Hạng C
28/3/12
660
773
93
HCM
Sài Gòn - những cơn mưa bất chợt


MƯA
Mưa là hiện tượng thời tiết theo quy luật của thiên nhiên mà sao các năm gần đây mưa không còn theo một quy luật nào đó nữa. Đôi khi mưa bất chợt, mưa thật lớn, mưa như thác đổ theo cái kiểu mà thời gian trước không ai có thể nghĩ ra là hiện nay mưa có thể như thế này.
Mưa cũng là nguồn cảm hứng cho bao nhiêu người viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc… Mưa có thể tạo nên khung cảnh lãng mạn, thay đổi nhiệt độ không khí …cho bất cứ ai yêu mưa hoặc đang cảm thấy bực bội trong cái nắng của miền nhiệt đới. Mưa nó đẹp và nên thơ biết dường nào, nhưng mưa cũng là kẻ thù của những người tham gia giao thông nói chung và mình muốn viết về mưa cho cánh tài xế ngồi sau volang nói riêng. Hôm nay em muốn nói về cái riêng này, nói cho riêng em và nói phụ luôn cho các bạn đang cầm lái.
BỰC
Ai đẹp trai xinh gái mà cầm lái đều rất bực mình về mưa nhất là vừa rửa xe xong chạy một chút lại mưa. Cái bực này luôn mang theo điểm chung của tất cả mọi người vì công sức, thời gian và chi phí bỏ ra đã bị những hạt mưa cuốn trôi đi trong tích tắc, xóa bỏ hết một mong đợi về chiếc xe sạch bóng loáng chạy trên con phố. Mưa xong có khi còn dơ bẩn hơn khi chưa rửa. Nhìn sơ có thể nghĩ về câu chuyện cái chăn bông và 101 con chó đốm

MỜ
Trời xanh mây trắng nắng vàng lung linh như thế đó. Ầm ầm và rào rào thì nó sẽ khác hẳn, mọi thứ như trở nên mù mịt kiểu như người bị cận 8 độ tự nhiên mất cái kính. Hoặc có thể suy nghĩ ngược lại, cái kính lái đang trong trẻo bỗng dưng trở nên mù mờ bởi một lớp màng nước mỏng phủ đều lên quanh xe. Nhất là cơn mưa to tầm tã thì không thấy gì luôn. Vậy thì sao?

GẠT NƯỚC – GẠT NƯỚC
Gạt nước là cái bộ phận nhỏ xíu mà chúng ta phải luôn chăm chút nhất là mùa mưa. Khi mà qua thời gian sử dụng, dưới tác động của thời tiết mưa nắng thay đổi liên tục, phơi trên kính lái chịu nhiệt hàng giờ liền… khiến nó không còn đảm bảo được chức năng vốn dĩ nó phải làm là gạt sạch nước trên kính do bị chai. Vậy là đến lúc phải thay nó rồi đó. Giá thì cũng không nhiều, tầm vài trăm nghìn cho một bộ cũng có.
Gạt nước: không phải cứ gạt mạnh là tốt, hay gạt nhẹ là đủ cũng chẳng phải để gạt tự động theo cảm biến. Cái gì mà mình không kiểm soát, để cho cái máy nó tự động thì chắc chắn sẽ không làm mình hài lòng bằng mình tự chỉnh. Nhiều khi cho qua chế độ gạt tự động, xe lại gạt nhiều hơn mình cần hoặc ngược lại. Vậy tự chuyển các chế độ gạt nước để có được tầm nhìn tốt nhất theo cảm nhận từ người lái là ổn hơn.
TỐI
Đã mờ rồi, lại còn cái gạt nước vẩy vẩy, thật khó chịu phải không? Trời mưa thì mấy giăng kín lối tối om rồi. Em không nói thì chắc ai cũng hiểu là sẽ bật đèn hoặc xe cảm biến tự động bật đèn. Tuy nhiên chẳng ăn thua đâu nếu mưa quá to như vài hôm vừa qua. Vậy thì hãy bật hết đèn từ sương mù trước/sau, đèn demi, đèn gầm, đèn cảnh báo, chớp hazard… kính thưa các loại nhé nhưng trừ đèn pha. Nếu các đèn trên hỗ trợ cho việc nhận biết nguy hiểm từ xe mình phát ra cho các phương tiện giao thông khác, hoặc để góp phần soi sáng thêm cho người cầm lái… thì đèn pha là thủ phạm tạo ra nguy hiểm khi khi đã mù và mờ lại còn bị đèn pha xuyên thẳng vào mắt thì cái ánh sáng cường độ mạnh đó tán xạ vào lớp nước trên kính lái, xác định là mù mờ thêm. Nếu bạn cảm nhận điều đó đúng thì người lái xe đối diện cũng thế. Có thể chớp/đá đèn để cảnh báo hay nhìn nhanh nhưng đừng bật đèn pha liên tục nhé.

MƯA NÉ TRẮNG – NẮNG NÉ ĐEN
Thế hệ trước đúc kết kinh nghiệm thì chỉ có đúng. Trời nắng mà thấy trên đường có vật thể đen thì phải né, đừng lao vào, nó là ổ voi ổ chuột ổ gà gì đó. Có thể ổ to hay nhỏ nhưng đều nguy hiểm cả. Nhẹ thì k sao, manh thì hư hỏng xe, nặng thì lạc tay lái và chẳng ai đoán được chuyện sẽ gì xảy ra sau đó. Vậy cái ổ đó vào trời mưa sẽ tụ nước lại tạo nên màu trắng trong khi chỗ phẳng thì nước chảy đi nên vẫn cảm thấy bình thường.

LANE NÀO?
Nếu phải di chuyển trong thời tiết như thế và nếu lane đường thuận lợi, hãy di chuyển lane giữa. Như vậy chúng ta có thêm không gian ít nhất một lane đường để xử lý tay lái theo phản xạ hoặc kinh nghiệm khi có chuyện xảy ra. Điều khiển xe gần con lươn hoặc giải phân cách quá, nhất là các đoạn đường cong tụ nước mưa do thoát không kịp, xe đối diện chạy mạnh/nhanh thì xác định khớp thời điểm và vị trí thì xe ta sẽ bị ăn nguyên mảng nước vào kính lái. Tay không vững, không lường trước thì dễ bị giật mình và xảy ra lạc lái. Nhẹ là vậy, còn nặng thì có thể vỡ kính lái do lực nước đập vào rất lớn. Nếu thấy trước và không né được thì hãy chắc tay lái theo tầm nhìn đã thấy trước đó để hứng phần nước tạc nhé, thế có khi còn an toàn hơn là né sang bên phải có xe khác đang di chuyển cùng chiều kề bên. Nếu bạn thấy bị té nước vậy và bực mình, thì bạn đi qua chỗ nước cũng nên đi chậm lại hoặc tránh từ xa nhé. Lực nước bung mạnh dưới bánh xe xạc vào gầm xe của bạn, việc này bạn sẽ cảm thấy xe mất độ bám đường và bị trược như lướt sóng. Nguy hiểm đấy!
NHÂN VĂN
Bạn mới bị xe khác té nước phía trên đúng không? Nhưng bạn hoàn toàn khô ráo vì khả năng bể kính và bạn bị ướt cũng không nhiều. Tuy nhiên nhưng người giao thông bằng xe máy bên phải bạn thì sao? Cho dù họ mặc áo mưa nhưng cũng không che kín được. Hoặc lực tạc của nước quá mạnh, họ sẽ ngã. Họ có thể là người già, em bé… hay những cô gái lái xe ít vững vàng. Vậy hãy nghĩ họ có thể là người nhà, người quen của bạn … hoặc có thể là chính bạn để rồi đi chậm lại, đừng để họ đang ướt vì nước đang rơi và còn phải ướt thêm với nước bẩn đã rơi nằm dưới lòng đường.

THỦY KÍCH
Thủy kích là hiện tượng xe bị chết máy khi đi vào vùng nước cao ngập vào máy xe. Nếu đã tắt máy rồi, TUYỆT ĐỐI KHÔNG CỐ ĐỀ MÁY để mong xe nổ máy. Hãy gọi ngay cho đơn vị Bảo hiểm và cứu hộ để có sự hỗ trợ tốt nhất. Tuy nhiên bạn nên tránh việc đi vào nơi bị ngập. Bằng cách nào?
Nhìn xe phía trước đi cùng chiều, nước ở mức nào rồi ước lượng xem nó sẽ cao tầm nào của xe mình? Nước tạc do xe khác tạo sóng sẽ lên tới đâu?
Có xe oto đi ngược chiều không? nếu có thì hãy hỏi thăm họ về đoạn đường họ vừa đi qua.
Không chắc chắn về nơi mình sắp đi qua thì hãy chuyển tuyến đi, hoặc không thể quay lại thì có thể tấp vào lề, hoặc leo lên lề, uống ly café, ăn món gì lót dạ và chờ nước/mưa giảm.
Tuy nhiên việc chuẩn bị tốt nhất là nên xem thời tiết, hướng mây và quan sát để không phải hối tiếc sau đó.
FM
Đài FM là phương tiện thông tin rất tốt. Khi muốn biết thông tin về nơi sắp đi qua, cho dù trời nắng hay mưa, thông thoáng hay kẹt xe… Bạn có thể nghe FM sóng 91 MHz và 95.6 Mhz (khu vực quanh SG). Hoặc có thể gọi trực tiếp vào 08.39.91.91.91 hoặc 08.38.22.11.88 để hỏi về khu vực mình sắp đi đến khi cần thông tin gấp. Tuy nhiên, nếu vào trời mưa thì không cần cố định 1 tần số vì nhà đài thấy trời mưa sẽ phát nhạc nhằm giải tỏa stress tay lái một cách não lòng hơn khi phát các bài nhạc có tựa đề liên quan đến mưa như: Dấu mưa, Cơn mưa qua đây, Cơn mưa tháng năm … Não lòng!

YÊU
Bạn về nhà an toàn sau cơn mưa dữ dội rồi hén. Nếu yêu xe của mình, trước khi cất xe, bạn nên xịt nước lên xe. Nước mưa có nhiều acid, nước trên đường do ngập hoặc do nước dưới cống thoát trồi lên có chứa nhiều chất bất lợi cho khung gầm bằng thép, màu sơn và các vật liệu khác cấu tạo xe. Xịt nước để tẩy rửa nó phần nào nếu không có đủ thời gian rửa xe nhé.
**************************************
Bài viết dựa trên quan điểm và kinh nghiệm cá nhân sau một thời gian ngắn cầm lái, có thể đúng hoặc sai với ai đó, em sẽ cố gắng học hỏi những góp ý và chia sẻ mới.
Rất mong nhận được nhiều góp ý thêm để mọi người cùng thêm kinh nghiệm lái xe trời mưa.
Văn em tệ, mong mọi người hiểu là được.
Chốt: mưa to quá thì ta tấp vào lề, chụp hình úp FB hoặc vào quán làm tí rồi tính sau.
Chúc các bạn lái xe an toàn nhé.

TTG.2017.04.03
Có ông anh nhắc về vụ Nano kính lái, em nhớ trước khi kết thúc bài, nhưng em khong muốn viết về nó