Hạng F
13/1/06
13.891
35.965
113
Trọng tải không phải là khối lượng chở thực trên đường, cũng không bao gồm khối lượng bản thân xe và không được lẫn với tải trọng. Khi cộng trọng tải (thiết kế hoặc sau cải tạo) với khối lượng bản thân xe sẽ được tổng khối lượng lớn nhất (cho phép) của xe. Ba thông số kỹ thuật này đều thuộc lý lịch của xe, được ghi trong Giấy Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Giấy CNKĐ) do Đăng kiểm cấp.
Nếu dùng với nghĩa như vậy thì nên giữ lại các từ trọng tải và vượt trọng tải.
Thay thế các từ tải trọng và trọng lượng của xe.
..................
Ngoài ra, các từ tải trọng và trọng lượng khác trong văn bản cần được thay đổi như sau:
- Trạm kiểm tra tải trọng thay bằng trạm cân xe, vừa là từ thuần Việt, dễ hiểu lại sát nghĩa tiếng Anh (weigh station hay weighbridge), trong đó weigh là động từ cân;
- Cân tải trọng xe thay bằng cân xe;
- Kiểm soát tải trọng xe thay bằng kiểm soát khối lượng xe;
- Xe quá tải trọng thay bằng xe quá tải (tải ở đây là chở, không phải là tải trọng);
- Tên biển số 115, Hạn chế trọng lượng thay bằng Giới hạn khối lượng; biển số 116, Hạn chế trọng lượng trên trục thay bằng Giới hạn khối lượng trên trục.
Nhân đây, tên các biển khác có từ hạn chế, từ biển 115 đến 120, như hạn chế tốc độ, hạn chế chiều cao, hạn chế chiều ngang..., đều nên thay bằng từ giới hạn, bởi trên các biển đó đã ghi một ngưỡng cụ thể, một con số xác định; mặt khác, trong nhiều văn bản khác nhau, từ giới hạn được dùng thường xuyên khi liên quan đến các biển báo này, trong khi từ hạn chế không bao giờ xuất hiện.
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe...tu-ngu-trong-giao-thong-duong-bo-3377325.html

Rồi.
 
Hạng F
4/4/15
8.482
10.058
113
sài gòn
Từ ngữ của luật mà còn rối như canh hẹ thì dân lái xe nhưtui sao hiểu nổi đây trời
 
Hạng D
1/11/09
3.153
2.182
113
37
Bình Dương
Khi ban hành các văn bản, câu từ đã được định nghĩa, giải thích rõ ràng.
Vấn đề là người dân khi tìm hiểu các loại văn bản của cơ quan chức năng cần phải hiểu rõ các định nghĩa, từ ngữ này.
Đó là điều hết sức cần thiết.
Nhằm lẫn chỉ xảy ra khi chưa hiểu rõ 1 vấn đề.
Và những người viết báo là những người nên hiểu rõ vấn đề này, để mỗi bài viết của họ là 1 bài tuyên truyền, đưa tin đúng nội hàm.
 
Hạng B2
24/1/15
398
380
63
Nói:"- Khối lượng trên trục xe là phần của khối lượng toàn bộ phân bố trên mỗi trục xe." là chưa chính xác. Nói như vậy có nghĩa là chia đều tổng trọng tải cho số lượng cầu trục. Trên thực tế, phụ thuộc vào cách chất hàng, tải trong thực tế trên cầu trục là tải trọng đo được của từng cầu trục.

Khối lượng là thước đo về số lượng vật chất tạo thành vật thể. Khối lượng được hiểu phổ thông nhất là sức nặng của vật trên mặt đất. Sau khi Newton (Niutơn) tìm ra các định luật cơ học, khái niệm khối lượng được hiểu rộng hơn đó là khối lượng của vật nào có tỷ lệ tương đượng lực hấp dẫn của vật đó lên các vật khác (do sức hút của Trái Đất tác dụng lên vật vì thế nó đồng nghĩa với trọng lượng
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khối_lượng
 
Hạng D
20/7/07
1.063
1.630
113
Đọc xong bài viết chạ hiệu giề. Kéo đến cuối thấy hoá ra ý kiến của độc giả. Thôi lại đợi nghị định mới zậy.
 
Hạng F
23/3/12
9.246
19.451
113
TP. HCM
Dùng từ "khối lượng" thì đúng hơn so với dùng từ "trọng lượng".

1. Khối lượng (đơn vị là kg): Là phép đo lượng vật chất trong vật thể. Nói một cách dễ hiểu thì khối lượng dùng để so sánh vật này nặng hay nhẹ hơn vật khác nhờ vào thể tích và khối lượng riêng của vật đó. Đơn vị của khối lượng là kg.

+ Về mặt lý thuyết khối lượng được đo bằng cân thăng bằng (một bên đặt quả cân tiêu chuẩn - được lưu giữ ở Thụy Sỹ), một bên đặt vật cần cân xem nó gấp (hoặc kém) bao nhiêu lần quả cân đó, từ đó tính ra khối lượng vật cần cân. Vậy nên khối lượng không phụ thuộc lực hút trái đất ( đặt lên sao hỏa hay mặt trăng thì phép so sánh bằng cân thăng bằng này vẫn cho kết quả như nhau).

2. Trọng lượng (đon vị là N): Do ngày nay người ta hay dùng cân lò xo nên nảy sinh thêm một khái niệm nữa là "Trọng lượng". Người ta tính được sự liên quan tương đối giữa khối lượng và trọng lượng trên bề mặt trái đất (1kg tương đương 9.8N). Vì vậy các nhà sản xuất tạo ra cân lò xo, cân trọng lượng của vật sau đó quy đổi thành khối lượng (với sai số có thể chấp nhận được).

Theo dự thảo mới thay thế QC 41:
3.59 Trọng lượng toàn bộ xe (trọng tải xe) bao gồm trọng lƣợng bản thân xe
cộng với trọng lƣợng của ngƣời, hành lý và hàng hóa xếp trên xe (nếu có).
3.60 Trọng lượng bản thân xe là trọng lƣợng của xe ở trạng thái tĩnh đƣợc ghi
theo thông số của nhà sản xuất không kể đến ngƣời trong xe và hàng hóa trên xe.
3.61 Tải trọng xe là trọng lƣợng hàng hóa xếp trên xe. Tải trọng xe không bao gồm
trọng lƣợng bản thân xe và trọng lƣợng của ngƣời trên xe.

Vậy nếu thay thế "trọng lượng" thành "khối lượng" thì ta có:

3.59 Khối lượng toàn bộ xe (khối tải xe)
3.60 Khối lượng bản thân xe
3.61 Tải khối xe
Nghe lạ tai ????

"Hạn chế" hay Giới hạn" thì đều là "Limit".

Tiện đây, e thấy trong dự thảo mới thay thế QC 41 có cái giải thích có thể giải đáp cho các thắc mắc trước đây của OSers:

3.55 Tầm nhìn vượt xe an toàn là khoảng cách đo dọc theo mặt đường tính từ
mũi xe để một chiếc xe đang chạy trên đường hai làn xe hai chiều có thể vượt qua một
chiếc xe khác chạy chậm hơn cùng chiều bằng cách chiếm dụng làn xe chạy phía chiều
ngược lại
và quay trở về làn cũ của mình một cách an toàn.
3.56 Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương
tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các
đường chỉ có một làn xe mỗi chiều.
Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ
một số trường hợp được quy định trong Luật giao thông đường bộ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
31/10/14
2.039
4.417
113
Biên Hòa
Vẫn rối, sửa mãi vẫn rối.
Giống như giáo dục
Giống như nhiều thứ khác.
 
Hạng B1
2/4/16
86
18
18
32
sửa mãi vẫn cứ rối mãi thoaiii, 9 người 10 ý mà