ động, linh hoạt khi xây dựng kế hoạch vốn của thành phố.

Với nhóm dự án thực hiện theo hình thức BOT, TP HCM sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch các trục giao thông chính, kết nối vùng và quốc lộ đi qua địa bàn. Trong đó, ba dự án lớn đang được xem xét triển khai theo loại hợp đồng trên, gồm: Mở rộng quốc lộ 13, cầu, đường Bình Tiên. Dự án còn lại là đường trên cao số 5, dài 21,5 km với mức đầu tư dự tính hơn 15.400 tỷ đồng.

"Để chốt chọn công trình nào đầu tư trước thành phố sẽ lấy ý kiến đồng thuận của người dân cũng như tính giải pháp đảm bảo hiệu quả", ông Bằng nói và cho biết ngoài các chính sách trên, cơ chế cho phép thí điểm mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD) ở các nhà ga metro, nút giao Vành đai 3, sẽ là đòn bẩy cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố sắp tới.

“Nhằm thực hiện hàng loạt dự án này, với chính sách mới từ Nghị quyết 98, TPHCM sẽ thu hút khoảng 100.000 tỷ đồng xã hội hóa theo hình thức hợp đồng BOT”, ông Phan Công Bằng thông tin.

Trước đó, trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, lĩnh vực giao thông ở thành phố được bố trí hơn 52.700 tỷ đồng. Mức này chiếm chưa đến 20% tổng nhu cầu. Con số trên cũng tương đương giai đoạn 5 năm trước đó, dù nhu cầu đầu tư, phát triển của đô thị hơn 10 triệu dân đã tăng lên nhiều lần

Loạt dự án "đắp chiếu" nhiều năm ở TP HCM sẽ khởi động nhờ cơ chế mới

Cầu Sài Gòn 2 (bên phải) - một trong dự án TP HCM đã thực hiện thành công theo hình thức BT.

Hiệu quả từ hình thức BOT, BT

PGS.TS Nguyễn Văn Trình, chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu vùng và đô thị, nói vốn đầu tư công thời gian qua hạn chế, trong khi các hình thức thu hút nguồn lực bên ngoài lại thiếu đa dạng là lý do nhiều dự án trọng điểm chậm trễ triển khai, ảnh hưởng nhu cầu phát triển. Nghị quyết mới với nhiều chính sách quan trọng về đầu tư là tiền đề tạo đột phá cho hạ tầng giao thông, không chỉ TP HCM mà tác động cả khu vực xung quanh.

Theo ông, thông qua các hình thức BT, BOT, thành phố sẽ có thêm cơ hội tăng tốc đầu tư hoàn thiện các trục đường huyết mạch nhiều năm chậm trễ vì thiếu vốn. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng trong kế hoạch thực hiện, thành phố nên ưu tiên các công trình thực sự cấp bách để đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như lợi ích của người dân. "Quá trình triển khai thành phố cần đảm bảo sự minh bạch, kèm theo các cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý chặt để tránh tiêu cực như từng xảy ra ở một số dự án áp dụng loại hợp đồng trên", ông Trình nói.

Đồng quan điểm, TS Chu Công Minh, Đại học Bách khoa TP HCM, cũng cho rằng BOT và BT vốn là hai hình thức đã khá phổ biến, thành phố đã từng áp dụng tại nhiều dự án trước đây. Các phương án này, ngoài giúp huy động nguồn lực đầu tư, thành phố còn thêm cơ hội nắm bắt kinh nghiệm, năng lực quản lý và điều hành từ các đơn vị tư nhân. "Khi bỏ tiền đầu tư, doanh nghiệp phải tìm giải pháp sớm hoàn thành dự án để thu hồi vốn nên tiến độ sẽ được đẩy nhanh", ông Minh nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo các dự án hạ tầng thành phố đang tính triển khai theo hợp đồng BOT và BT đều có tổng mức đầu tư rất lớn nên cũng kèm nhiều rủi ro như: chậm giải phóng mặt bằng, người dân phản ứng, ảnh hưởng khả năng thu hồi vốn...Vì vậy, trong thỏa thuận giữa thành phố và nhà đầu tư cần có rõ ràng, cụ thể để đảm bảo dự án hiệu quả, hài hòa lợi ích.

Theo Vnexpress
 
  • Like
  • Haha
Reactions: nta139 and CuBiMi
Hạng F
3/10/15
9.840
12.114
113
Hy vọng ở Cần Giờ, phong cảnh hơi bị đẹp. Chả biết có lo làm cho tốt hay không
 
Hạng F
6/9/18
7.371
16.337
113
35
Lên trên sở mà đề xuất phương án đi e. Làm như dễ ăn đổi đất làm đường vậy? Có nhà TP chưa? Rồi biết cảnh bồi thường hay đổi đất không phải là câu chuyện đơn giản như lên mạng gỏ phím đâu. :)
Nhà tp cỡ vài trăm triệu vnd chứ nhiu mà bi bô