Hạng B2
21/1/13
408
12
28
TP HCM
www.facebook.com
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

Em là em thích bác lăm rôi đó,lái xe chuẩn và rât bình tĩnh.Nhìn 2 tên cươp ngã lăn cũng đủ nát ass
21.gif

 
Hạng D
17/4/06
1.429
15
38
55
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!



Từ rất lâu, từ đời ông ngoại em cơ, em đã được ông dạy rằng....cháu sống trên đời ( nhất là trên thiên đường) chúng ta càng phải NHẪN VÀ TĨNH.
Thực sự đâu chỉ riêng các bác mất đồ, chúng ta đã và đang mất rất rất nhiều thứ, và vẫn phải chấp nhận để sống và bảo toàn cái mạng sống chính mình và gia đình- thứ quan trọng nhất - thôi.:)

Bác có hiểu ý em ko ạ?

[/quote]


hoan hô bác, chúng ta đã và đang mất rất nhiều thứ quí giá, thì mất cái gương chiếu hậu cụ thể lần này, cũng chẳng đáng để chúng ta đánh đuổi tới cùng làm gì, vì chung qui chúng ta không đủ khả năng "truy đuổi" những cái mất khác.
 
Hạng D
19/7/10
1.699
1.754
113
50
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!

NắngSG nói:
Rồi, giờ các luật sư tính tranh cãi sao đây với mấy ông tòa Tối cao, viện kiểm sát v.v... trong bài này đây??? Em hóng ạ.
24.gif
[blockquote]
http://phapluattp.vn/2013123010393686p1063c1016/tong-xe-bat-cuop-giat-co-pham-toi.htm

Tông xe bắt cướp giật, có phạm tội?
Xung quanh tình huống tài xế xe Mercedes đuổi theo và tông xe máy của hai kẻ bẻ kính chiếu hậu, một vấn đề pháp lý được đặt ra:
Hành vi của tài xế có vi phạm pháp luật? Nếu hai kẻ cướp giật bị thương hoặc chết thì sao?Ngày 28-12, Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết đã tung nhiều trinh sát truy lùng hai tên cướp giật bẻ kính chiếu hậu xe Mercedes xảy ra tại khu vực vào sân bay Tân Sơn Nhất trưa 25-12.[/blockquote][blockquote]Được truy bắt người phạm tội quả tangTrước đó, trên một tờ báo mạng xuất hiện đoạn video clip phản ánh tình huống chiếc xe Mercedes đang dừng chờ đèn đỏ tại giao lộ Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) thì bị hai thanh niên đi xe Attila áp sáp bẻ kính chiếu hậu bên cửa tài xế (trị giá khoảng 30 triệu đồng). Tài xế xe Mercedes đã đuổi theo, mở cửa kính xe tri hô rồi húc vào đuôi xe máy của hai kẻ cướp giật. Hai tên cướp ngã xuống đường, bỏ xe chạy thoát cùng tang vật…Tình huống này đã gây nhiều tranh cãi: Có người ủng hộ hành động của tài xế ô tô. Có người phản đối, bảo hành vi của tài xế có thể phạm tội cố ý gây thương tích, thậm chí là giết người nếu hậu quả xảy ra. Còn tài xế ô tô phân trần: “Đụng vào xe của bọn cướp có thể làm tôi bị thiệt hại nhiều hơn do ô tô bị móp phần đầu. Nhưng vì muốn bắt chúng giao công an để góp phần giảm những vụ cướp giật tương tự trên đường nên tôi đã quyết định làm như vậy”.
8-chot-1c97b.jpg
Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia pháp luật để có cái nhìn chính xác về vụ việc.Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM), Điều 82 BLTTHS quy định bất cứ người nào cũng có quyền bắt, giải ngay người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt hoặc người đang bị truy nã đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt...Như vậy, trường hợp bẻ kính ô tô là hành vi phạm pháp quả tang và tài xế ô tô hoàn toàn có thể đuổi bắt bằng nhiều phương tiện có thể. Việc dùng ô tô đuổi theo của tài xế trên là phù hợp bởi không lẽ bỏ xe chạy bộ đuổi theo. Hành vi trên là bắt người phạm tội quả tang nên không thể xem là phạm tội. Nếu có gây thương tích cũng là chuyện khó tránh, không thể dựa vào đó nói tài xế ô tô phạm tội. Việc nói tài xế ô tô có thể phạm tội cố ý gây thương tích hoặc giết người là không chuẩn bởi các yếu tố cấu thành tội phạm từ khách thể bị xâm hại, hành vi khách quan và ý thức chủ quan đều không có. “Tôi cho là hành vi của tài xế ô tô là rất dũng cảm và hoàn toàn hợp pháp” - Thẩm phán Hùng nói.Đồng tình, Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) cũng nói việc tài xế ô tô truy bắt, đụng xe máy của kẻ cướp giật không phạm tội, chỉ loại trừ trường hợp tài xế có hành vi nguy hiểm quá mức cần thiết, có ý thức tước đoạt sinh mạng của hai kẻ cướp.[/blockquote][blockquote]Nhưng phải cân nhắc hậu quảBàn thêm, luật sư Nguyễn Minh Thuận (Đoàn Luật sư TP.HCM) băn khoăn: Dù BLTTHS cho phép mọi công dân bắt người phạm tội quả tang… nhưng BLTTHS và các văn bản hướng dẫn lại chưa quy định cụ thể rằng người dân được sử dụng các hành vi nào tương xứng để trấn áp tội phạm. Liệu người dân có được sử dụng tất cả biện pháp để truy bắt, trấn áp tội phạm cho bằng được hay không? Mặt khác, việc bắt người phạm tội quả tang… đối với người dân là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Do đó, người truy bắt người phạm tội quả tang… cần cân nhắc, so sánh giữa một bên là giá trị tài sản bị chiếm đoạt và một bên là tính mạng, sức khỏe của người phạm tội quả tang.Ở góc nhìn này, kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Phó Viện trưởng Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao) cũng cho biết mọi công dân đều có quyền truy bắt tội phạm. Trong trường hợp cụ thể này thì cần phân tích hành vi truy đuổi có vượt quá mức cần thiết hay không. Nếu vượt quá mức cần thiết thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người đuổi bắt sẽ dựa trên hậu quả xảy ra.“Đường sá thành thị truy đuổi như thế thì không thể lường trước được mọi hậu quả. Xe hơi lại là nguồn nguy hiểm cao độ, dùng nó tông vào xe máy có thể gây hậu quả chết người. Vì vậy, lẽ ra tài xế chỉ cần mở kính xe tri hô để được hỗ trợ bắt cướp mà thôi, không cần thiết phải có hành vi nguy hiểm như vậy” - ông Thêm nói.
Phòng vệ chính đáng?Hai tên cướp giật có hành vi xâm phạm đến lợi ích chính đáng của chủ xe Mercedes. Hành vi cướp giật kính chiếu hậu trị giá 30 triệu đồng của chúng đã hoàn thành nhưng tội phạm chưa kết thúc. Hai tên cướp đang phải bỏ chạy, chưa thể tự do định đoạt chiếc kính chiếc hậu nên người bị hại vẫn có quyền thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.Theo BLHS, phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ví dụ: Lúc đuổi kịp, thay vì kiểm soát xe để chỉ tông nhẹ vào xe máy của kẻ cướp giật với mục đích làm chúng ngã ra đường, tài xế ô tô lại nhấn ga đụng mạnh, bất chấp hậu quả xảy ra…Một kiểm sát viên VKSND TP.HCM
HOÀNG YẾN
 [/blockquote]

Thực chất khi em đọc bài viết trên vnex, em thấy rỏ điều này:
1) trình câu view vnex bây giờ là thượng thừa.

2) phóng tin viên thì ngồi google rồi tự viết bài. Ko có xác minh vụ việc cho chính xác.

3) lúc viết có nói thẩm phán, nhưng cụ thể là ai thì ko nêu tên (chém gió)

Thật sự đã từ rất lâu em ko còn đojc tin trên vnex nữa, vì nội dung tin đa phần là xào nấu rồi biên tập lại. Một vụ mà moi móc ra nhiều tin để câu view sau đó bán quảng cáo.
 
Hạng B2
27/2/11
179
18
18
Cung trăng
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

hoan hô tinh thần của bác chủ! nếu là em em cũng xử luôn, em luôn để cái bình chữa cháy dưới ghế, gặp tình huống như thế này làm em lấy ra xịt vào mặt bọn cướp và phang luôn.
 
Hạng B2
24/8/13
290
468
63
Hư Vô
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

Hoan hô bác chủ thớt. Em ủng hộ Bác...gặp em thì chắc em chêm Gas mạnh hơn Bác rồi. Bác bình tỉnh thiệt.
 
Hạng F
21/12/12
9.923
2.762
113
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

TonyTrump nói:
dawmgoodman ® nói:
JBL.WWE nói:
May mà bác xeonline ko phát biểu vụ này, ko khéo vạ miệng vì các LS chỉ có thể nói ở phạm vi sách vở, tài liệu, luật....chứ không có số má phán như mấy ông TP, Phó Chánh Toà bên trên.
NắngSG nói:
Rồi, giờ các luật sư tính tranh cãi sao đây với mấy ông tòa Tối cao, viện kiểm sát v.v... trong bài này đây??? Em hóng ạ.
24.gif

dawmgoodman ® nói:
http://phapluattp.vn/2013123010393686p1063c1016/tong-xe-bat-cuop-giat-co-pham-toi.htm

Tông xe bắt cướp giật, có phạm tội?
Xung quanh tình huống tài xế xe Mercedes đuổi theo và tông xe máy của hai kẻ bẻ kính chiếu hậu, một vấn đề pháp lý được đặt ra:
Hành vi của tài xế có vi phạm pháp luật? Nếu hai kẻ cướp giật bị thương hoặc chết thì sao?Ngày 28-12, Công an quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho biết đã tung nhiều trinh sát truy lùng hai tên cướp giật bẻ kính chiếu hậu xe Mercedes xảy ra tại khu vực vào sân bay Tân Sơn Nhất trưa 25-12.

Được truy bắt người phạm tội quả tang
Trước đó, trên một tờ báo mạng xuất hiện đoạn video clip phản ánh tình huống chiếc xe Mercedes đang dừng chờ đèn đỏ tại giao lộ Nguyễn Văn Trỗi - Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận) thì bị hai thanh niên đi xe Attila áp sáp bẻ kính chiếu hậu bên cửa tài xế (trị giá khoảng 30 triệu đồng). Tài xế xe Mercedes đã đuổi theo, mở cửa kính xe tri hô rồi húc vào đuôi xe máy của hai kẻ cướp giật. Hai tên cướp ngã xuống đường, bỏ xe chạy thoát cùng tang vật…Tình huống này đã gây nhiều tranh cãi: Có người ủng hộ hành động của tài xế ô tô. Có người phản đối, bảo hành vi của tài xế có thể phạm tội cố ý gây thương tích, thậm chí là giết người nếu hậu quả xảy ra. Còn tài xế ô tô phân trần: “Đụng vào xe của bọn cướp có thể làm tôi bị thiệt hại nhiều hơn do ô tô bị móp phần đầu. Nhưng vì muốn bắt chúng giao công an để góp phần giảm những vụ cướp giật tương tự trên đường nên tôi đã quyết định làm như vậy”.
8-chot-1c97b.jpg
Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia pháp luật để có cái nhìn chính xác về vụ việc.Theo Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM), Điều 82 BLTTHS quy định bất cứ người nào cũng có quyền bắt, giải ngay người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt hoặc người đang bị truy nã đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt...
Như vậy, trường hợp bẻ kính ô tô là hành vi phạm pháp quả tang và tài xế ô tô hoàn toàn có thể đuổi bắt bằng nhiều phương tiện có thể. Việc dùng ô tô đuổi theo của tài xế trên là phù hợp bởi không lẽ bỏ xe chạy bộ đuổi theo. Hành vi trên là bắt người phạm tội quả tang nên không thể xem là phạm tội. Nếu có gây thương tích cũng là chuyện khó tránh, không thể dựa vào đó nói tài xế ô tô phạm tội. Việc nói tài xế ô tô có thể phạm tội cố ý gây thương tích hoặc giết người là không chuẩn bởi các yếu tố cấu thành tội phạm từ khách thể bị xâm hại, hành vi khách quan và ý thức chủ quan đều không có. “Tôi cho là hành vi của tài xế ô tô là rất dũng cảm và hoàn toàn hợp pháp” - Thẩm phán Hùng nói.Đồng tình, Thẩm phán Vũ Phi Long (Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM) cũng nói việc tài xế ô tô truy bắt, đụng xe máy của kẻ cướp giật không phạm tội, chỉ loại trừ trường hợp tài xế có hành vi nguy hiểm quá mức cần thiết, có ý thức tước đoạt sinh mạng của hai kẻ cướp.

Nhưng phải cân nhắc hậu quả
Bàn thêm, luật sư Nguyễn Minh Thuận (Đoàn Luật sư TP.HCM) băn khoăn: Dù BLTTHS cho phép mọi công dân bắt người phạm tội quả tang… nhưng BLTTHS và các văn bản hướng dẫn lại chưa quy định cụ thể rằng người dân được sử dụng các hành vi nào tương xứng để trấn áp tội phạm. Liệu người dân có được sử dụng tất cả biện pháp để truy bắt, trấn áp tội phạm cho bằng được hay không? Mặt khác, việc bắt người phạm tội quả tang… đối với người dân là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Do đó, người truy bắt người phạm tội quả tang… cần cân nhắc, so sánh giữa một bên là giá trị tài sản bị chiếm đoạt và một bên là tính mạng, sức khỏe của người phạm tội quả tang.Ở góc nhìn này, kiểm sát viên cao cấp Võ Văn Thêm (Phó Viện trưởng Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao) cũng cho biết mọi công dân đều có quyền truy bắt tội phạm. Trong trường hợp cụ thể này thì cần phân tích hành vi truy đuổi có vượt quá mức cần thiết hay không. Nếu vượt quá mức cần thiết thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự của người đuổi bắt sẽ dựa trên hậu quả xảy ra.“Đường sá thành thị truy đuổi như thế thì không thể lường trước được mọi hậu quả. Xe hơi lại là nguồn nguy hiểm cao độ, dùng nó tông vào xe máy có thể gây hậu quả chết người. Vì vậy, lẽ ra tài xế chỉ cần mở kính xe tri hô để được hỗ trợ bắt cướp mà thôi, không cần thiết phải có hành vi nguy hiểm như vậy” - ông Thêm nói.

Phòng vệ chính đáng?
Hai tên cướp giật có hành vi xâm phạm đến lợi ích chính đáng của chủ xe Mercedes. Hành vi cướp giật kính chiếu hậu trị giá 30 triệu đồng của chúng đã hoàn thành nhưng tội phạm chưa kết thúc. Hai tên cướp đang phải bỏ chạy, chưa thể tự do định đoạt chiếc kính chiếc hậu nên người bị hại vẫn có quyền thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.Theo BLHS, phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ví dụ: Lúc đuổi kịp, thay vì kiểm soát xe để chỉ tông nhẹ vào xe máy của kẻ cướp giật với mục đích làm chúng ngã ra đường, tài xế ô tô lại nhấn ga đụng mạnh, bất chấp hậu quả xảy ra…Một kiểm sát viên VKSND TP.HCM

HOÀNG YẾN
K hiểu là các bác hiểu như thế nào về phát biểu của các vị Thẩm phán và Viện trên nhỉ?
E hiểu thế này : hành vi đuổi bắt cướp là hợp pháp, người dân có quyền chống trả, đuổi bắt kẻ cướp, tuy nhiên, trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể cấu thành tội vượt quá hành vi phòng vệ chính đáng, tội này rõ ràng khác hẳn tội cố tình gây thương tích hoặc cố ý giết người.
Em đồng ý với bác đoạn đầu, đoạn sau thì chưa đầy đủ.

Thực ra em đọc và hiểu thì tất cả mấy ông thẩm phán, kể cả ông đầu tiên, cũng như luật sư hay Viện đều cùng một lập luận thôi, và chẳng có gì đáng phê phán ở đây cả, theo e ý họ là thế này:
--mọi người đều có quyền, thậm chí trách nhiệm bắt cướp. Tất cả các vị này đều ủng hộ và hoan hô bác Tin Tin.
--hành vi bắt cướp cũng phải tuân thủ theo các quy định pháp luật.
--nếu cướp chống trả, ta có quyền phòng vệ chính đáng. Nếu cướp tấn công ta 1 mà ta đáp trả trên 1 thì sẽ coi là "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng", và tuỳ hậu quả mà xử lý theo pháp luật.
--nếu ta cố ý gây thương tích, giết "cướp", làm nhục hay giữ "cướp" trái pháp luật thì đều căn cứ vào hậu quả mà xem xét.
--do vậy ông thẩm phán đầu tiên nói "có thể"...

nên thực ra chẳng có gì sai hay mâu thuẫn ở đây cả, nhưng báo chí cắt cúp, rồi thêm nhiều "nhà đạo đức online" nên dư luận cứ rối tung lên là vậy.
 
Hạng F
18/9/10
7.498
2.405
113
53
Sài gòn
Re: Em bị cướp giữa thanh thiên bạch nhật

dawmgoodman ® nói:
E hiểu thế này : hành vi đuổi bắt cướp là hợp pháp, người dân có quyền chống trả, đuổi bắt kẻ cướp, tuy nhiên, trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng có thể cấu thành tội vượt quá hành vi phòng vệ chính đáng, tội này rõ ràng khác hẳn tội cố tình gây thương tích hoặc cố ý giết người.
Em đồng ý với bác đoạn đầu, đoạn sau thì chưa đầy đủ.

Thực ra em đọc và hiểu thì tất cả mấy ông thẩm phán, kể cả ông đầu tiên, cũng như luật sư hay Viện đều cùng một lập luận thôi, và chẳng có gì đáng phê phán ở đây cả, theo e ý họ là thế này:
--mọi người đều có quyền, thậm chí trách nhiệm bắt cướp. Tất cả các vị này đều ủng hộ và hoan hô bác Tin Tin.
--hành vi bắt cướp cũng phải tuân thủ theo các quy định pháp luật.
--nếu cướp chống trả, ta có quyền phòng vệ chính đáng. Nếu cướp tấn công ta 1 mà ta đáp trả trên 1 thì sẽ coi là "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng", và tuỳ hậu quả mà xử lý theo pháp luật.
--nếu ta cố ý gây thương tích, giết "cướp", làm nhục hay giữ "cướp" trái pháp luật thì đều căn cứ vào hậu quả mà xem xét.
--do vậy ông thẩm phán đầu tiên nói "có thể"...

nên thực ra chẳng có gì sai hay mâu thuẫn ở đây cả, nhưng báo chí cắt cúp, rồi thêm nhiều "nhà đạo đức online" nên dư luận cứ rối tung lên là vậy.

[/quote]

Mà công nhận dạo này nhiều thật, cứ phán như thánh
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
22/6/10
1.609
31.383
113
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!

TOPTEN nói:
Từ rất lâu, từ đời ông ngoại em cơ, em đã được ông dạy rằng....cháu sống trên đời ( nhất là trên thiên đường) chúng ta càng phải NHẪN VÀ TĨNH.
Thực sự đâu chỉ riêng các bác mất đồ, chúng ta đã và đang mất rất rất nhiều thứ, và vẫn phải chấp nhận để sống và bảo toàn cái mạng sống chính mình và gia đình- thứ quan trọng nhất - thôi.:)

Bác có hiểu ý em ko ạ?
Em đồng ý với Bác là nếu đã quyết định bắt cướp thì phải có bản lĩnh và khả năng, còn không chắc thì thôi cứ sống như quan điểm của Bác cũng được.
Em nghĩ Bác Tintin có cái khả năng đó và đã chứng minh qua thực tế là ...chả ai bị sao cả. Vậy mắc chi các Bác cứ phân tích tới phân tích lui cho mệt.
Ví như Bác, mặc dừ chưa biết Bác là ai nhưng em tin là nếu đấu bóng bàn với Bác em chấp bác 5 trái. Vì em tin vào khả năng của em, cũng giống như Bác Tintin tin vào khả năng bắt cướp cảu Bác ấy.

Mẹ, em căm tụi cướp giật này lắm. Mấy tháng trước bà già vợ em đi chợ chạy sát lề đường, tụi nó giật dây chuyền của 1 em gái, em này tri hô, thằng cản hậu đạp xe em này văng vô trúng bà già , bà già vợ em bị nứt xương. Còn cô gái nghe đâu đập đầu xuống đường bị bất tỉnh chuyển chợ rẫy ko biết sống chết ra sao.

DCM, gặp Bác thí Bác có dí theo tụi nó không ?

P/S: nói vậy chứ, xứ thiên đường nên em to còi vậy thôi chứ cũng mất nhiều thứ mà chả có dám đòi :D
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
11/2/10
1.090
596
113
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!

Em thấy mấy xxx đi bắt cướp cũng đạp cho bọn chúng ngã lăn quay ra đường, hành động này cũng có khác gì nhau, cái khác là người thực thi là xxx chứ không phải dân đen nên thằng ku đó chẳng may đập đầu xuống đường mà tỏi thì cũng thôi
21.gif

 
Hạng C
16/4/12
988
50.274
93
Trái đất
www.chemgiotaolao.com
Re: Ai biểu đeo hột xoàn, đi Mercedes chi cho nó cướp!!!

litono nói:
Em thấy mấy xxx đi bắt cướp cũng đạp cho bọn chúng ngã lăn quay ra đường, hành động này cũng có khác gì nhau, cái khác là người thực thi là xxx chứ không phải dân đen nên thằng ku đó chẳng may đập đầu xuống đường mà tỏi thì cũng thôi
21.gif


Cảnh sát hình sự bạn em hơi bị nhiều, và khi đưa ra một vụ 1+1=2 ra truyền thông, họ có thể có khả năng đạo diễn và viết lại kịch bản 1+1= 3 luôn, phần thắng luôn về phía họ cho nên chúng ta ko nên so sánh vị trí dân đen với họ.

Do đó bạn nào muốn làm Lục Vân Tiên xứ này mình hổng có cản nhe, mình chỉ khuyên đem cái vị trí dân đen của bạn và hậu quả vướng luật pháp, tính mạng mình và gia đình ....rồi treo lên bàn cân suy nghĩ kỹ.
Rồi sau đó bắt chước bạn Tintin đóng phim hành động cũng chưa muộn.

Xem kỹ lại cái Clip mình thấy bạn Tin đánh cược và quá may mắn trúng số độc đắc, vì chỉ chút nữa là cái Attila của 2 thằng cướp lấy trọn cặp chân của đôi tình nhân vô tội đứng bên lề đường rồi!