Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Đọc được tư vấn của 1 luật sư về câu hỏi này, các bác cho ý kiến.
1. Vượt xe ô tô như thế nào là đúng quy định ?
Thưa luật sư, trên đoạn đường 2 chiều có vạch trắng đứt đoạn phân làn ở giữa, mỗi chiều có thêm nét trắng liền phân làn cho xe máy, ô tô và xe thô sơ, xe máy và ô tô di chuyển cùng 1 làn đường. Tôi điều khiển xe máy di chuyển đúng làn đường, đúng tốc độ. Khi đang di chuyển có 1 ô tô phía trước chạy chậm lại, tôi vượt phải ô tô đó.
Nhưng ngay trên đó có một đội Cảnh sát giao thông, họ giữ tôi lại và yêu cầu nộp phạt 500.000 đồng vì tôi vượt sai quy định. Theo Cảnh sát giao thông thì tôi phải vượt về bên trái ô tô (tức là đè lên vạch trắng đứt đoạn và lấn sang làn đường ngược chiều) . Điều này rất nguy hiểm vì làn ngược chiều có rất nhiều xe ô tô lưu thông.
Vậy theo luật sư phải xử lý như thế nào. Và Cảnh sát giao thông xử phạt tôi như vậy là có đúng luật không ?
Cảm ơn và mong nhận được sự hướng dẫn của luật sư!

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 14, Luật giao thông đường bộ năm 2008:
Điều 14. Vượt xe
  1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt
  4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:...
Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 không định nghĩa rõ "Thế nào là vượt?". Mọi mô tả ở Điều 14 Chương II của Luật gần như chỉ quy định cho kiểu vượt
Còn lại luật chưa quy định về hành vi chuyển làn phải, vượt lên, chuyển làn cũ như bạn đang nhắc đến là vượt bên phải.
Dẫu vậy, Cảnh sát giao thông có thể sẽ lấy riêng khoản 4 quy định:
"Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái..."
Như vậy theo như quy định trên bạn vẫn phải chịu phạt về hành vi vượt sai của mình.
Xử phạt hành chính về hành vi vượt xe không đúng quy định
Theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
"3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
h) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;"
Như vậy trường hợp này cơ quan cảnh sát giao thông phạt bạn với mức 500.000 đồng là đúng luật.
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Toàn bộ nội dung trả lời phù hợp quy định nhưng câu chốt lại không đúng với nội dung trả lời.
Nếu đúng như tình huống mô tả (sự việc xảy ra tại đường hai chiều và phù hợp với trả lời của CSGT), thì theo quy định áp dụng hiện tại:
  • Nếu không có tín hiệu xin vượt, sẽ bị phạt với hai hành vi: vượt không có tín hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 6 NĐ100 và vượt trong những trường hợp không được vượt theo điểm c khoản 4 Điều 6 ND9100.
  • Nếu có tín hiệu thì bị phạt theo điểm c khoản 4 Điều 6 NĐ100.
 
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Toàn bộ nội dung trả lời phù hợp quy định nhưng câu chốt lại không đúng với nội dung trả lời.
Nếu đúng như tình huống mô tả (sự việc xảy ra tại đường hai chiều và phù hợp với trả lời của CSGT), thì theo quy định áp dụng hiện tại:
  • Nếu không có tín hiệu xin vượt, sẽ bị phạt với hai hành vi: vượt không có tín hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 6 NĐ100 và vượt trong những trường hợp không được vượt theo điểm c khoản 4 Điều 6 ND9100.
  • Nếu có tín hiệu thì bị phạt theo điểm c khoản 4 Điều 6 NĐ100.
Toàn bộ nội dung trả lời phù hợp quy định nhưng câu chốt lại không đúng với nội dung trả lời.
Nếu đúng như tình huống mô tả (sự việc xảy ra tại đường hai chiều và phù hợp với trả lời của CSGT), thì theo quy định áp dụng hiện tại:
  • Nếu không có tín hiệu xin vượt, sẽ bị phạt với hai hành vi: vượt không có tín hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 6 NĐ100 và vượt trong những trường hợp không được vượt theo điểm c khoản 4 Điều 6 ND9100.
  • Nếu có tín hiệu thì bị phạt theo điểm c khoản 4 Điều 6 NĐ100.
Về luật thì đúng nhưng về tình thì csgt đã quá cứng ngắc trong tình huống này.
Rất nhiều đường 2 chiều ở VN chỉ có 1 làn xe mỗi bên, cứ canh phạt xe máy vượt phải là tha hồ thu ngân sách, vì xe máy vượt phải xe máy là tình trạng phổ biến, và xe máy vượt phải ô tô cũng khá nhiều.
Giả sử ô tô vì kẹt xe mà phải di chuyển chậm thì xe máy chạy bên phải cũng phải chạy phía sau ô tô kg được vượt phải trên đường chỉ có 1 lane thì quá bất hợp lý.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Toàn bộ nội dung trả lời phù hợp quy định nhưng câu chốt lại không đúng với nội dung trả lời.
Nếu đúng như tình huống mô tả (sự việc xảy ra tại đường hai chiều và phù hợp với trả lời của CSGT), thì theo quy định áp dụng hiện tại:
  • Nếu không có tín hiệu xin vượt, sẽ bị phạt với hai hành vi: vượt không có tín hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 6 NĐ100 và vượt trong những trường hợp không được vượt theo điểm c khoản 4 Điều 6 ND9100.
  • Nếu có tín hiệu thì bị phạt theo điểm c khoản 4 Điều 6 NĐ100.
Có thể phạt ô tô lỗi không đi về bên phải không? Vì xe máy đi đúng tốc độ, ô tô lúc đó đi chậm hơn mà không chuyển sang bên phải.
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Có thể phạt ô tô lỗi không đi về bên phải không? Vì xe máy đi đúng tốc độ, ô tô lúc đó đi chậm hơn mà không chuyển sang bên phải.
Không phạt được vì ôtô đang lưu thông đúng làn đường gặp chướng ngại vật nên phải đi chậm hoặc dừng lại chứ không phải trường hợp lưu thông tốc độ chậm trên đường.
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Về luật thì đúng nhưng về tình thì csgt đã quá cứng ngắc trong tình huống này.
Rất nhiều đường 2 chiều ở VN chỉ có 1 làn xe mỗi bên, cứ canh phạt xe máy vượt phải là tha hồ thu ngân sách, vì xe máy vượt phải xe máy là tình trạng phổ biến, và xe máy vượt phải ô tô cũng khá nhiều.
Giả sử ô tô vì kẹt xe mà phải di chuyển chậm thì xe máy chạy bên phải cũng phải chạy phía sau ô tô kg được vượt phải trên đường chỉ có 1 lane thì quá bất hợp lý.
Vấn đề bác nêu là do quy định gt hiện nay dựa trên nền pháp lý gt của các nước mà phương tiện giao thông chính là ôtô.
Vì vậy, nếu xét về luật thì xe máy hiện nay đi sai luật nhưng nếu không đi như vậy thì không lưu thông được và không thực tế ==> quy định vượt phải của xe máy không phù hợp với thực tế phương tiện gt, hạ tầng gt tại VN --> chưa thể xử lý vì đúng lý nhưng không đúng tình --> quy định vượt phải đối với xe máy cần điều chỉnh cho phù hợp.
 
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng D
10/9/08
2.873
5.921
113
Thằng Luật Sư này mua bằng nên đã không biết đọc QC41/2016
#########
Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Như vậy, vượt phải chỉ xảy ra trên đường có một làn xe mỗi chiều. Có thể hiểu tình huống vượt phải là xe A lách về phía bên phải để vượt qua xe B trong cùng một làn, trường hợp này xe A vi phạm.

###########
Hoặc nghị định 100.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:



Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Không phạt được vì ôtô đang lưu thông đúng làn đường gặp chướng ngại vật nên phải đi chậm hoặc dừng lại chứ không phải trường hợp lưu thông tốc độ chậm trên đường.
Câu hỏi của tác giả không có nói đến ô tô gặp chướng ngại vật, chỉ nói ô tô đi chậm lại vì lý do gì không rõ.
Nếu không có chướng ngại vật mà ô tô đi chậm lại thì phải xi nhan chuyển dần vào bên phải để nhường đường cho xe máy vượt trái.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Thằng Luật Sư này mua bằng nên đã không biết đọc QC41/2016
#########
Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Như vậy, vượt phải chỉ xảy ra trên đường có một làn xe mỗi chiều. Có thể hiểu tình huống vượt phải là xe A lách về phía bên phải để vượt qua xe B trong cùng một làn, trường hợp này xe A vi phạm.

###########
Hoặc nghị định 100.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:



Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.
Đúng theo mô tả của người hỏi thì đường này chỉ có 1 làn xe cơ giới và 1 làn xe thô sơ mỗi chiều.
Vấn đề là hiếm có đường ở đâu mà dành riêng 1 làn cho xe thô sơ, nên có thể làn này kẻ vạch liền giống như trên QL mà người hỏi nhầm là làn thô sơ.