Chuyên
16/6/22
582
489
63
Theo UBND TP.HCM, đất ở TP Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè có hệ số điều chỉnh giá đất cao gấp 15 lần bảng giá đất hiện hành của Nhà nước. Với việc điều chỉnh hệ số K tiệm cận giá thị trường đã tạo thuận lợi lớn cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), gỡ vướng cho loạt dự án “đắp chiếu” nhiều năm qua.

b8n.jpg


Bước ngoặt lớn

Bồi thường, GPMB trước khi thực hiện dự án là vấn đề rất khó khăn của TPHCM từ trước tới nay. Trước đây, việc định giá đất theo khung giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, dẫn đến công tác GPMB và bàn giao đất cho các dự án bị “vướng” vì người dân không đồng tình với giá bồi thường, phát sinh khiếu kiện kéo dài.

Việc chậm được giao mặt bằng còn dẫn đến dự án chậm tiến độ, “đắp chiếu” nhiều năm. Chi phí nguyên vật liệu tăng giá theo từng năm làm đội vốn đầu tư công ở hàng loạt dự án, gây lãng phí rất lớn đến nguồn lực đầu tư từ ngân sách.

Cụ thể, dự án xây dựng cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu (TP Thủ Đức), cầu Phước Long (nối quận 7 và huyện Nhà Bè) do vướng mặt bằng nên chậm tiến độ kéo dài. Đến giữa tháng 7 năm nay, HĐND TPHCM chấp thuận điều chỉnh tăng vốn đầu tư ba dự án trên. Theo đó, tổng mức đầu tư của ba dự án sau khi điều chỉnh lên đến 2.200 tỷ đồng thực hiện từ nguồn ngân sách thành phố, trong đó mức vốn tăng thêm khoảng 920 tỷ đồng.

Ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban giao thông) cho biết, trong số 75 dự án mà đơn vị quản lý thì có đến 67 dự án vướng mắc công tác bồi thường, GPMB kéo dài, khiến nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, gây khó khăn trong việc cân đối hoàn vốn và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ.

Mới đây, TPHCM chính thức áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) để lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư với mức tăng mạnh, gấp 15 lần so với giá nhà nước, có nơi lên tới 35 lần. Quyết định mang tính bước ngoặt này đã giúp tháo gỡ nút thắt trong đền bù GPMB cho các dự án đầu tư công đang bị ngưng trệ lâu nay.

Theo ông Lương Minh Phúc, từ nay đến cuối năm, TPHCM sẽ có chuyển động lớn trong công tác GPMB đối với các dự án hạ tầng, giao thông theo hình thức đầu tư công. Đơn cử, dự án xây dựng cầu Long Kiểng nối hai xã Nhơn Đức và Phước Kiển (huyện Nhà Bè) được UBND TPHCM phê duyệt từ năm 2001.

Đến năm 2007, công tác bồi thường GPMB mới giải quyết cho một số hộ dân. Tháng 8/2018, dự án cầu Long Kiểng được khởi công. Theo thiết kế, cầu dài 318m, đường dẫn hai đầu dài 661m với tổng mức đầu tư 557 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2019. Tuy nhiên, nhiều năm qua, dự án này “đắp chiếu” do chờ mặt bằng thi công.

“Đến nay, thành phố đã hoàn tất di dời 103 hộ dân ở dự án xây dựng cầu Long Kiểng. Sáng 8/9, lễ bàn giao - tiếp nhận mặt bằng được tổ chức để tiếp tục triển khai dự án. Ban Giao thông cam kết, quyết tâm hoàn thành cầu vào cuối năm 2023”- ông Phúc thông tin.

Ông Lương Minh Phúc cho biết, ngoài việc hoàn thành công tác GPMB tại dự án cầu Long Kiểng, dự kiến TPHCM sẽ có một loạt công trình được bàn giao mặt bằng để tổ chức thi công từ đầu năm sau, gồm: cầu Tăng Long, cầu Nam Lý, cầu ông Nhiêu (TP Thủ Đức), đường Tên Lửa, Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân), cầu Vòm Sắt 2 (Cần Giờ)...

Luật sư Nguyễn Tri Đức - Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, GPMB từ trước đến nay luôn là vấn đề nhạy cảm, dễ phát sinh khiếu nại, khiếu kiện. Việc TPHCM áp dụng hệ số K để lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tiệm cận với giá thị trường là quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

1663001209919.png


Rút ngắn GPMB

Không chỉ với dự án đầu tư công, nhiều dự án của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng bị “treo” vì vướng mặt bằng. Điển hình như Công ty S.S.G 2 cam kết với UBND TPHCM tự bỏ vốn đầu tư xây dựng cầu bộ hành nối ga metro Thảo Điền (ga số 6) thuộc tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) vào dự án chung cư Thảo Điền Pearl (phường Thảo Điền, TP Thủ Đức). Tuy nhiên, đã 8 năm trôi qua, Công ty S.S.G 2 không thể tự thương lượng được với 3 hộ dân có quyền sử dụng 230 m2 đất trong lộ giới xây cầu dẫn, khiến dự án bị đình trệ.

Việc TPHCM áp dụng hệ số K mới được kỳ vọng sẽ sớm tháo gỡ nút thắt này. Nếu như trước đây, để xây dựng biểu giá đất thu hồi (giá T1), Sở Tài nguyên Môi trường (TN&MT) sẽ phải chọn đơn vị thẩm định giá độc lập, sau đó tổ chức thẩm định giá đất xây dựng để lấy ý kiến của dân.

Nếu người dân đồng ý thì T1 thành giá đền bù, nếu dân không đồng ý sẽ thẩm định giá lần 2, xây dựng giá T2 là giá bồi thường. Thời gian thu hồi đất theo quy định khoảng 200 ngày nhưng trên thực tế kéo dài trung bình từ 4 năm, có dự án kéo dài hơn 10 năm chưa xong do giá đất áp dụng thời điểm bồi thường vênh rất lớn với giá thị trường.

Ông Nguyễn Hiếu Hòa, Phó trưởng Phòng Kinh tế đất, Sở TN&MT TPHCM cho biết, có 4 mục tiêu chính khi ban hành quyết định 28 về hệ số K. Thứ nhất, giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án. Thứ hai, giúp chủ đầu tư xác định dự toán kinh phí bồi thường. Thứ ba, cho người dân nắm rõ khung giá khi đất được bồi thường. Thứ tư, đó là cơ sở để các đơn vị tư vấn xây dựng giá đất tại thời điểm thu hồi đất cho phù hợp thực tế.

Theo ông Hòa, khi có quyết định 28, các địa phương sẽ căn cứ giá đất đưa vào phương án bồi thường, giúp rút ngắn thời gian cho công tác GPMB.​


b7n.jpg


Giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 - 2024.

Đơn giá đất các vị trí đất nông nghiệp được áp dụng theo quy định về Bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020 - 2024. Các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10 và 11 có hệ số giá đất nông nghiệp cao nhất.

Cụ thể, đ
ối với đất phi nông nghiệp, hệ số điều chỉnh giá đất sản xuất, kinh doanh không phải là đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp được bằng 60% giá đất ở liền kề.

Đối với đất ở không phải là đất ở thương mại, dịch vụ được tính bằng 80% giá đất ở liền kề. Còn đất nghĩa trang, nghĩa địa, giáo dục, y tế, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian tính bằng 60% giá đất ở liền kề. Các loại hình đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sẽ được bồi thường theo vị trí.

Theo đó, vị trí 1 là đất mặt tiền đường áp dụng đối với các thửa đất, khu đất có ít nhất 1 mặt giáp với đường được quy định trong bảng giá đất. Vị trí 2 áp dụng đối với các thửa đất, khu đất có ít nhất 1 mặt tiếp giáp với hẻm rộng từ 5m trở lên thì tính bằng 0,5 của vị trí 1. Vị trí 3 áp dụng các thửa đất như vị trí 2 nhưng hẻm có độ rộng từ 3 đến dưới 5m tính bằng 0,8 vị trí 2. Các thửa đất còn lại là vị trí 4, tính bằng 0,8 của vị trí 3.

Theo hệ số điều chỉnh giá đất mới, giá đất thương lượng bồi thường ở một số tuyến đường trên địa bàn Q.1 như: Chu Mạnh Trinh trước đây là 52,8 triệu đồng/m2, thì nay sẽ được tăng lên ở mức 211,2 - 264 triệu đồng/m2; đường Cách Mạng Tháng Tám (đoạn qua Q.1) trước đây có giá đền bù là 66 triệu đồng/m2 thì nay sẽ có giá từ 264 - 330 triệu đồng/m2. Cao nhất là đường Nguyễn Huệ và Đồng Khởi (Q.1) sẽ có giá thương lượng bồi thường khoảng 648 - 810 triệu đồng/m2 thay vì 162 triệu đồng/m2 như trước đây.​

Xem thêm:
Theo Tiền phong
 
  • Like
Reactions: bayonetta