Hạng C
8/2/07
510
7.567
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Mùa cải trời quê mẹ
"Phía tây nắng vãn chiều rồi.
Bậu không lo liệu vác nồi nấu cơm.
Xuống ao mà xúc tép tôm.
Ra vườn bứt đọt ngò om, cải trời"
T21c_caitroi1.gif

Những câu ca dao trên đã gắn liền với cuộc sống người dân quê tôi. Để rồi khi xa quê, ở nơi đất khách, những người con xa xứ lại nhớ đến cháy lòng mùa cải trời quê mẹ.Cải trời là một loại rau dại mọc rất nhiều vào mùa xuân. Rau mọc quanh nhà, nơi hàng rào, bờ ao, ruộng, trên các ngọn đồi, nương dâu, hay giữa những cánh rừng vừa mới khai thác. Vào mùa xuân, cải mọc xanh thắm. Thoảng trong nắng gió là hương thơm dịu nhẹ của hoa và mùi lá cải trời ngai ngái. Những hạt cải già có lông tơ, khi khô bay la đà, phát tán khắp nơi. Vì thế cải trời không ai trồng, không chăm sóc nhưng hái cả mùa xuân mà vẫn không hết. Đến đầu hè, cây cải trời tàn dần trong nắng chói chang, rồi mùa xuân năm sau lại nảy mầm vụt lớn, ban tặng cho đời một loại rau siêu sạch.
387715_orig.jpg

Cải trời gắn bó với chúng tôi suốt thời thơ ấu ngọt ngào. Nhớ những ngày còn nhỏ, lũ trẻ chúng tôi khi đi giữ bò thường hái hoa cải trời cột thành bó trên tay tung tăng chạy nhảy hay làm vòng hoa cài đầu, đeo cổ, làm tiền chơi trò mua bán. Lũ trẻ quê tôi ngày ấy, mỗi khi bị mụn nhọt chẳng bao giờ cần đến thuốc thang. Những bà mẹ chỉ cần ra vườn hái một nắm lá cải trời rửa sạch, giã nhỏ với muối rồi đắp lên chỗ mụn nhọt, rịt lại. Thay miếng "thuốc" ngày hai lần, sau hai ngày là cái u nhọt rút mủ, mẹ cẩn thận nặn cồi, thế là khỏi bệnh.
88014347.jpg

Bữa cơm gia đình vào mùa xuân không thể thiếu những món ăn dân dã, thanh tao từ cây cải trời. Những buổi làm đồng về không kịp chợ búa, mẹ tất tả xách rổ ra vườn, hái những ngọn cải trời mập mạp, xanh non, mang vào nhà chế biến thành những món ăn ngon. Cải trời có thể ăn sống hoặc luộc chấm nước cá hay mắm cái. Khi luộc rau, phải cho vào nồi nước luộc một ít muối giúp rau giữ màu xanh. Phần nước luộc được nêm gia vị vừa ăn và một ít nước cốt chanh. Tô nước canh cải trời trong vắt, thoảng hương thơm dịu nhẹ. Cải trời nấu canh kèm các loại rau nhà quê như rau ngót, rau mùng tơi, rau lang với một chút muối, bột ngọt, sang hơn thì thêm mấy con tôm, con tép mẹ bắt được ngoài đồng, thế là thành món canh tập tàng ngọt ngào, mát lành. Món canh ấy đã nuôi bao thế hệ trẻ thơ quê tôi khôn lớn, trưởng thành. Dưa chua cải trời kho cá, xào mỡ cũng là những món ăn rất quen thuộc và ngon miệng của người quê tôi.
IMG_6228.JPG

Nhưng có lẽ ngon nhất và nhiều hương vị nhất là món cải trời xào tỏi. Những cọng cải trời tươi non, mậm mạp được rửa sạch. Phi thơm dầu phụng với tỏi rồi cho cải vào đảo đều tay. Thêm chút nước mắm ngon, bột nêm vào trộn đều. Khi rau chín, bắc ra khỏi bếp và thêm ít tiêu bột vào đảo đều cho món xào thêm ấm nóng. Đĩa rau xào xanh thắm, mỡ màng, điểm vài lát tỏi trắng thật bắt mắt. Vị béo, thơm của dầu phụng quyện với vị cay nhẹ của tiêu, thơm của tỏi, vị dai và thơm ngai ngái của rau thật đặc biệt, hoàn toàn không giống những món rau xào khác.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
23/12/11
84
2
8
37
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

nhìn hình ảnh khói lam chiều, đồng lúa lại nhớ đến quê em.
 
Hạng C
8/2/07
510
7.567
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Nhớ món lươn nướng của ngoại
Miếng lươn chín vàng, thơm lừng, chấm với nước mắm vừa chua ngọt lại cay cay… chao ôi, sao ngon đến thế!
luonnuongjpg-113756.jpg

Đã lâu lắm rồi chẳng được ăn món lươn nướng ngày nào của ông ngoại. Còn nhớ, khi ông còn sống, ông thường đi bắt lươn nhất là những ngày mưa ông bảo lươn mới nhiều.
Trong gia đình chẳng ai chế biến các món từ lươn ngon miệng như ông ngoại. Trong các món lươn được thưởng thức từ đôi tay khéo léo của ông, tôi thích nhất món lươn nướng.
120607mbtluonnb01_a3abf.jpg

Khi đã có một mẻ lươn béo, ông còn chuẩn bị khá nhiều gia vị cũng như thực phẩm đi kèm để chế biến món này. Nào là nghệ, mỡ khẩu lợn, riềng, dầu, tỏi khô, mẻ, lá chanh, lá lốt cùng với nước mắm, muối, đường, chanh, ớt, hạt tiêu, rau thơm và lá hẹ.
Ông dạy cho tôi cách làm lươn vừa sạch lại vừa nhanh bằng cách cho chúng vào nồi, xát muối khoảng 5 đến 10 phút. Khi lươn chết, vớt ra, dùng các loại lá có độ ráp như lá mướp, lá bí ngô, hoặc rơm khô tuốt sạch nhớt từng con và rửa kỹ. Hoặc có thể dùng giấm hay chanh, quất để rửa hết nhớt, giúp thịt lươn sạch, rất thơm. Sau đó, dùng dao nhọn hoặc tre nứa vót nhọn chọc vào rốn lươn, róc ngược từ đuôi lên đầu, móc bỏ ruột. Ông còn dặn kỹ, khi lươn đã mổ không được rửa lại bằng nước vì như thế thịt sẽ tanh. Chỉ nên dùng giấy sạch hoặc khăn mềm thấm khô lươn là được.
500-335-chon-va-che-bien-luon-9a34.png

Khi đã lạng lấy thịt, thái miếng lươn bằng nửa bao diêm, rắc ít muối, tỏi, riềng, nghệ (đã giã) bóp kỹ, ướp 15 phút. Tiếp đó cho nước mẻ, đường, nước mắm vào trộn đều ướp thêm 15 phút nữa. Khâu cuối cùng cho lươn lên nướng, xếp các miếng lươn đã tẩm ướp lên vỉ nướng hay cặp bằng que tre tươi, rắc lá chanh, hạt tiêu và đặt các miếng mỡ phần vào giữa, úp thêm các miếng lươn lên trên. Cặp vỉ lại đem nướng trên than cho các miếng lươn chín vàng.
kabayaki.jpg

Khi nướng thỉnh thoảng bôi mỡ nước lên thịt lươn, lật đi lật lại thật đều cho chín kỹ, bóng mỡ và thơm. Nướng xong gỡ chả lươn ra đĩa, ăn nóng chấm nước mắm pha đường, chanh, ớt, tỏi vừa chua vừa ngọt. Ăn kèm với rau xà lách, rau thơm, lá hẹ, lá lốt non.
l-2-deeba.jpg

Chỉ nói đến đây thôi, tôi đã thấy mùi thơm đang lan tỏa quanh mình. Còn nhớ, vừa thưởng thức lươn nướng thơm nức, ông ngoại vừa nói thêm lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường dương khí, giúp máu huyết lưu thông, giảm trừ phong thấp, đau nhức xương sống, chữa bệnh suy dinh dưỡng… Rất tốt cho sức khỏe, con nên ăn nhiều vào.
l-1-deeba.jpg

Thế mà đã mười mấy năm nay, từ ngày ông ngoại mất, chẳng ai trong nhà nướng lươn ngon như ông.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
8/2/07
510
7.567
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Em mời các bác tiếp tục cuộc hành trình.
Dây mỏ quạ – món ngon nơi miền Tây</h2>
day-mo-qua-mon-ngon-noi-mien-tay-489e.jpg

Trong số nhiều loại rau “cây nhà lá vườn” ở Cần Thơ như cải trời, cù nèo, rau nhút, lá cách… có đọt và bông của một loài rau rất lạ đó là dây mỏ quạ.

Mỏ quạ là loại dây leo, mọc hoang trong tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dây mỏ quạ thường mọc vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 9 âm lịch), lá màu xanh, có hình dáng quả tim. Mỏ quạ ra hoa vào khoảng tháng 9 âm lịch. Hoa mỏ quạ có từng chùm màu trắng tương tự như hoa thiên lý nhưng khác màu. Hoa có mùi thơm thoang thoảng đặc trưng. Trái có màu xanh (tương tự như trái gòn non), khi lớn cỡ đầu ngón chân cái, phía đuôi trái uốn cong lên trông như mỏ quạ, và người Khơ-me Nam bộ gọi loại dây này với cái tên ưng à co (có nghĩa là mỏ quạ).
cancanh2.jpg

Trái mỏ quạ già (khoảng tháng 3 năm sau) tự nứt vỏ, hạt mỏ quạ dẹp, màu đen trông tựa con bò chét chó, được kết dính bởi những chùm lông tơ màu trắng bay bồng bềnh theo gió để tự sinh sôi nảy nở… Dây mỏ quạ.
Dây mỏ quạ sống rất khiêm tốn trong thiên nhiên như thế, nhưng mấy ai biết đọt và lá non, hoa và trái non của dây mỏ quạ là một món ngon dân dã, độc đáo, mà các bà nội trợ nơi đây rất ưa chuộng để chế biến món ăn như: đọt mỏ quạ nấu canh tép (hoặc thịt), trái non luộc chấm nước cá kho (hay thịt kho)…. Riêng, hoa mỏ quạ xào xào thịt bò hay nhúng lẫu là khỏi chê.
day-mo-qua-mon-ngon-noi-mien-tay-0659.jpg

Chế biến món bông mỏ quạ xào thịt bò rất dễ và nhanh. Chỉ cần mua khoảng 200 gram thịt bò phi lê về rửa sạch, xắt miếng mỏng. Ướp thịt bò với gia vị (nước tương + bột ngọt + đường ) cho vừa khẩu vị. Hoa mỏ quạ (khoảng 200 gram) nhặt cuống, rửa sạch, để ráo. Hành tây lột vỏ, rửa sạch, xắt miếng. Trước hết, bắc chảo lên bếp phi mỡ (dầu) cho thơm, đổ thịt bò đã ướp gia vị xào chín, múc ra dĩa. Tiếp đến, cho hành tây xắt miếng cùng hoa mỏ quạ vào chảo xào vừa chín tới (đừng để lâu, hoa mỏ quạ chín quá, mất ngon). Cuối cùng, cho thịt bò (đã xào) vào trộn đều, nhắc xuống. Nhớ cho vào vài cọng rau cần, một ít tiêu xay và múc ra dĩa là xong. Món này dùng với nước tương ớt “rất bắt”.
55546275-1369222699-mon-ngon-bong-mo-qua.jpg

Những ngày cuối tuần cùng những người bạn thân vào quán vắng nơi ngoại thành để thưởng thức món hoa mỏ quạ xào thịt bò. Gắp một miếng thịt bò cặp cùng hoa mỏ quạ chấm vào chén nước tương đưa lên miệng nhai một cách từ tốn. Vị ngọt của thịt bò, hòa lẫn vị giòn, ngọt, và mùi thơm đặc trưng của hoa mỏ quạ len vào trong miệng. Hớp một cốc bia lạnh vào nữa, thật vô cùng sảng khoái và nhớ về quê hương miền Tây da diết.
 
Hạng C
8/2/07
510
7.567
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Mời các Bác tiếp tục cuộc hành trình về miệt vườn thân thương</h2>
Đầu mùa rô ron, cuối mùa rô trứng</h2>
Miệt vườn


Mùa cá rô đồng bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 Âm lịch, cũng là lúc cái nóng oi bức nhường chỗ cho những cơn mưa mùa hè mát dịu. Đầu mùa, rô ron (loại cá non, mềm xương, chỉ bé bằng ngón tay cái) chiên giòn chấm nước mắm gừng cay là một món ăn mà ai chẳng thích.
Sang tháng 7, cá bắt đầu “ôm trứng”, to gần bằng bàn tay, bụng căng tròn hai bầu trứng vàng ươm. Lúc này, các bà nội trợ không cần phải dậy sớm để đón mua những mớ cá đồng hiếm hoi như lúc mới vào mùa bởi chỉ cần bước ra chợ là mua ngay được những cân cá rô to, còn tươi roi rói.
Miệt vườn

Dù được y học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam gọi bằng cái tên khá sang trọng là “quyết ngư” (có tính bình, vị ngọt và không độc, có thể chữa được nhiều bệnh) nhưng cá rô vẫn là món ăn rất dân dã của người dân đồng bằng sông Cửu Long, giản dị từ nguyên liệu đến cách chế biến và thưởng thức.
1314697761_3_20100424_2044457780.jpg

Cũng giống như tính cách phóng khoáng của người miền Tây, cá rô có thể kết hợp với nhiều sản vật khác nhau của từng địa phương để tạo nên những món ăn ngon, phong phú. Có khi đó là vài cọng bông súng tím ngắt trong ao, nắm rau bợ xanh mướt mọc ven đê, rổ bông so đũa màu trắng ngà vừa hái sau vườn hay vài trái khế trước sân nhà. Chỉ với nguyên liệu chính là cá rô, những người phụ nữ miệt vườn có thể khéo léo nấu một bữa cơm gia đình với đầy đủ các món canh, kho, chiên, nướng và cả cá khô.
Ca-ro-bi-chien-gion-xot-me-45AQ529.jpg

Riêng canh cá rô có thể kể ra gần chục món với đủ hương vị khác nhau: cá rô nấu khổ qua, canh cá rô rau bợ, canh cá rô cải xanh… đặc biệt nhất là canh chua cá rô bông so đũa. Dù có thể nấu canh chua với bạc hà, giá sống và vài lát thơm, nhưng canh chua bông so đũa vẫn là số một. Bông so đũa được hái vào buổi sáng sớm. Nếu như món kho tộ phải để lửa riu riu thì món canh chua phải để lửa lớn, để nồi canh sôi vài dạo cho trứng cá rơi ra, nổi vàng lên trên mặt. Lên bàn ăn, dù chỉ nhón đũa gắp lấy vài miếng bông so đũa chấm vào đĩa nước mắm trong cũng nghe vị beo béo của trứng cá rô hòa cùng vị nhẫn nhẫn của so đũa.
Miệt vườn

Cá rô kho khế cũng là một món ăn rất “đưa cơm”. Món này muốn làm cho ngon phải dùng khế chua, còn xanh và có vị hơi chát. Hương vị đậm đà ấy cũng là một phần của quê hương mà đã đi xa thì ai cũng nhớ. Cá rô để kho tộ thường to, béo, ướp nước màu dừa cho thấm rồi xếp vào tộ sành, mỗi lớp cá một lớp khế, kho lửa riu riu. Nhờ kho bằng lửa nhỏ trong tộ sành mà khi dọn ra bàn ăn, tộ cá kho vẫn còn sủi tăm bốc hơi nghi ngút, gắp một miếng cá ăn kèm với lát khế hình ngôi sao đưa vào miệng là thấy vị ngọt, béo của cá hòa quyện cùng cái giòn giòn, chua chua của khế. Cá rô có nhiều xương nên phải ăn một cách chậm rãi, từ tốn và nhờ đó mà thưởng thức được hết vị ngọt, béo và thơm của cá.
Miệt vườn

Cá rô nấu ngót còn gọi là món kho mẵn có thể dùng làm món ăn duy nhất đủ cả hương vị mặn, ngọt, chua, cay cho bữa cơm. Nhiều người nấu ngót cá rô với bầu non, nhưng cách nấu ngót ăn với bông súng của người dân Cà Mau hoặc Đồng Tháp Mười mới thật hấp dẫn. Khi nước bắt đầu “nhảy bờ” (mùa lũ), người dân vào tận đồng sâu dọn luồng, giăng lưới cá rô dọc theo các lung sen, các đìa bông súng. Cá rô kho mẵn nếu làm quá kỹ sẽ mất ngon, chỉ cần làm sạch vảy và bỏ ruột, cho ngay vào nồi nước sôi đã nêm sẵn ít nước mắm. Khi cá chín múc ra tô, nhặt cọng bông súng bỏ vào, vắt thêm vài miếng chanh tươi làm nước cá kho đổi thành màu trắng hơi đục. Cá nóng bốc hơi nghi ngút. Cơm trắng vừa dỡ trong nồi đất ra ăn với món này không biết no.
Miệt vườn

Thật khó kể hết ra những món ăn ngon được chế biến từ cá rô đồng. Không biết từ khi nào, hình ảnh giản dị ấy đã đi vào những câu ca dao, dân ca của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Cũng như canh “râu tôm nấu với ruột bầu”, cá rô trở thành món ăn đạm bạc mà thấm đượm nghĩa tình của người dân quê:

IMG_5811.JPG

Cá rô canh cải nấu gừng Không ăn thì chớ, xin đừng mỉa mai

Nào ai dám mỉa mai một món ăn dân dã đã gắn bó với người dân Nam bộ từ thời cha ông đi khai hoang, mở đất. Ngày nay, nhiều người sống ở TP. Hồ Chí Minh mỗi khi thấy nhớ hương vị cá rô đồng lại rủ nhau vác cần câu, chạy xe hàng chục cây số về tận Long An, dừng lại bên những khoảng đồng lúa xanh mướt hai bên đường câu cá rô, cá sặc để đem về cho bà xã làm bữa cơm chiều, lại thỏa được cái thú đi câu và đỡ nhớ đồng quê.
Miệt vườn