Hạng C
28/4/17
533
1.361
93
49
Xin phép Mod.

Tàu ngầm tấn công San Juan
WireAP-967a5dee3f7843b1bd7f77e-8305-2847-1511054273.jpg

Tàu đang trên hành trình đi từ căn cứ Ushuaia ở cực nam Agentina đến căn cứ Mar Del Plata ở phía Bắc. Theo quy định thì các tàu hải quân khi di chuyển đều phải duy trì liên lạc theo định kỳ. Lần cuối cùng San Juan liên lạc với căn cứ là ngày 16/11. Lúc đó, nó thông báo vị trí ở cách đất liền 250 hải lý (khoảng 430km).

Hải quân Argentina thoạt đầu cho rằng có lẽ tàu chỉ bị hỏng hệ thống thông tin liên lạc, nhưng lo lắng ngày càng tăng vì đến hôm nay đã là 3 ngày mà nó vẫn biệt tăm.

Cuộc hành trình dự kiến của San Juan, khu vực khoanh tròn đỏ là nơi các tàu và máy bay tìm kiếm đang tập trung săn tìm.
467764CF00000578-5095397-image-a-16_1511005781805.jpg
 
Hạng C
28/4/17
533
1.361
93
49
Để nói rõ hơn về sự lo lắng của hải quân Argentina về số phận tàu San Juan, phải nhìn vào thông số của tàu.
1. Tàu đã hạ thủy từ năm 1983, đến nay là đã 34 tuổi. Tuy là tàu xịn do Đức đóng nhưng số tuổi này là khá cao, đặc biệt là với tàu ngầm vì chúng phải thường xuyên lặn sâu và khung vỏ phải chịu sức ép cực lớn. Tàu San Juan đã trải qua một đợt bảo dưỡng vào năm 2013 với chi phí 60 triệu đô, nhưng chủ yếu là để tahy hệ thống pin và động cơ.
2. Tốc độ tàu khi lặn là 25 hải lý/giờ, nổi là 15 hải lý/giờ, có nghĩa là nó có thể di chuyển ít nhất 360 hải lý mỗi ngày. Hôm nay đã là 3 ngày kể từ khi nó mất liên lạc, mà vị trí cuối cùng nó thông báo là chỉ cách bờ có 250 hải lý.
3. Nếu chỉ bị hỏng hệ thống thông tin, theo nguyên tắc con tàu phải nổi lên để tìm cách liên lạc. Trên biển luôn có nhiều loại tàu di chuyển ngang dọc, nhiều nhất là tàu cá. Nhưng đã 3 ngày nay, không có tàu nào nhìn thấy San Juan.

Thiết kế cơ bản của San Juan
bbaa3b83c1eba08589e79c9c8c8f7c71526e2c12_hq.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Tấn Dũng
Hạng C
28/4/17
533
1.361
93
49
Điều em thấy đáng lo nhất là: Nhiều khả năng tàu bị cháy hoặc mất điện hoàn toàn, vì 2 lý do sau.

Thứ nhất, trên tàu luôn có nhiều hệ thống thông tin liên lạc chứ không chỉ có mỗi một cái radio như thời Thế Chiến 1. Gần như cực hiếm có trường hợp mà tất cả các hệ thống đều hư hỏng cùng 1 lúc. Và cho dù chúng có hư hỏng cùng lúc đi chăng nữa, các nhân viên kỹ thuật trên tàu vốn được đào tạo rất kỹ không có lý do gì không sửa chữa được. Thậm chí nếu ví lý do nào đó mà họ không sửa được thì việc chế tạo một radio đơn giản bằng các vật liệu có sẵn trên tàu cũng là quá dễ với họ.

Thứ hai, những người trên tàu thừa biết sau khi gián đoạn liên lạc thì quy trình tìm kiếm cứu nạn phải được khởi động, và họ phải tìm cách phối hợp để cho các máy bay, tàu cứu nạn tìm ra họ một cách nhanh nhất. Dĩ nhiên là họ phải nổi lên, và việc hữu hiệu nhất là mở các thiết bị cảm biến như radar, sonar chủ động. Việc radar phát sóng sẽ giúp mọi người chỉ việc hướng mũi tàu chạy về phía nguồn phát là tìm ra họ cực kỳ dễ dàng. Các anh lưu ý radar làm việc theo nguyên tắc là phát sóng đi, sóng va chạm vật thể dội ngược trở lại để radar thu được tín hiệu phản hồi, như vậy tầm xa radar bị hạn chế vì sóng phải đi theo con đường cả đi và về. Còn trường hợp này, radar chỉ việc phát sóng, các máy bay, tàu tìm kiếm chỉ nhận tín hiệu, sóng chỉ đi không cần về nên theo lý thuyết thì tầm phát hiện tăng lên gần gấp đôi. Với tầm sóng xa hàng trăm km cũa radar trên tàu thì việc tìm ra họ rất dễ dàng. Nhưng cho đến nay chưa ai thấy được.

Không lẽ ngoài toàn bộ các hệ thống thông tin liên lạc hỏng cùng lúc mà radar, sonar cũng tiêu luôn?

Vì vậy, nhiều khả năng tàu đã chìm, bị cháy hoặc mất điện hoàn toàn. Mà bị cháy, bị mất điện cũng gần như là tàu ngầm đã xong đời. Không như các loại tàu nổi.

Tàu ngầm gần như luôn di chuyển đúng như tên gọi của nó, nghĩa là lặn dưới nước. Có hai lý do mà chúng luôn lặn. Một là lý do an ninh, tránh bị do thám. Hai là chúng được thiết kế tối ưu cho việc chạy ngầm, nên khi chạy ngầm chúng luôn nhanh, linh hoạt và tiết kiệm hơn hơn (ở post trước em cũng nêu tàu San Juan có tốc độ khi chạy ngầm là 25 hải lý/giờ trong khi chạy nổi chỉ được 15). Tàu ngầm chỉ nổi khi chúng cần chạy máy diesel để xạc pin hoặc một vài trường hợp đặc biệt nào đó.

Khi chạy ngầm, tàu phải chạy bằng động cơ điện (vì động cơ diesel phải có không khí mới chạy được), nên mất điện thì... nằm ở dưới nước luôn. Tàu cũng có cơ chế xả khẩn cấp các bồn chứa nước dằn để nổi khẩn cấp, nhưng muốn làm việc này cũng cần điện cho các máy bơm.

Khá bi quan, nhưng thôi, cứ cầu nguyện cho San Juan và mong họ chỉ đang vướng vào một trường hợp hy hữu lạ lùng nào đó thôi.
 
  • Like
Reactions: Lookahead
Hạng C
28/4/17
533
1.361
93
49
Hiện tại thì ngoài lực lượng tìm kiếm của Argentina , có 2 quốc gia khác cũng đề nghị hỗ trợ tìm kiếm con tàu.

1. Mỹ, đương nhiên Argentina OK. Mỹ đã điều P-8A Poseidon, máy bay săn ngầm và giám sát biển xịn nhất của mình xuống hỗ trợ. Ngoài P-8A thì còn có P-3 phiên bản đặc biệt của NASA chuyên dùng để nghiên cứu các vùng cực, lý do là vùng biển phía Nam Argentina gần Nam cực, thời tiết lạnh giá và khắc nghiệt.

2. Anh, Argentina thẳng thừng từ chối lời đề nghị hỗ trợ của Anh. Lý do là vết thương trận Falkland vẫn còn đó, khu vực mất tích lại nằm gần Falkland mà còn dính tới tàu ngầm nữa chứ. Nó gợi cho người Argentina nhớ đến nỗi đau lớn nhất trong trận Falkland là việc tàu ngầm Anh đánh chìm chiếc tuần dương hạm General Belgrano, 323 thủy thủ Argentina chết chỉ riêng trong sự kiện này.
 
Hạng C
28/4/17
533
1.361
93
49
Bài viết rất hay ạ, nhưng ko hợp với box Trên đường thiên lý, em xin chuyển xuống box Cà Phê
Tks mod.

Đến giờ này, vẫn chưa có tăm hơi gì về San Juan. Điều này chứng tỏ dự đoán của em ở trên có lẽ không may... đã đúng. Con tàu cùng với 44 thủy thủ trên đó, cho dù còn sống hay đã chết, thì cũng đang nằm ở dưới biển. Không phải chỉ đơn giản là bị hỏng hệ thống liên lạc như tuyên bố của hải quân Argentina.

Tình hình nguy cấp như vậy khiến cho Argentina phải ưu tiên tính mạng thủy thủ, chấp nhận cho người Anh đưa tàu phá băng trang bị sonar cùng một toán chuyên viên cứu hộ tàu ngầm đến cùng tìm kiếm. Mỹ cũng đã điều thêm P-8A đến hiện trường.

Việc tìm kiếm con tàu ở dưới nước là khó khăn gấp trăm lần vì hai vấn đề.

1. Khi tàu mất động năng, nó sẽ chìm xuống đáy. Và khi nó nằm ngay trên đáy biển, sóng sonar dò tìm sẽ bị nhòe nặng vì đáy biển cũng phản hồi sóng sonar. Thậm chí có khi còn phản hồi mạnh hơn nếu tàu ngầm được dán lớp cao su đặc biệt hấp thu sóng nhằm chống lại sonar. Trớ trêu thay, cái thứ tạo ra để giúp họ sống sót trước sonar kẻ thù giờ lại thành đồng minh với thần chết đang cố giết họ.

2. Không biết San Juan đang ở khu vực có đáy biển sâu đến mức nào. Một tàu ngầm diesel điện như San Juan thường chỉ có khả năng sống sót ở độ sâu tối đa 400-500_mét. Sâu hơn nữa thì nó sẽ vỡ tung vì áp lực nước.

Mọi hy vọng là cầu trời đất, hy vọng tìm được dây phao tín hiệu nổi (floating wire) của nó. Nếu may mắn tìm thấy nó thì chúng ta sẽ có 30% hy vọng cứu được ai đó.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: phamttruc
Hạng C
28/4/17
533
1.361
93
49
khá chi tiết . tks chủ thớt !
Cảm ơn anh.

---------------------------
Thời gian tìm kiếm đang cạn dần vì vấn đề dưỡng khí của tàu, cuộc tìm kiếm đang trong giai đoạn nước rút.

Bỏ qua hết các khả năng xấu. Chúng ta giả dụ là tàu vẫn nguyên vẹn với các thủy thủy bên trong và đang chờ được cứu, thì cũng phải tìm ra và cứu họ trước khi lượng oxygen trong tàu cạn kiệt.

Mối lo lớn nhất là tàu bị cháy mới dẫn đến việc mất điện, mất động năng dẫn đến chìm như đã phân tích ở trên. Vụ cháy cho dù có được dập tắt, thủy thủ đoàn còn sống thì nó cũng sẽ làm suy giảm nghiêm trọng lượng oxy trên tàu.

Bên cạnh đó, các tàu ngầm hiện đại như Los Angeles hay Seawolf của mỹ chẳng hạn đều được trang bị máy tạo oxy từ nước biển (theo nguyên tắc loại bỏ muối và hydro trong nước biển), nhưng các tàu đời cũ như San Juan thường chỉ có phương pháp cũ. Nghĩa là phải nổi lên gần mặt nước, thò ống thông hơi (snorkel) lên mà bơm không khí bên ngoài vào. Cách này được cái rẻ tiền, không khí thiên nhiên khiến người trong tàu phấn chấn (thủy thủ tàu ngầm vốn thường đối mặt với vấn đề thần kinh do phải làm việc trong môi trường kín mít đơn điệu), nhưng tàu phải nổi lên mới có được dưỡng khí và hơi muối trong không khí biển làm giảm tuổi thọ thiết bị trong tàu.

Nằm dưới đáy biển, dĩ nhiên San Juan không có nguồn bổ sung oxy như các tàu hiện đại. Tuy luôn có các bình oxy dự trữ cho trường hợp khẩn cấp nhưng theo Hải quân Argentina thì chúng chỉ đủ cho 7 ngày (trong trường hợp chúng không bị hư hỏng trong sự cố).

Đến nay đã là 5 ngày....
 
  • Like
Reactions: Ha Sonata