Hạng C
8/2/07
510
7.567
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Nghèo Rớt Mồng Tơi

102_25_trong-nong-toi.jpg

Nghèo rớt mồng tơi…!!! Chẳng biết tự bao giờ mà dây Mồng Tơi lại được người đời gán cho nó một “sứ mệnh” hết sức thê thảm và đen tối như vậy? Cứ nói tới mồng tơi là người ta nghĩ ngay tới cái sự nghèo…mà nghèo cho tới … rớt trái mồng tơi nghĩa là nghèo …không còn gì để nghèo nữa rồi đó…. Mà tui ngẩm nghĩ hoài cũng chẳng thể nào tìm thấy một chút gì về sự tương quan giữa cái tên, cái nghĩa đen lẫn nghĩa bóng với cái hình dáng và tính chất cũng như tác dụng của dây Mồng Tơi. [/b]
Miệt vườn
[/b]
Nếu nói cái tên là dây Mồng Tơi thì ít ra trên thân nó phải có cái hoa hay cái lá của nó có hình dángcủa cái… mồng gà hay là cái lá nó có bộ dạng rách tả tơi…thì mới đúng….Vậy thì tại sao người ta lại đặt cho nó cái tên Mồng Tơi? khiến cho nó suốt đời…cất đầu lên không nỗi như vậy…. [/b]
Mồng Tơi là loại rau ăn thông dụng của mọi gia đình người Việt, dù giàu hay nghèo gì thì trong bửa ăn luôn thường xuyên có mặt món canh mồng tơi. Bây giờ thì người ta hay nấu canh mồng tơi chung với rau Dền và Mướp hay rau Bồ Ngót…ăn cho mát, hay sang hơn người ta còn nấu canh mồng tơi với tôm, với thịt bằm…thì gẩm ra nó cũng đâu có gì để ví cho cái sự nghèo đâu nhỉ? [/b]
Miệt vườn
[/b]
Nhưng bây giờ cho dù tui có dịp được ăn canh Mồng Tơi chế biến theo cách bình thường ở nhà một người bạn, hay được nấu với nhiều thực liệu sang trọng trong mấy nhà hàng ở sài Gòn thì tui vẫn không thể nào quên được nồi canh Mồng Tơi mà mẹ tui nấu cho cả nhà tui ăn khi tui còn nhỏ xíu ở dưới quê… [/b]
Ngày xưa nhà tui không cần phải trồng rau Mồng Tơi, mà chúng được mọc tự nhiên ngoài vườn, tuy nhiên chỉ có duy nhất là loài Mồng tơi tím mà thôi, loại này dể trồng vì chúng có thân nhỏ, nhưng là thân leo, chúng tự biết bò tìm tới nới nào có đủ nước đủ ánh sáng mà sống. có thể khi mới được gieo hạt, chúng phải nẩy mầm và mọc nơi đất xấu, khô cằn…nhưng khi đã phát triển thành dây leo rồi thì chúng luôn cố gắng bám víu, bò tìm tới nơi có môi trường thích hợp mà sinh sống và phát triển… [/b]
Miệt vườn
[/b]
Mồng Tơi xanh thì thân ngắn, cho nên người ta phải trồng chúng trên liếp, để hằng ngày người ta tưới nước chăm sóc chúng, chứ chúng không tự vươn thân ra xa mà tự tìm kiếm nguồn dinh dưỡng như Mồng Tơi tím được. Bù lại Mồng tơi xanh có thân mập mạp hơn, lá cũng bự hơn mồng tơi tím. [/b]
Cứ bắt đầu vào mùa mưa tháng bảy về là tui lại lấy bịch hột mồng tơi khô mà từ mùa trước tui đã phơi khô và cất trên giàn bếp xuống, rải ra vườn. Hột mồng tơi gặp nước như nắng hạn gặp mưa, tức thì chúng nhanh chóng uống no nước, nứt vỏ và nẩy mầm. Chỉ độ một tuần thôi thì chúng đã bắt đầu có thể bò lên các thân cây chung quanh hay bò lên giàn mà tui đã cắm sẳn cho chúng. [/b]
Miệt vườn
[/b]
Rồi khoảng một tháng sau là chúng đã ra hoa, kết trái cũng có nghĩa là chúng có thể bắt đầu cho thu hoạch lá để nấu canh được rồi. [/b]
Bông Mồng Tơi nhỏ nhắn, thân thì trắng muốt, ngoài nụ hơi hồng đến đỏ tươi, y như là “dáng như tim vỡ” của dòng họ hoa Ty-gôn vậy. Trái mồng tơi thì hình trứng hay hình cầu, lúc còn nhỏ nó màu xanh nhưng khi chín nó chuyển sang màu tím hay đỏ thẩm. [/b]
Miệt vườn
[/b]
Người ta hay nói lấy trái mồng tơi làm mực để viết nhưng đó chỉ là trong thơ văn thôi, chứ thực tế ngày xưa lũ nhóc tụi tui không bao giờ mần vậy. Trái mồng tơi chỉ được tụi tui vò cho nát ra và bôi lên áo mấy đứa con gái để chọc phá chơi vậy thôi, tụi con gái cũng la í ới và dí theo mấy đứa con trai tụi tui cho có “phong trào” chứ thật ra mực mồng tơi không dính luôn vào áo như mực xài ở trường, cho nên về nhà xui lắm thì tụi nó cũng chỉ bị má la vài tiếng rồi thôi chứ không bị ăn đòn khi áo bị dính mực thiệt. Tui tui cũng thử lấy viết lá tre chấm lên mực mồng tơi để viết nhưng chữ viết ra cứ lem nhem, mờ mờ và chảy tùm lum chứ nào có ra chữ gì rõ ràng như mực thiệt đâu, Tui thấy mấy cha nhà văn nhà thơ chỉ tổ tưởng tượng…xạo mà thôi.[/b]
28(42).jpg
[/b]
[/b]
Còn riêng về lá Mồng Tơi thì Mồng tơi xanh có phiến lá dầy và bự hơn mồng tơi tím, nhưng khi nấu canh thì mồng tơi tím sẽ ngọt hơn mồng tơi xanh đó. tuy vậy nhưng sao bây giờ ít thấy người ta bán mồng tơi tím quá có lẽ vì năng suất của loại này không cao chăng? [/b]
Nói về năng suất của mồng tơi tui chợt nhớ ngày xưa tui hay qua nhà bà Bảy Hổ để hái “trộm” lá mồng tơi xanh của nhà bà về nấu canh. Bà Bảy trồng mồng tơi xanh cho leo lên hàng rào kẻm gai bên hông nhà bà. Mà không biết bà trồng giống mồng tơi gì mà cái lá của nó dầy như lá Sống Đời và bự cở bàn tay người lớn xòe ra vậy. Cho tới bây giờ tui cũng chưa được thấy giống Mồng Tơi thứ hai nào cho lá bự như giống Mồng Tơi tui thấy ở nhà bà Bảy Hổ ngày xưa, chắc có lẽ vì ngày xưa bà bảy trồng chúng trên nền đất trộn xác mía của cái lò mía đường nhà bà nên chúng phát triển lớn hơn bình thường như vậy chăng? [/b]
Miệt vườn
[/b]
Nhìn thấy đám mồng tơi nhà bà Bảy mà tui thấy thèm hết biết, Cứ canh lúc bà bảy ra ruộng thăm lúa là tui chui qua lò đường và núp dưới hàng rào nhà bà, mắt thì lo liếc con chó Vàng nhà bà Bảy, tay thì nhanh lẹ ngắt lá mồng tơi. Với giống mồng tơi “khổng lồ” của nhà bà bảy thì tui chỉ cần ngắt chừng mười lá mồng tơi thôi là cũng đủ nấu một nồi canh cho ba mẹ con nhà tui ăn rồi. [/b]
canh-hen1.jpg
[/b]
Ngày xưa mẹ tui nấu canh mồng tơi đơn giản lắm, khi thì nấu với tôm khô, lúc nước ròng thì tui chỉ cần lấy rổ ùm xuống sông trước nhà, lặn chừng mười lăm phút thì đã có ngay một rổ hến con nào con nấy bự cỡ đầu ngón tay cái, đem lên ngâm nước một buổi cho mấy con hến nhả hết đất cát trong bụng ra, nấu nước cho sôi mạnh lửa một chút, xúc thả từng vá hến vô rồi cho nước sôi trở lại, lấy đũa bếp đảo vài vòng là thịt hến nổi trắng mặt nồi. lấy rây vớt nhẹ vài vớt là chỉ còn lại vỏ hến nằm dưới đáy nồi thôi. Mà khi vớt Hền thì nước phải sôi thật sôi, chứ nếu không thì thịt hến chìm lỉm, có nước mà đổ ra thau rồi ngồi lụm từng con một, làm kiểu đó tới chạng vạng mới có cái ăn à! [/b]
Miệt vườn
[/b]
Xong rồi thì đổ bỏ vỏ hến, Nước hến chắt bỏ cặn lấy nước trong thôi, nấu sôi trở lại và cho lá mồng tơi đã rửa sạch, cắt làm hai làm ba vô, nêm nếm cho vừa ăn và đổ thịt hến đã vớt khi nãy vô nồi canh, nhắc xuống, cho nhúm hành lá xắt nhuyễn và tiêu xay lên mặt nữa … he he…Hến mà nấu với Mồng tơi thì nồi canh ngọt tới thấu xương chứ hổng chơi à nghen. [/b]
Bây giờ sống ở Sài gòn, kiếm một con Hến để nấu canh mồng tơi thì đúng là đỏ con mắt thiệt. cũng may là có thứ để thay thế Hến đó là Nghêu, cũng nấu tương tự như nấu với Hến, vị ngọt cũng không thua canh mồng tơi nấu với Hến nhưng cái cảm giác ăn rau mồng tơi mà có mấy con Hến lẫn trong rau, trong nước canh …thì Nghêu vẫn mãi mãi không thể thay thế được… [/b]
Miệt vườn
[/b]
Rau Mồng Tơi còn có thể nấu với cua, ăn bá chấy không thua gì canh Cua rau Đay của người miền bắc đâu nghe! Những lúc nước sông trước nhà đầy, không thể bắt hến được thì tui xách thùng, vác móc sắt đi ra sau ruộng nhà bà Bảy Hổ (lại bà Bảy Hổ nữa đó) để bắt cua đồng, nói vác móc sắt đi cho oai chứ chua bao giờ tui lôi được con cua nào trong hang ra bằng móc hết, móc sắt chỉ để tui chọt vô hang thăm dò xem trong đó là cua hay… rắn mà thôi. Khi đã xác định chắc không phải là rắn rồi thì tui mới thọt tay vô hang lôi con cua ra. Vì chỉ có lôi bằng tay thì con cua mới còn nguyên vẹn được thôi, chứ tui mà cho móc sắt vô hang ngoái một hồi thì con cua nó nước mà gãy càng gãy chân với tui hết. [/b]
Có cua rồi, nhiệm vụ của “phái mạnh” duy nhất trong nhà của tui là rửa sạch, lật mu, gỡ gạch cua riêng ra chén, và cho từng con vô cái nón cối Mỹ, lấy chày giã nát. Giã xong cho chừng một chén nước mưa và chút muối vô cho thịt cua không bị dính vào xác cua…quậy và bóp cho thịt cua tách ra, tan trong nước. lược qua rây vài lần cho sạch hết thịt cua, Bỏ phần xác cứng của cua, còn lại nước và thịt cua giã nát cho vào nồi nấu sôi, nước thịt cua đang đục ngầu bổng trở nên trong ngần vì thịt cua trong nước bắt đầu đông kết lại từng lớp và nổi lên trên. tui vớt váng thịt cua ra rây, dùng muỗng ém nhẹ cho ráo nước và cho thịt cua cứng lại…(phần này đáng lý để mẹ tui mần, nhưng tui luôn giành mần để tui ăn vụng thịt cua đó mà…hi hí). Rồi nấu sôi lại phần nước cua, cho rau mồng tơi vô, cuối cùng là cho thịt cua vô…Phần gạch cua lấy riêng khi nãy được mẹ tui phi mỡ tỏi cho thơm và đổ ngay vào nồi canh đang lựng khói, tiếng mỡ sôi trong nồi canh nghe lèo xèo..đã lỗ tai luôn…nồi canh sẽ dậy lên một màu vàng nghính, béo ngậy …thật hấp dẫn. cho hành lá vô nữa là xong. Nồi canh có màu xanh chủ đạo của lá mồng tơi, trên cái “bắc-gờ- rao” màu nâu đỏ của nước cua, xen lẫn những mảng thịt cua và lớp gạch cua bên trên nữa…bảo đảm ăn không đổ mồ hôi không lấy tiền nha…! [/b]
Miệt vườn
[/b]
Bây giờ cứ mỗi lần ăn cơm với tô canh Mồng Tơi, dù không được nấu với cua đồng, không có hến…chỉ được nấu với tôm khô hoặc chỉ nấu chung với mướp và rau dền thôi…nhưng nhìn vào tô canh tui vẫn còn thấy rõ hình ảnh mảnh vườn nhà tui năm xưa, Tui thấy hình ảnh mẹ tui với đôi tay chai sần, thấy những nếp nhăn ngày một hằn sâu trên trán mẹ, thấy cả những giọt mồ hôi trên vai chị, chị tui đã quên đi hạnh phúc riêng, lo cho tui ăn học mà không hay rằng nhan sắc của chị đang phai dần…Gia đình tui đã tằn tiện như vậy, sống kham sống khổ như vậy…cố gắng rau cháo qua ngày để dành dụm từng đồng từng cắc cho tui ăn học bằng con bằng cái của người ta… [/b]
=====[/b]
Viết tới đây tui bổng chợt nghiệm ra phần nào ý nghĩa của câu nói của miệng: "Nghèo rớt mồng tơi” là như thế nào rồi… Với tui, cái nghèo thực tình không liên quan tới cái tên của dây Mồng Tơi, bản thân nó không làm cho người ta nghèo. Mà nó luôn sát cánh kề vai, làm người bạn đồng hành bên những cảnh đời nghèo khó như gia đình tui năm xưa, nó còn song hành bên tui, nhắc cho tui luôn nhớ về một quãng đời cơ cực…qua đó hun đúc cho tui một tinh thần phần đấu không ngừng để sống, để làm việc và tồn tại trên mảnh đất sài gòn nóng bỏng này. [/b]
Miệt vườn
[/b]
Tui và những người con của quê tui, rời làng quê lên Sài Gòn sinh sống…tụi tui như những dây mồng tơi tím, thân được sinh ra từ nơi cằn cỗi nhưng vẩn cố gắng vươn dài, trườn mình lăn xả vào gai góc mà sống. lấy hết sức mà bám vào mảnh đất mấp mô, khô nẻ của Sài Thành… cắn răng bấu víu vào từng thớ đất khách, từng chạc cây khô quê người. Vượt qua khó khăn, cố vươn mình lên cao tìm một khoảng không cho riêng mình, để sống, để tồn tại và sinh sôi nảy nở…Để rồi mai đây một lớp con cháu tụi tui ra đời…chúng sẽ không còn “nghèo rớt mồng tơi” như cha như chú của chúng. Nhưng tui sẽ không thể nào không kể cho con cháu tui nghe về một loài rau mát lành, dể trồng dể sống… loại rau từng nuôi sống tui và từng là nguồn động viên an ủi, nhắc nhở tui về sự ung dung tươi mát trong tâm hồn, về sự cứng cỏi trong mỗi bước đi, về tinh thần của loài dây Mồng Tơi mềm yếu nhưng không bao giờ gục ngả trước khó khăn gian khổ, không bao giờ bị hủy diệt trước gian nan thử thách của cuộc đời.[/b]
 
Hạng C
16/5/11
673
68
28
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

thớt hay quá.
41.gif

 
Hạng B2
5/10/11
330
4
18
Đang đói bụng lại ngồi đọc bài của bác ... thiệt là :):):). Vào mùa nước nổi năm nay, em sẽ cố gắng về An giang để thử món này. :D
quote=thuvtn]
Mắm sống bần chua

NQ4Ban.jpg


[/quote]


 
Tập Lái
15/5/13
13
0
0
33
thuvtn nói:
Sau bao nhiêu cố gắng, cuối cùng thì thớt "miệt vườn" của em cũng bị delete.
Có lẽ các bác sống ở thành thị quen rồi, nên miệt vườn nó là cái gì đó xa lạ. Nhưng dù sao thì vẫn có các bác khác thích, mà sao MOD lại nỡ lòng xóa của em.
Còn bao nhiêu bài viết hay nữa về miệt vườn chưa kịp post lên cho anh em coi.

Thôi thì làm 1 bài nữa, các bác ủng hộ để nó đừng trôi đi nha

Mắm sống bần chua

NQ4Ban.jpg

Nói đến Nam bộ nhất là vùng đất An Giang, người ta liền nghĩ ngay đến mắm; có thể nói đó là một trong những món ăn đặc trưng mà quanh năm người Nam bộ hầu như không thể thiếu. Mùa nước lên cá tôm từ thượng nguồn về nhiều, ăn tươi không hết thì mọi người ủ làm mắm để chế biến thành bao món ngon khác: lẩu mắm, mắm chưng hột vịt, bún mắm nhưng có lẽ dân dã nhất là ăn sống kèm trái bần chua

Món này có thể ăn kèm cơm nguội nhưng không phải là một món ăn cho no bụng mà đơn giản chỉ là một món ăn chơi. Người Nam bộ không dùng nó để đãi đằng khách quý cũng không chọn làm thứ cao lương mỹ vị nhưng có một cái gì đó rất dân dã, rất thôn quê mà cái vị chua và chát của bần kết hợp cùng vị mặn của mắm, vị ngọt đằm của cơm đã nguội thì cứ phải nhớ phải thèm, để rồi trong một buổi xế đói bụng chợt nhớ à phải ăn món đó.
rau12.jpg
mam%20ca.jpg

Thường thì ăn món này ngon nhất là tháng 7, tháng 8 khi đó trái bần vừa dôn dốt chưa chín hẳn, cơm quả chưa thành bột nhưng cũng không còn cứng, người ăn có thể thưởng thức quên thôi. Có thể ai không thích chua thì bảo ê răng, nhưng với những người thích ăn thì có chua mấy, ê răng mấy cũng có cách trị, đó là quả khế chua vừa chín nếu ăn vào vài lát khế, cảm giác ê răng sẽ biến mất. Có nhiều người về miền Tây tự hỏi rằng sao nơi này lại có thể sáng tạo ra nhiều món độc chiêu đến lạ thì người miền Tây lại bảo rằng hồi xưa khi Gia Long - Nguyễn Ánh vào đây đã tạo ra món này đó chứ, hồi đó vua đâu dùng chén đũa gì đâu, cứ tay bốc cơm nguội, tay xé mắm ăn mà ngon lành.
Có lẽ thời đó vùng Nam bộ còn hoang vu lắm, rừng thiêng lại nước độc nhưng hễ cây nào có trái thì cũng có thể ăn được nhất là vùng bãi bồi phù sa cây bần nhiều vô kể; ghe thuyền đang đi trên sông, có nấu sẵn nồi cơm khều thêm trái bần ăn cùng mắm là đã no bụng. Bây giờ không còn như xưa, thức ăn thức uống không thiếu thứ gì nhưng lâu lại thiếu hương vị ngày xưa, thế là lại ăn để kỷ niệm vậy mà. Nếu có ai về miền Tây vào dịp hè, đừng quên thưởng thức món này nhé, tuy không hấp dẫn như lẩu mắm, cá lóc nướng trui hay bò tùng xẻo nhưng là một hương vị lạ của vùng đồng bằng sông nước.


 
Hạng C
8/2/07
510
7.567
93
HCM
Em hầu chuyện các Bác tiếp đây
Chiếc niêu đất
noidat1.jpg

Nằm trong xó bếp lẫn cùng tro than đã nghìn năm, niêu đất từng chứng kiến cảnh đói nghèo của những kiếp người bữa ăn toàn gạo hẩm, cháo hoa, sang hơn thì có nồi cá kho tộ. Niêu đất ủ trong mình vị nồng ấm riêng có trong mỗi món ăn. Ngày nay, nồi đồng, nhôm, gang, và nồi điện đã dần thay thế niêu đất, nhưng cái bình dị, nghèo khó từ nghìn năm để lại dễ gì mà quên được?
phu_thanh_chuong_ns_(23).jpg

“Ăn xó mó niêu”, đó là câu nói về cách ăn ở của người nghèo, quanh năm thui thủi một mình trong thiếu thốn, tối tăm. Xưa nay, đâu phải nhà ai cũng có mâm thau, nồi đồng, bát sứ, chiếu hoa? Những chiếc nồi đồng Ba mươi Tết có thể luộc bánh chưng, đến chiếc niêu mốt bằng đồng điếu thổi gạo tám thơm, gạo dự cho một người ăn… không phải của tất cả mọi người.
Nhà nghèo, chỉ quen cái niêu đất, ấm đất, nồi hông. Nó mà vỡ thì thật xót xa, còn lâu mới sắm lại được. Nên đến khi vỡ, nó còn được dùng làm nồi rang, kéo dài cuộc đời của nó thêm một thời gian nữa.
images73640_4.jpg

Chiếc niêu đất mới gõ coong coong, đỏ hồng hoặc vàng thổ, lâu dần mặc áo đen kịt, không bao giờ sạch nữa. Bên trong cũng xám lại vì cơm thành cháy sém nhiều lần. Chả ai bỏ đi miếng cháy sém bao giờ. Của ngọc thực đấy. Phí của giời là phải tội. Ngay cơm hớt là thứ cơm gần vung thường có lẫn tro, còn dùng cho chó cho gà. Tiết kiệm đến thế là cùng. Và chiếc niêu đất cũng làm công việc của mình tận tụy một đời gần tro than, chung phận với người nghèo.
imagehandler.jpg

Những chiếc niêu đất cũng như chủ nó. Làm gì có giò nem ninh mọc, cơm tám chả chim. Chỉ là thứ gạo hẩm, gạo xay, nếu nghèo hơn nữa, thì chỉ là chút cháo hoa nấu loãng, có lúc còn độn cả rau, cả khoai mà cầm hơi qua ngày. Nếu là chiếc nồi hông to thì còn có lúc vui chút ít, được chiều chiều theo các chị ra sông ra giếng gánh nước về. Nước long lanh mát rượi, chiếc lá bàng, lá tre cũng lung linh mặt nước cho khỏi sóng ra ngoài. Và như là hai nồi nước, cái vai chị, cánh tay chị đánh đường xa, tàu lá bóng loáng… cũng long lanh tiếng cười theo con mắt anh nào sau hàng rào, cánh liếp.Nếu là siêu sắc thuốc có cái vòi tí tẹo, cái quai cầm cong cong thì chỉ quen thuộc với một thứ củi rào là cành tre, gộc tre chứ không bao giờ là than đá hay củi xoan.
21-5NA17BaoAnh2152012112415799%5B1%5D.jpg

Niêu đất trông lúc nào cũng nghèo nghèo, tội tội nhưng dễ gì quên được. Nhất là khi nhớ lại những đận ở quê ra, mẹ bọc trong tay nải một niêu cá kho tộ còn ấm hơi tro. Quà quê đấy, xuềnh xoàng vậy nhưng sao mà thân thương quá…
 
Tập Lái
1/8/12
2
0
0
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

muốn ăn bần, ra Long Phước - Quận 9. em đãi ăn miên man nhá.
 
Hạng B2
13/11/12
146
1
20
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Nhìn chuột nướng vỉ em xèm quá ah :(((( Vũng Tàu hok có mới ác
 
Hạng D
8/3/13
1.289
212
63
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Sưu tầm và post bài hay quá,ủng hộ bác nhen...thanks
 
Hạng C
8/2/07
510
7.567
93
HCM
Re:Thớt "Miệt vườn" của em đã mất

Em hầu chuyện các bác tiếp nha
Khô sặc xoài bằm</h2>
dac-san-nam-bo-goi-xoai-ca-sac-051a.jpg


Gỏi khô sặc xoài bằm được người dân Nam Bộ chuộng vào hàng nhất nhì trong những thứ đưa cay. Lý do giản dị vô cùng: Dễ kiếm, dễ làm, không phải cầu kỳ củi lửa.

Không nơi nào trên xứ Việt này mà cái câu "Nam vô tửu như kỳ vô phong" lại đúng đắn tựa chân lý như ở Nam Bộ. Người đàn ông Nam Bộ nào cũng chứa trong máu mình đôi phần rượu. Và trong thực đơn Nam Bộ nào cũng phải có đôi ba món nhậu. Đồ nhậu cầu kỳ cũng có, giản đơn cũng có. Thịt, cá, rau cỏ đã đành, mà ngay cả trái cây lúc chín hay lúc sống (người bắc kêu là xanh) đều thành những món nhậu tuyệt hảo, mới trông đã bắt thèm.
nom-xoai-xanh-tom-nuong-chua-cay-6c55.jpg


Này nhé. Hãy chọn một trái xoài sống, gọt lớp vỏ mầu xanh sẽ thấy lớp thịt mầu trắng ngà, ngon lành và nõn nà. Tách lớp thịt đó ra. Cẩn thận đấy. Cắt làm sao cho được hết cả chiều dài của trái xoài. Rồi xắt thành những sợi chỉ mỏng tang. Coi chừng nát vụn ra liền vì xoài sống rất giòn. Những sợi chỉ chua chua ấy là thứ không thể thiếu cho món gỏi được coi là "quốc hồn quốc túy" của miền Tây Nam Bộ này.
56016_12eb0caf42f3f8fcc1cb43f4e8b60e9bd0333a4d.jpg


Cá khô là thứ người ta hay dự trữ để ăn dần trong những ngày mưa gió bão bùng, chợ búa chẳng tiện đường nhóm họp. Nhưng không phải vì thế mà người ta không lấy khô cá ra nhậu! Tại cái xứ khoát tay xuống nước là vớt được con cá này, phơi cá khô không chỉ nhằm mục đích "tích cốc phòng cơ" mà ăn con khô mực khô cá cũng là một cách thưởng thức miếng ngon theo một lối khác kiểu nấu xào ngày thường.
t444886.jpg


Khô cá để làm gỏi phải là khô cá sặc. Nhớ chọn con dày mình nhiều thịt. Xé miếng khô sao cho nhỏ đặng mau thấm nước chua của xoài. Trộn cả hai thứ đó vô, thêm chút đường, vài cọng rau thơm. Thế là xong. Quá đơn giản.
Gỏi khô sặc xoài bằm được mấy ông bợm nhậu chuộng vào hàng nhất nhì trong những thứ đưa cay. Lý do giản dị vô cùng. Dễ kiếm, dễ làm, không phải cầu kỳ củi lửa. Mà mát cứ lịm cả người. Thêm xị đế xứ mình nữa thì chắc mấy cha ngồi nhậu tưởng đang được hưởng thứ tiên tửu nơi thượng giới.
goi-xoai-kho_74432.jpg


"Uống đi mấy chú, khỏi sợ bà xã càm ràm. Ai kêu bả trộn gỏi xoài ngon cỡ này có Trời cũng không tránh được gầy bàn nhậu. Dzô!" Người đàn bà vừa trộn xong thấu gỏi, ngồi dưới bếp canh chừng ông xã quá chén cũng phải tủm tỉm cười thấy ổng "nịnh đầm" quá xá. Đúng là "chồng uống vợ say". Người và đất Nam Bộ giản dị và đôn hậu quá chừng.