Melbourne GP

Melbourne vốn là chặng đua mở màn cho mùa giải mới nhưng mọi chuyện đã khác ở mùa gải 2006. Đại hội Thể thao khối Thịnh vượng chung đã khiến chặng đua ở Albert Park phải dời lại một tháng. Một tháng khiến cho nhiều thư thay đổi. Một tháng, thời tiết ở Melbourne đã trở nên mát dịu và đó là điều kiện chặng đua khác xa so với những gì thường thấy ở những lần những chiếc xe F1 chinh chiến tại đây.
49.jpg


:D

Bridgestone và Michelin mang đến Albert Park những bộ lớp mới. Khác với những lo lắng cho rằng Michelin sẽ mất đi sựu nhiệt tình vốn có đối với môn thể thao tốc độ này bới đây sẽ là mùa giải cuối cùng của họ, Michelin vẫn cho ra lò những bộ lốp thật sự ấn tượng, những bộ lốp mà qua nó, những chiếc như R26 của Renault hau MP4-21 của MacLaren thể bộc lộ hết được sức mạnh của mình.

Không lẽ năm nay cuộc chiến giữa hai hãng lốp lại vẫn có ảnh hưởng đến kết quả của các chặng đua. Không dám chắc nhưng cho đến Melbourne thì xem ra câu trả lời có lẽ là đúng. Toyota là một trong những đội đua đổi từ Michelin sang Bridgestone và họ đã sớm gặp vấn đề với người bạn mới ngay từ Bahrain. Toyota với ý tưởng thiết kế là luôn luôn “nhẹ nhàng” với bộ lốp đã gặp vấn đề rất lớn trong việc khiến bộ lốp làm việc hết công suất và tại Bahrain, chiếc TF106 đã không thể chạy nhanh như khả năng tiềm tàng của nó. Vậy lốp quan trong đến thế sao để có thể biến cuộc đua thành cuộc chiến giữa Michelin và Bridgestone.

Chiếc xe là một tổng thành kết hợp bởi bộ chassis cân bằng, một động cơ mạnh mẽ, một thiết kế khí động học ưu việt và cuối cùng là một bộ lốp phù hợp. Tại sao lại là một bộ lốp phù hợp? Bởi cuối cùng thì sau những chassis, động cơ, khí động học, bộ lốp chính là phương tiện để truyền tải sức mạnh của chiếc xe xuống mặt đường và đẩy nó về phía trước. Một bộ lốp tốt khi nó sản sinh ra khả năng bám đường (grip) của bộ lốp ở mức độ tối ưu. Khi grip nhỏ hơn công suất của động cơ, bánh xe có thể bị trượ trên mặt đường hay xe sẽ chịu hiện tượng understeer/oversteer khi vào cua. Khi grip lớn hơn công suất máy chiếc xe cũng sẽ trở nên chậm chạp một cách không mong muốn. Grip được tạo nên từ nhiều yếu tố mà chủ yếu là từ thiết kế của chassis và khí động học và tiếp đến là thiết kế của chính bộ lốp đó.

Tại sao lại nhắc quá nhiều đến bộ lốp ở chặng Melbourne này…câu trả lời đơn giản bởn nó chính là yếu tố quyết định đến sự thành bại của các xe tại Albert Park. Chiếc Honda của Jenson Button có thành tích rất tốt ở vòng phân hạng nhưng lại gặp vấn đề trong chặng đua. Lý do phần lớn cũng là vì bộ lốp và nó không là ngoại lệ với Michelin và đặc biệt là với Bridgestone - Bridgestone đã nhìn nhận khả năng làm nóng và giữ nhiệt cho bộ lốp ở trong khoảng thích hợp của Bridgestone là rất kém.

Jenson đã xuất phát không tệ so với quả “tên lửa” Renault và đã suất sắc giữ vựng vị trí dẫn đầu của mình. Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi xe an toàn nhập cuộc sau pha va chạm của Massa, bộ lốp trên xe của Jenson bị nguội nhanh chóng và khi cuộc đua bắt đầu trở lại, Jenson đã bị Fonzo và Kimi qua mặt tương đối dễ dàng.

Schumi cũng gặp vấn đề với bộ lốp và cũng lại là Bridgestone. Sau khi cuộc đua tiếp tục và Fonzzo vượt qua Jenson, Schumi cũng bị chiếc V10 của STR qua mặt mà lý do cũng là vì bộ lốp bị nguội. Mọi thứ chỉ khá hơn cho Schumi sau khi anh vào pít tiếp xăng và thay bộ lớp mới. Tuy vậy cung không thể phủ nhật thực tế là Ferrari đã không có được chiếc xe thực sự cạnh tranh. Một phần lý do là bởi Ferrari quyết định chọn lốp với thành phần cứng hơn so với bộ lốp mà BMW và Toyota chọn.

Schumi tuy vậy cũng thể hiện phong độ khá tốt với bộ lốp mới. Cố gắng đẩy nhanh tốc độ của chiếc 248F1 nhưng những cố gắng đó có phần đẩy chiếc xe vượt quá giới hạn của nó. Schumi đã lấn ra phần lề đường với đám cỏ lạnh tới vài lần trước khi bắt kịp Jenson ở lap 33. Schumi cố gắng lợi dụng slipstream phía sau xe của Jenson để bám đuổi nhưng sự cộng hưởng từ dòng khí hỗn sau xe của Jenson với cặp lốp trước nguội (kết quả của và pha chạy trên cỏ trước đó) khiến chiếc xe gặp hiện tượng understeer, lán ra khỏi đường đua ngay tại khúc cua cuối cùng. Trong nỗ lực giành lại khả năng kiểm soát chiếc xe, Schumi để xe chẹt qua phần kerb và tai nạn đã xảy ra. Nỗ lực không thành khiến Ferrari trắng tay rời Melbourne.
36549_2.jpg

36548_2.jpg


Cũng ở một tình huống tương tự, JPM đã may mắn hơn khi chiếc xe không mất kiểm soát và đâm vào rào chắn như trường hợp của Schumi, LPM đã có thể đưa chiếc xe trở lại đường đua nhưng vì một lý do nào đó, hệ thống điều khiển chiếc xe kích hoạt hệ thống shut down khẩn cấp và chiếc xe đành yên vị bên lề đường, ngay trước khu vực kỹ thuật của đội McLaren.
58091.jpg


Tuy nhiên nếu nhìn lại Melbourne một cách khách quan thì lỗi không hoàn toàn do bộ lốp Bridgestone. Bới đừng quên rằng Honda chạy lốp Michelin. Vậy yếu tố con người cũng là một nguyên nhân dẫn đến những kết quả không mong muốn!?

Vận đen của McLaren không chỉ đến với JPM mà nó một lần nữa không buông tha gã người băng Kimi. Lốp trước bên phải của Kimi lạnh trọn một vết phẳng (flat spot) sau khi Kimi bị khóa bánh trước do thắng gấp trong nỗ lực vượt Jenson sau khi Safety Car được trưng dụng lần hai, vết phẳng đó khiến chiếc xe phải chịu hiện tượng rung dữ dội và kết quả là một phần cánh gió trước của xe Kimi bị gãy. Kimi dần bị Fonzo tăng khoảng cách và anh buộc phải thay mới phần mũi xe mũi xe khi Safety Car được trưng dụng lần 3.
36554_2.jpg


Vận đen cũng không buông tha Honda cho dù Jenson đã có được vị trí xuất phát đầu tiên, cột mốc đáng nhớ cho tay đua nước Anh! Jenson vốn đã có thể hoàn thành cuộc đua ở vị trí thứ 5 nhưng động cơ Honda đã không thể gắng gượng đến khi về đích, Jenson kết thuốc cuộc đua bằng màn khói trắng đặc quánh và cột lửa cao. Một chặng đua đáng quên của Honda khi Rubens trên chiếc Honda thứ hai cũng chẳng thể kiếm nổi dù là 1 điểm. Dẫu sao Jenson còn có thể tự an ủi bởi dù mất đi 3 điểm thì anh cũng sẽ không phải chịu phạt 10 bậc tại chặng đua kế tiếp ở Imola và có lẽ Honda có đủ tự tin vào chiến thắng của họ tại Imola…hay chờ xem.
58092.jpg


Renault vẫn không hổ danh nhà đương kim vô địch khi Fonzo hầu như không gặp phải bất kỳ khó khăn đáng kể nào tại Albert Park. Nhưng công bằng mà nói, những lần Safety Car được trưng dụng đã giúp Fonzo rất nhiều trên con đường bước lên bục cao nhất ở Melbourne.
58085.jpg


Ba tuần nghỉ ngơi sẽ là thời gian cho các đội chuẩn bị cho Imola. Ferrari đã có một chặng đua ấn tượng tại đây năm ngoái và nếu so với cả mùa giải 2005 thì đó là cái đích mà Ferrari nhắm đến, hay nói đúng hơn là quyết tâm bước tới sau ba tuần nữa. Một bộ lốp khắc phục nhược điểm về nhiệt độ vận hành sẽ giúp cho những chiếc xe chạy lốp Bridgestone quên đi Albert Park.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
11/5/04
1.183
17
38
47
Vietnam
RE: Melbourne GP - OS Review

Cảm ơn bác Bắp! Đúng là chiên gia F1.
Nhưng công bằng mà nói, những lần Safety Car được trưng dụng đã giúp Fonzo rất nhiều trên con đường bước lên bục cao nhất ở Melbourne.

Bác Bắp có thể nói rõ hơn cho anh em nghe chỗ này được không? Sau khi gia tăng khoảng cách với Kimi, có khi lên tới 20 giây, Fonzo lại bị Kimi (khi đó chưa vào khu kỹ thuật lần 2) rút ngắn khoảng cách đáng kể khi SCar ra lần 2, rồi tình trạng đó vẫn diễn ra 1 lần nữa khi SC ra lần 3. Kimi chỉ thực sự chính mình rút ngắn khoảng cách với Fonzo khi thay lốp và lắp lại cách gió phía trước, em nghĩ thế.
 
RE: Melbourne GP - OS Review

Lợi thế đầu tiên Fonzo có được do Safety Car là ở những lap đầu tiên sau pha va chạm của Massa. Lúc đó Jenson đang dẫn đầu và chạy đằng sau SC, Jenson đã không thể giữ nhiệt được cho bộ lốp của mình tốt như Fonzo đã làm. Và khi race bắt đầu trở lại thì với bộ lốp ấm hơn, Fonzo đã vượt được Jenson.

Lợi thế thứ 2 là khi Kimi có cơ hội vượt Jenson khi nhận thấy anh này chạy chậm hản do lốp nguội hơn, Kimi cố vượt. Hành động đó khiến Kimi bị flat spot như đã phân tích ở trên. Chính flat spot này khiến cánh gió của xe Kimi bị hỏng và chạy chậm hẳn lại so với Fonzo. Khi SC ra tiếp, Kimi mới có cơ hội về pit nhưng thời gian pit của Kimi lên tới 16 giây do phải thay nosecone.

Đương nhiên là lợi thế về khoảng cách của Fonzo so với Kimi đã biến mất khi SC ra nhưng quan trong hơn là những gì nói ở trên đã khiến Fonzo chiến thắng tại Melbourne. Nói như vậy không phải là phủ nhận tài năng của Fonzo bởi trên thực tế Fonzo đá hơn hẳn Jenson khi vẫn đảm bảo giữ được nhiệt độ của bổ lốp khi SC ra.
 
Hạng C
22/8/05
587
0
0
RE: Melbourne GP - OS Review

bác Bắp ơi,lúc Montoya đang chạy warm up lap thì bị trượt,sao nó không được trở lại vị trí mà phải đứng cuối,nhưng sau khi xuất phát lại thì lại được trở lại,mà em thấy cái ông sếp của đội honda ông ý lắc đầu là do làm sao vậy bác
 
RE: Melbourne GP - OS Review

Lúc đó JPM đâu có quay xe ngay được mà phải đợi các xe khác về vị trí thì JPM mới được quay xe. Đúng ra như vậy JPM đã phải xuất phát cuối cùng nhưng do Fisi chết máy, các xe phải chạy lại vòng formation nên JPM mới có cơ họi về lại vị trí của mình. Bác gì ở Honda lắc đầu theo em ý là: thèng này hên wá...:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
20/5/05
191
0
0
RE: Melbourne GP - OS Review

Bác bắp có nhầm chỗ này không? Michelin chứ nhỉ.
Trích đoạn: kebab

Chiếc Honda của Jenson Button có thành tích rất tốt ở vòng phân hạng nhưng lại gặp vấn đề trong chặng đua. Lý do phần lớn cũng là vì bộ lốp Bridgestone. Bridgestone đã nhìn nhận khả năng làm nóng và giữ nhiệt cho bộ lốp ở trong khoảng thích hợp của Bridgestone là rất kém.

Trong lúc các xe chạy lại formation lap, engineer của Renault có nói với Alonso là họ không cho rằng Montoya có thể lấy lại vị trí của mình. Còn người lắc đầu là Nick Fry (giám đốc Honda).
Em cũng cho rằng Montoya không được quyền lấy lại vị trí của mình, vì như vậy trong formation lap, anh sẽ phải vượt mười mấy xe khác. Điều này nguy hiểm vì các xe lúc này đều chạy lòng chảo nên va chạm rất dễ xảy ra. Tuy nhiên đội McLaren đã chỉ đạo như thế.
 
Hạng D
15/8/04
1.219
0
36
RE: Melbourne GP - OS Review

Trích đoạn: Concept S

B:D
[/quote]

Đúng rùi bác Bắp ơi, Honda xài lốp của Michélin kia mà :D. Tối nay em vừa xem lại xong. Mà lúc chú Montoya quay trở lại chỗ điều hành của đội các bác có thấy chú ấy bực dọc với thằng cha giám đốc kĩ thuật ko. Vào gara rùi chú ấy vẫn còn càu nhàu với các chú khác nhưng có vẻ Montoya là con rơi của McLauren rùi hay sao muh ko ai thèm chấp chú ấy [&:]
Schumi hôm nay còn mất bình tĩnh hơn vào nhầm cả gara của Toyota :(

Any way em ghét cái GP Au này, đường đua có vẻ ko đảm bảo chất lượng
14.gif
 
Hạng B2
20/5/05
191
0
0
RE: Melbourne GP - OS Review

Schumi là xé rào đi vào. Lúc đấy cũng là lúc 1 số đội đang pit nên Schumi đi lối trong. Không may bên trong lại là mê cung của Toyota :D

Montoya lúc ấy chắc vào hỏi tại sao động cơ lại bị cắt công suất. Nói chung lỗi hoàn toàn do Montoya thôi (formation lap và race đều 1 lần quay xe???), McLaren chắc không buồn nói:D

Đường đua này thực chất là đường xung quanh công viên Albert (Park), ngày thường đi lại tự do. 1 năm mới chạy 1 lần nên đường rất trơn (mặc dù đã có 1 vài cuộc đua nhỏ dọn đường trước GP). Hầu như tay đua nào cũng chạy off-track, tính cả Practice, Qualify lẫn Race.
 
Hạng D
11/5/04
1.183
17
38
47
Vietnam
RE: Melbourne GP - OS Review

Hôm qua, VTC đã phát lại trên kênh 8 nên em lại có dịp xem lại. Mặc dù em luôn cổ vũ cho Kimi chiến thắng nhưng phải thừa nhận tài năng và sự tinh ranh của Alonso.
Thật sự, nếu Kimi không xuất phát trên Alonso thì rất khó cho Kimi có thể rút ngắn được khoảng cách với Alonso trong những vòng đua tiếp theo. Tại GP Australia vừa rồi, khi còn lại 14-15 vòng thì khoảng cách giữa Alonso và Kimi khoảng 6 giây. Thế nhưng Kimi không thể rút ngắn được khoảng cách này mặc dù chiếc xe của Kimi đã được gắn lại cách gió phía trước ngay sau khi tai nạn của Schumacher.
So với mùa giải 2005, Kimi đã có một sự khởi đầu tốt hơn. Chiếc MP4-21 của McLaren Mercedes có vẻ ổn định hơn chiếc MP4-20 nhưng tốc độ vượt trội so với những chiếc F1 khác thì có vẻ không bằng. Cứ như thế này, đội McLaren khó có thể đuổi kịp đội Renault.