Hạng D
2/12/03
1.562
3.958
113
Vietnam
Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3

Một chiếc thể thao đa dụng có ngoại hình giống hệt xe SUV sang trọng Land Rover Evoque sẽ được bán ở Trung quốc trong tuần này với giá chỉ bằng 1/3.
[pagebreak][/pagebreak]

Hơn 5.500 người Trung quốc đã đặt mua chiếc xe nhái mang tên Landwind X7 này. Xe đã được giao cho các đại lý hôm 7/8 và được bán giá 135.000 quan (21.700 USD). Chiếc Evoque, xe bán chạy nhất của Land Rover trên toàn cầu có giá bán lẻ 398.000 quan (64.000 USD). Cả 2 đều sở hữu phần mặt tiền, cửa và mui dốc giống hệt nhau.

Giám đốc điều hành Jaguar Land Rover Ralf Speth từng mỉa mai nhà sản xuất của Trung Quốc khi nói về việc làm hàng “nhái” khi chiếc Landwind được trưng bày tại triển lãm ôtô Thượng Hải vào đầu năm nay.
Hãng xe Land Rover cho biết năm ngoái đã điều tra xem liệu Landwind có sao chép các chi tiết thiết kế của Evoque hay không.
Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3
Thiết kế của Landwind X7 có nhiều điểm tương đồng với Jaguar Land Rover như cả hai đều có cản chống va rộng, cửa lõm, mui dốc.
Các nhà phân tích cho rằng điều đáng lo ngại là phiên bản “rẻ tiền” sẽ gây khó khăn cho Jaguar Land Rover trong việc duy trì đẳng cấp của dòng xe Evoque, đặc biệt là khi các nhà sản xuất ô tô tranh nhau giảm giá và cung cấp các phiên bản rẻ hơn để tăng doanh số.

Khi được hỏi về Landwind X7, Jaguar Land Rover chỉ nói rằng họ “rất nghiêm túc” trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và từ chối đi sâu vào chi tiết.
Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3
Tập đoàn Jiangling, đơn vị sở hữu xe ăn cắp kiểu dáng Landwind, chưa lên tiếng về cáo buộc trên.​
Ông John Zeng, Giám đốc điều hành LMC Automotive tại Thượng Hải, đồng thời là một nhà nghiên cứu ngành công nghiệp, nói: “Có thể (Landwind X7) sẽ giúp quảng bá thêm cho Evoque của Land Rover. Sẽ có thêm rất nhiều bài báo và người tiêu dùng sẽ hiểu rằng chiếc X7 là hàng nhái”.

Giám đốc điều hành của Land Rover, Tiến sĩ Ralf Speth, cho biết ông sẽ khiếu nại với các quan chức Trung Quốc đối với X7.

Land Rover Evoque đã giành được 160 giải thưởng trên toàn thế giới kể từ khi ra mắt vào năm 2011.
Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3 Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3 Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3 Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3 Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3 Trung quốc bán xe nhái Land Rover với giá 1/3
Theo: Carbuzz
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
4/8/11
1.048
4.270
143
Ai mà chạy mấy chiếc này chắc chết dây thần kinh nhụt.
 
Tập Lái
7/7/15
29
5
3
28
Trung quốc chỉ có vạn lý trường thành là thật thôi.....còn đâu toàn ăn cắp ý tưởng... tởm:3ddaomat::3ddaomat:
 
Hạng C
25/1/14
646
524
93
Bọn nó ăn cắp quen rồi. Từ ngày xưa đã là quân ăn cắp. Điển hình là vụ Nỏ Thần của nước Việt ta...
 
Hạng D
6/11/07
2.412
6.613
113
Chơi cho máu thì nhái giống 100% oy thay cái logo thui
 
Hạng C
9/7/13
972
872
93
TQ chỉ giả vờ tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Chính chính phủ TQ cũng chủ trương ăn cắp. Báo Quốc phòng Việt Nam đưa tin : http://vietnamdefence.com/Home/phan...hang-nhai-Su33-cua-Trung-Quoc/20111/50162.vnd
VietnamDefence - Công nghiệp quốc phòng Nga đã có hình dung đầy đủ về việc Trung Quốc làm nhái tiêm kích trên hạm của Nga Su-33 (J-15) và tiến hành thử nghiệm bay loại hàng giả này, tạp chí Kanwa Asian Defence số tháng 11.2010 cho hay.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
su33-2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Ngày 1.7.2010, tại cuộc họp báo của công ty Rosoboronoexport ở Moskva, trưởng đoàn Nga A. Emelyanov đã trả lời câu hỏi của phóng viên Kanwa về J-15 như sau: “Chúng tôi đã chú ý tới quá trình phát triển máy bay này. Chúng tôi bất bình với sự việc này và chúng tôi phản đối cách làm đó. Nhưng chúng tôi có thể làm gì?”

Trước đó, khi trả lời câu hỏi này, quan chức Nga cao cấp nhận xét thẳng thừng, rằng “đồ rởm luôn kém hơn đồ thật”.

Ông А. Emelyanov tiếp tục: “Các đại diện công nghiệp quốc phòng nước ngoài cũng thường xuyên nêu lên vấn đề Trung Quốc làm nhái vũ khí Nga. Họ cũng lưu ý tiến độ lan rộng của việc này, nhưng câu trả lời của chúng ta vẫn không thay đổi. Xin mời, hãy chỉ dùng hàng thật”.

Một chuyên gia hàng không của công ty Rosoboronoexport cho biết, ông đã bị sốc khi biết Trung Quốc đã sao chép được Su-33 trong một thời gian ngắn như thế. Ông thực lòng thừa nhận rằng, “chúng tôi đã xử lý rất kém vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Hiệp định Nga-Trung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ký tháng 12.2008 đã tỏ ra không hiệu quả. Bởi vậy, chúng tôi đã đưa hiệp định này sang hàng thứ yếu. Hiện tại, hiệp định chỉ có vài trang, và các điều khoản nó có tính chung chung. Chúng tôi đang tính cách cụ thể hóa các điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ của chúng tôi và những bước đi hiệu quả nào cần thực hiện để kiểm soát tình hình”.

Dường như Nga lại sẵn sàng nêu ra vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ. “Phía Trung Quốc không bao giờ trao đổi với chúng tôi về vấn đề J-15 và không bao giờ giải thích chuyện đang diễn ra. Không lần nào”. Ông cũng thừa nhận một cách im lặng rằng, việc bán vũ khí Nga cho Trung Quốc ở giai đoạn này đang gần chấm dứt.​
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
j15-12.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hàng rởm J-15 của Trung Quốc​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Cũng tại cuộc họp báo, ông А. Emelyanov cũng nêu ra rằng, “Công ty Rosoboronoexport đã không thảo luận với phía Trung Quốc về tiêm kích J-15, và việc đó cũng không thuộc thẩm quyền của công ty. Chúng tôi chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ quan liên bang hữu quan về những sự kiện mới nhất và sự tiến triển tình hình, còn vấn đề cần phải được giải quyết ở cấp chính phủ phù hợp của hai nước”.

Trao đổi với Kanwa Asian Defence về tình hình xung quanh J-15, tất cả các chuyên gia vũ khí Nga đều bày tỏ sự thất vọng và bất bình. Theo họ, “khác với câu chuyện tiêm kích J-11B, việc sao chép J-15 lại xảy ra ngay sau khi ký kết hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”.

Việc Trung Quốc tiếp tục sao chép tiêm kích trên hạm Su-33 cũng thu hút sự chú ý của công nghiệp quốc phòng Mỹ và châu Âu. Trả lời câu hỏi của Kanwa, một chuyên gia của công ty Mỹ Raytheon nhận xét: “Làm cách nào mà Trung Quốc sao chép được Su-33 trong một thời gian ngắn như thế? Ngay cả Mỹ, với trình độ giáo dục cao, tinh thần đổi mới, kinh nghiệm thiết kế và nền sản xuất hiện đại nhất thì việc sao chép Su-33 cũng không phải là việc dễ dàng. Chuyện là như thế bởi vì công nghiệp quốc phòng Mỹ và châu Âu dựa trên các dự án đổi mới, chứ không dựa trên việc sao chép”.

Sự lo ngại gia tăng của các công ty quốc phòng châu Âu đối với việc Trung Quốc làm nhái J-15 là tín hiệu rõ ràng cho thấy họ đã bắt tay nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các vũ khí của họ. Châu Âu đang trì hoãn việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Một trong những yếu tố then chốt cho việc đó là các công ty quốc phòng châu Âu không khả năng vận động mạnh. Một chuyên gia kỹ thuật của Raytheon đặt ra nhiều câu hỏi về J-15 hơn cả các đại diện các công ty quốc phòng Nga.

 
  • Like
Reactions: bl3399
Hạng F
22/12/08
5.349
227
63
nhái mọi lúc mọi nơi,đúng là thánh nhái,nhái không biết nhục,cái cần số nhìn là biết lởm