Hạng F
8/7/16
5.118
10.706
113
http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/v...-bao-loc-tai-xe-xe-khach-len-tieng-42462.html
anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1969) – tài xế chiếc xe khách. Anh Phong quả quyết: “Tôi phải khẳng định rằng anh Bắc và chiếc xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi. Nhưng tôi muốn nói ra sự thật rằng không phải anh Bắc đã chủ động ra dấu, cứu xe tôi”.
Sự thật về về anh Bắc thì anh Phong nói ra còn sự thật về bản thân thì anh Phong không nói: lái xe ẩu.
Anh Phong nói “kêu anh Toàn kéo cần số cho xe chạy tiếp.” trong khi trước đó anh đã khẳng định “Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số…” không trung thực.
Việc xe khách liên tỉnh gây những hậu quả đau lòng đã được UBATGTQG thống kê, báo đài đưa tin cũng đầy đủ, trên 4r mình cũng được anh em cảnh báo nhiều. các báo hiện nay đưa tin về vụ này có nhiều cái không thống nhất làm cho mọi người không xác định được nguồn tin nào là chính xác.

Đó là việc của báo đài, ở đây mình chỉ xin bàn về vấn đề kỹ thuật lái xe đường đèo.
Trước kia cứu hộ 116 cũng từng cứu nạn xe đổ đèo tông vào vách núi. May tài xế sống sót, nói rằng: do quen đường nên chủ quan về mo đổ dốc. Giảm tốc bằng phanh. Tới khi cháy má phanh thì phanh không còn tác dụng. Sử dụng số để hãm xe thì không thể vào số được (nằm ngoài khả năng của bộ đồng tốc mất rồi). Vậy là chọn giải pháp - vách núi.
Trường hợp xe tải cứu xe khách trên đèo Bảo Lộc cũng thấy lặp lại sai lầm này thả dốc tốc độ lớn (không nói tới khả năng chạy bằng mo) thắng liên tục dẫn đến thắng không hoạt động được phải cầu cứu tới cần số thì cần số không thể vào số.
Xe có kết cấu 46 chỗ sử dụng thắng hơi. Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số và thắng không hoạt động được vì hơi chỉ còn hơn 4kg (tối thiểu xe phải có 7kg hơi)”.

Qua đây mình thấy các anh đi đèo mà chạy xe số sàn lưu ý chạy xe cho đúng đà, vào số phải nhanh và thật thuần thục.
Vào số không nhanh, kịp thời rất khó vào số thậm chí không vào số được.
Đừng bao giờ để lỡ đà. Khi thấy xe hơi đuối đà là phải về số thấp ngay, nếu đuối quá xe có thể chết máy hoặc tụt dốc. Nhiều nơi dốc quá ngay chân dốc người ta đã gắn biển nhắc lái xe về số thấp (số 1) trước khi lên dốc (như đường lên Trúc Lâm Thiền Viện).
Khi thấy xe hơi lố đà phải rà thắng và về số thấp hơn để mình kiểm soát được tốc độ.
Đôi điều chia sẻ với các anh em.
Chúc anh em luôn an toàn khi tham gia giao thông.
 
Hạng D
15/12/15
1.503
1.322
113
43
nói chung vụ việc theo cá nhân em nghĩ thì cứ cho tài xế xe khách non kinh nghiệm kg phải tài già giỏi giang như ai đó từng phát biểu nhưng sự việc được kết thúc có hậu thì cũng nên kg moi móc tùm lum nhiều quá , người ta còn cv kiếm sống nữa . Người hùng chứ đâu phải tội ác đâu
 
Hạng F
8/7/16
5.118
10.706
113
Dúng rồi anh, các nhà báo không nên làm rối dư luận, nhiều khi lại theo chiều hướng không tốt.

Mình chỉ bàn chuyện xe cộ đi đèo thôi. Ở trên chỉ nói xe số sàn, xe số tự động thì đơn giản hơn không phải lo côn ra ga vào. Mọi thứ bây giờ trang bị tận răng nhất là ở VN mình xe Hàn đi trước trong việc trang bị các option và các hãng khác cũng đang chạy đua theo từ ABS, EBD, chống trượt, kiểm soát độ bám đường, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ đổ đèo vv và vv...
điều khiển chiếc Q70 xuống dốc hầu như ít khi phải đụng tới thắng. Những dòng xe thấp hơn khi lên dốc xe tự tính toán số thích hợp còn khi xuống dốc thì dùng số bán tự động cũng tương tự số sàn nhưng nhàn hơn nhiều vì không phải lo chân côn.
Còn lời khuyên đi đường đèo lên số nào xuống số đó các anh nhớ cho là chỉ trong điều kiện độ dốc lên xuống như nhau và điều kiện đường thoáng như nhau. Còn độ dốc như nhau mà lên thoáng xuống đông không thể áp dụng nguyên tắc này. Hoặc như lên dốc xuống thoải hoặc lên thoải xuống dốc cũng không thể áp dụng.
Đôi điều chia sẻ mong bổ sung được chút gì cho các anh tài còn non cũng như các anh tài già mà tay lái chưa chịu già như mình. He he
 
Hạng D
25/3/14
1.569
860
113
Tính mạng con người là trên hết! An toàn vậy là đc rồi! Không cần phải phán xét xem anh hùng thực hay ko nữa!
Người sống hơn đống vàng!
 
  • Like
Reactions: longtruong09
Hạng D
11/10/10
1.957
1.968
113
http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/v...-bao-loc-tai-xe-xe-khach-len-tieng-42462.html
anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1969) – tài xế chiếc xe khách. Anh Phong quả quyết: “Tôi phải khẳng định rằng anh Bắc và chiếc xe tải đó đã cứu hành khách và xe tôi. Nhưng tôi muốn nói ra sự thật rằng không phải anh Bắc đã chủ động ra dấu, cứu xe tôi”.
Sự thật về về anh Bắc thì anh Phong nói ra còn sự thật về bản thân thì anh Phong không nói: lái xe ẩu.
Anh Phong nói “kêu anh Toàn kéo cần số cho xe chạy tiếp.” trong khi trước đó anh đã khẳng định “Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số…” không trung thực.
Việc xe khách liên tỉnh gây những hậu quả đau lòng đã được UBATGTQG thống kê, báo đài đưa tin cũng đầy đủ, trên 4r mình cũng được anh em cảnh báo nhiều. các báo hiện nay đưa tin về vụ này có nhiều cái không thống nhất làm cho mọi người không xác định được nguồn tin nào là chính xác.

Đó là việc của báo đài, ở đây mình chỉ xin bàn về vấn đề kỹ thuật lái xe đường đèo.
Trước kia cứu hộ 116 cũng từng cứu nạn xe đổ đèo tông vào vách núi. May tài xế sống sót, nói rằng: do quen đường nên chủ quan về mo đổ dốc. Giảm tốc bằng phanh. Tới khi cháy má phanh thì phanh không còn tác dụng. Sử dụng số để hãm xe thì không thể vào số được (nằm ngoài khả năng của bộ đồng tốc mất rồi). Vậy là chọn giải pháp - vách núi.
Trường hợp xe tải cứu xe khách trên đèo Bảo Lộc cũng thấy lặp lại sai lầm này thả dốc tốc độ lớn (không nói tới khả năng chạy bằng mo) thắng liên tục dẫn đến thắng không hoạt động được phải cầu cứu tới cần số thì cần số không thể vào số.
Xe có kết cấu 46 chỗ sử dụng thắng hơi. Khi đổ đèo qua những khúc cua không thể vào số và thắng không hoạt động được vì hơi chỉ còn hơn 4kg (tối thiểu xe phải có 7kg hơi)”.

Qua đây mình thấy các anh đi đèo mà chạy xe số sàn lưu ý chạy xe cho đúng đà, vào số phải nhanh và thật thuần thục.
Vào số không nhanh, kịp thời rất khó vào số thậm chí không vào số được.
Đừng bao giờ để lỡ đà. Khi thấy xe hơi đuối đà là phải về số thấp ngay, nếu đuối quá xe có thể chết máy hoặc tụt dốc. Nhiều nơi dốc quá ngay chân dốc người ta đã gắn biển nhắc lái xe về số thấp (số 1) trước khi lên dốc (như đường lên Trúc Lâm Thiền Viện).
Khi thấy xe hơi lố đà phải rà thắng và về số thấp hơn để mình kiểm soát được tốc độ.
Đôi điều chia sẻ với các anh em.
Chúc anh em luôn an toàn khi tham gia giao thông.
Chạy đúng đà, là chạy sao bác? k bao giờ để lỡ đà là thế nào ạ?, ngay chân dốc đã có biển nhắc lái xe, theo em là đầu dốc, hay trước khi xuống đèo, chứ chân dốc mới nhắc thì muộn rồi. Bác nói thế nó hơi khó hiểu. Em nghĩ là xuống dốc quan trọng là tốc độ và số phải đúng, vd, tốc độ không được quá 40, 50... tùy cung đường. Nếu đi đúng tốc độ mà phải thắng nhiều và xe có xu hướng tăng tốc là số đang cao, về 1 cấp ngay, nếu vẫn cao thì về tiếp. Nếu k nhanh chóng về số để tốc độ lên quá là khó xử lý lắm. Đến khi hầu như k cần thắng vẫn giữ tốc độ được là ok. Biết là vậy nhưng tx chủ quan, coi nhẹ chuyện về số vì nó gầm máy, sợ hại máy, hại dầu. Muốn máy chạy êm và cứ nghĩ là mình kiểm soát được bằng thắng.... đôi khi tai nạn xảy ra k phải kỹ thuật lái xe mà là do suy nghĩ k đúng của tài xế.
 
Hạng F
8/7/16
5.118
10.706
113
Anh @duvsp, mình đã viết "...ngay chân dốc người ta đã gắn biển nhắc lá xe về số thấp (số 1) trước khi lên dốc.." mà anh. Chắc anh đọc chưa hết câu.
Còn "đà" là từ của trường Kỹ nghệ Đông Dương sử dụng, sau này mọi người cứ thế áp dụng. Qua thời gian, theo thói quen ở từng vùng có thể gọi khác đi, thí dụ như "trớn"...
Một chiếc xe chạy công suất thắng được lực ma sát, nếu hài hòa giữa tốc độ, cấp số được cài và vòng tua máy thì xe chạy êm, ổn định gọi là đủ đà- lúc này vòng tua máy ở mức thấp nhất (không phải vòng tua máy lúc chạy ralanti nha anh).
còn khi cũng ở cấp số đó mà tốc độ giảm đi dù ta có gia tăng vòng tua máy nghĩa là công suất (hay sức máy) không thắng nổi lực ma sát thì gọi là mất đà.
Còn lố đà là khi xe lao nhanh anh thả hết chân ga mà máy không đủ sức giùm xe lại. Lúc đó về số cho máy khỏe hơn giúp mình ghìm xe lại.
Lái xe chạy đúng đà, nôm na là chạy xe ổn định giúp cho xe khỏe, máy bền, tài và khách ít bị mệt phải không anh?
còn việc ra vào số phải nhanh, hợp lý thì quá rõ rồi anh nhỉ. Nếu đã nhả côn mà vào số chậm thì tốc độ xe và vòng tua máy sẽ bi chênh lệch. Nếu ít thì bộ đồng tốc còn giúp được mình chứ chênh nhau nhiều quá thì không vào được số. Người ta hay gọi đó là kẹt số. Đi đường đèo mà thắng không ăn, số không vào được thì dễ lên nóc tủ ngồi lắm.
Vụ tai nạn trên đèo Bảo Lộc thật mừng là không bị thiệt hại về người, cũng mừng.
Nhân đó mình ngồi ôn lại kinh nghiệm đi đèo chia sẻ với anh em, đồng thời nhắc nhở bản thân để tham gia giao thông được an toàn cho mình và cho mọi người.
chúc các anh em khỏe.
 
Hạng D
1/8/12
1.712
380
83
Xe khách còn có vài tháng nữa là hết niên hạn sử dụng rồi mà còn phang đường đèo nên có thể xảy ra sự cố bất kì lúc nào.
 
Hạng B2
19/8/14
456
1.787
93
Bây giờ rất hiếm người tử tế hay sao ấy, nên có ai đó tử tế thì bị soi quá mức, tâng bốc quá mức, truyền thông ăn theo quá đà ...thánh chém rất đông đảo và nhiệt tình!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
30/3/09
6.132
20.141
113
đọc sách rồi làm theo sách, thì thà là không có sách, còn tốt hơn
lời khuyên là đúng khi lên xuống dốc, còn áp dụng thì phải tự tính toán,
chỉ có thằng ngoan cố muốn thành quá cố mới..... đỗ dốc vẫn cố giữ số 2, không về số 1 khi trước mặt xe mình là đít của con tải nặng đầy hàng hóa.
:3dcuoi:
............
Còn lời khuyên đi đường đèo lên số nào xuống số đó các anh nhớ cho là chỉ trong điều kiện độ dốc lên xuống như nhau và điều kiện đường thoáng như nhau. Còn độ dốc như nhau mà lên thoáng xuống đông không thể áp dụng nguyên tắc này. Hoặc như lên dốc xuống thoải hoặc lên thoải xuống dốc cũng không thể áp dụng...........
 
  • Like
Reactions: Lã Bố