Thảo Luận Chung Trạm thu GIÁ?

Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Post đây và không nói gì.
QL 26, Eakar Daklak.

Trạm thu GIÁ?
 
Hạng F
1/6/15
5.555
28.564
113
Thiệt đó anh, hỏng phải giỡn đâu.

Khái niệm về trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BGTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cụ thể là:
Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ (sau đây gọi chung là trạm thu giá) là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trạm thu giá được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và thiết kế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trường hợp áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài, công nghệ thu phải được chuẩn hóa, đồng bộ dữ liệu và phù hợp với công nghệ chung của các trạm thu giá đang áp dụng và được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
Trạm thu giá phải áp dụng hệ thống công nghệ thu một dừng, thu điện tử tự động không dừng sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định của Bộ Giao thông vận tải. Việc xây dựng hệ thống thiết bị kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giám sát và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Toàn bộ hệ thống công nghệ thu, hệ thống thiết bị kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giám sát và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải đảm bảo kết nối trực tuyến, ổn định và liên tục với hệ thống quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Thiệt đó anh, hỏng phải giỡn đâu.

Khái niệm về trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BGTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cụ thể là:
Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ (sau đây gọi chung là trạm thu giá) là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ, được xây dựng theo quy hoạch hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trạm thu giá được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và thiết kế phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trường hợp áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài, công nghệ thu phải được chuẩn hóa, đồng bộ dữ liệu và phù hợp với công nghệ chung của các trạm thu giá đang áp dụng và được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
Trạm thu giá phải áp dụng hệ thống công nghệ thu một dừng, thu điện tử tự động không dừng sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định của Bộ Giao thông vận tải. Việc xây dựng hệ thống thiết bị kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giám sát và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Toàn bộ hệ thống công nghệ thu, hệ thống thiết bị kiểm soát tải trọng xe, hệ thống giám sát và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phải đảm bảo kết nối trực tuyến, ổn định và liên tục với hệ thống quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tiếng Việt ngày càng được sử dụng quá tùy tiện, khó hiểu thật.
 
Hạng B1
25/7/17
71
72
23
47
Em thì thấy khổ thân cho các nhà nghiên cứu Tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam.

Cũng có khi con cái của các vị danh cao chức trọng, những người soạn thảo ra cái khái niệm này ở Bộ GTVT không cần phải học Tiếng Việt. Vì thế cái cái khái niệm không có trong Từ điển Tiếng Việt này chỉ dành cho dân ngu khu đen chúng ta thôi.
 
Hạng C
7/4/13
866
625
93
Chuẩn bị bat những ai cản trở giao thông tại trạm thu phí. Các bác tài cẩn thận thôi, ngoài luật còn có nhiều cái không phải luật ...mà trở thành luật. Ráng mà cắn răng để qua thôi các bác nhỉ. Trạm thu giá cứ như nấm sau cơn mưa..Haiz
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Hôm nay đồng loạt nhiều bài báo và tràn lan trên facebook phản ứng cách sử dụng từ THU GIÁ để lách luật của Bộ GTVT.
Trích một bài khá hay từ báo Bình định của Thạc sĩ PHẠM TUẤN VŨ
http://m.baobinhdinh.vn/?url=http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=7&mabb=99329&utm_referrer=http://m.facebook.com/#2869

“Thu giá” là... thu cái gì?
Hiện nay, khi qua các trạm BOT, ta dễ dàng bắt gặp các cụm từ “trạm thu giá”, “làn thu giá”. Vậy, “thu giá” là gì?Trước đây, từ được dùng là “thu phí”. Từ ngày 1.1.2017, từ này được thay bằng khái niệm “thu giá”. Theo Bộ GTVT, cả hai khái niệm này có cùng một nội hàm, đều chỉ việc thu phí sử dụng đường bộ để hoàn vốn cho các dự án BOT giao thông.
Xét về mặt ngôn ngữ học thì “thu phí” và “thu giá” lại hoàn toàn khác nhau và “thu giá” là một thứ “quái thai” của ngôn ngữ. Cả “thu phí” và “thu giá” đều là những từ được tạo thành bởi các thành tố có nguồn gốc Hán. Trong đó, “thu” (bộ phộc ) có nghĩa là “gom về, lấy về”; “phí” (bộ bối ) được Việt hóa hoàn toàn với nghĩa như trong các từ lệ phí , chi phí ; “giá” (bộ mãihoặc bộ nhân ) cũng được Việt hóa tương tự, có nghĩa trong các từ giá cả , giá hàng , giá bán . “Thu phí” có thể hiểu là “thu tiền lệ phí”. Còn “thu giá” là… “thu về giá cả, giá bán”. Trong “thu giá”, vật được thu là “giá cả”, “mức giá” (chứ không phải là tiền). “Giá” hay “giá cả” là một khái niệm trừu tượng. Cái mà các trạm BOT muốn thu là tiền phí sử dụng đường bộ (tức cái cụ thể), chứ không phải thu giá bán (cái trừu tượng). Nếu dùng từ “thu giá” thì đó là thu cái gì và thu như thế nào, đố mà hình dung được.
Rõ ràng, “thu giá” thì là một từ sai về logic ngữ nghĩa.Việc sử dụng khái niệm “thu giá” gây thắc mắc không nhỏ đối với hầu hết mọi người. Bởi đây là một từ hoàn toàn xa lạ. Đó là chưa kể từ này sai về phương thức tạo từ và vô nghĩa…
ThS. PHẠM TUẤN VŨ
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Thêm 1 bài khác
http://tintrieuhoi.com/doi-song/bo-giao-thong-van-tai-ke-sang-tao-tieng-viet.html
Bộ Giao thông Vận tải – kẻ sáng tạo tiếng Việt!

Mấy năm gần đây, năm nào cũng nghe ra rả giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Lãnh đạo cao cấp cũng như lãnh đạo cấp thấp vẫn “phải bảo vệ tiếng Việt”.

22/05/2018
Bộ Giao thông Vận tải – kẻ thảm sát tiếng Việt!
Mấy năm gần đây, năm nào cũng nghe ra rả giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bao nhiêu là Hội thảo, bao nhiêu là nghiên cứu, bao nhiêu là ý kiến của các chuyên gia ngôn ngữ, các tiến sĩ giáo sư (ngoại trừ những kẻ đạo văn và nói “n” – “l” lẫn lộn…).
Lãnh đạo cao cấp cũng như lãnh đạo cấp thấp vẫn “phải bảo vệ tiếng Việt”.
Đùng phát, Bộ Giao thông Vận tải biến “Trạm thu phí” thành “Trạm thu giá”.
“Trạm thu giá” là một cụm từ vô nghĩa, nếu không muốn nói là cụm từ mà tất cả ai biết đọc chữ đều cảm thấy xấu hổ khi đọc nó.
Bộ Giao thông Vận tải biến “Trạm thu phí” thành “Trạm thu giá”, là bởi từ ngày 1-1-2017 Luật Phí và lệ phí có hiệu lực; một số dịch vụ thu phí chuyển qua thu giá dịch vụ trong đó có phí sử dụng đường bộ được gọi là Dịch vụ sử dụng đường bộ, khung giá dịch vụ sử dụng đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải quy định (một số phí qua giá khác do HĐND tỉnh quy định).
Nghĩa là, Bộ Giao thông Vận tải được quyết Giá để bảo vệ cho các trạm BOT đặt sai vị trí với mục đích tận thu tiền mua vé của người tham gia lưu thông. Và họ đặt ra, “Trạm thu giá”.
Một sự vô lý cùng cực, phỉ báng tiếng Việt cùng cực của Bộ Giao thông Vận tải, hệt như đang có cả một âm mưu phá hoại tiếng Việt.
Tiếc rằng, mấy nghìn mấy vạn giáo sư tiến sĩ có mắt như mù có miệng như câm có tai như điếc vẫn làm lơ qua chuyện.
Tiếc rằng, lãnh đạo cấp cao vẫn im lặng để mặc Bộ Giao thông Vận tải muốn làm gì thì làm.
Tiếc rằng, chỉ vì những doanh nghiệp bất lương vô nhân, Bộ Giao thông Vận tải cam tâm tình nguyện làm trương tuần tay sai, kiên quyết tiêu diệt ý nghĩa ký tự của tiền nhân để lại – thứ mà giặc phương Bắc đô hộ nghìn năm, sinh ly tử biệt, nước mất nhà tan hiền nhân vẫn cố giữ gìn.
Ấy không chỉ là bất chấp để làm càn làm bậy, mà đó chính là nghênh ngang côn đồ đi ngược lại lịch sử của cha ông, hỗn hào cười cợt vào sự tôn nghiêm của dân tộc, láo xược với ngôn ngữ linh thiêng của một quốc gia.
Một quốc gia mà chấp nhận một cơ quan chức năng đầy đủ ban bệ biến tấu chữ viết theo kiểu vô lối, vô pháp vô thiên vậy thì không hiểu kỷ cương phép nước có còn tồn tại hay không nữa?
Còn anh chị em đồng nghiệp làm báo, tôi mong các anh chị em vẫn sử dụng cụm từ “Trạm thu phí”, chúng ta là những người cầm bút, chúng ta vốn là người biết chữ, chúng ta không thể nào sử dụng một cụm từ vô nghĩa trong câu được.
Chúng ta không phải là lũ vô học quen thói điêu toa lừa dưới gạt trên.
1-156.jpg

(Ảnh: Báo Long An).
Untitled-14.png

Theo Ngô Nguyệt Hữu