Hỏi/Đáp Kỹ Thuật Xin trợ giúp

Tập Lái
2/10/18
1
0
1
26
Xin giúp nêu nguyên lý hoạt động của sơ đồ này
 

Attachments

Tập Lái
22/5/12
38
4
8
ok bác: Bình thường khi bác bật AC dòng điện chạy qua cụm cuộn dây và điện trở Role-1 (màu xanh) từ cực + phía trên xuống qua Diode, qua Tranzitor (trong bộ AC) xuống mát (đất). Khi Role-1 đóng, dòng điện chạy từ cực dương qua role, qua mô tơ quạt, qua ngả LO (ngả LO là ngả thường đóng của Role-2, tức là khi Role-2 chưa có điện nó đã đóng như vậy), qua điện trở xuống mát, như vậy ta có quạt chạy ở chế độ bình thường (Low).
-Khi nhiệt độ cao: cảm biến nhiệt độ nước hoạt động đưa tín hiệu tới ECU, ECU đóng mạch 2 cực của Tranzitor xuống mát, khi đó điện từ cực + chạy qua cuộn dây Rơle-2, qua ECU xuống mát. Khi Rơle-2 hoạt động nó kéo tiếp điểm từ Lo sang Hi, khi đó dòng điện chạy qua Moto quạt thay vì chạy ở ngả Lo giờ chạy sang ngả Hi xuống mát (như vậy dòng điện nó k phải chạy qua điện trờ nữa mà thẳng xuống mát qua ngả Hi nên dòng tăng lên dẫn tời quạt chạy mạnh hơn). Vậy chắc bác đã hiểu !
-(chú ý khi bình thường dòng chạy qua cuộn dây Rơ le-1 qua Diode màu đen , qua Tranzitor trong bộ AC xuống mát, nhưng khi nhiệt độ cao dòng này chạy qua cả nhánh thứ 2 là Diode màu xanh trong bộ AC, qua Tranzitor trong bộ ECU xuống mát, mục đích là khi nhiệt độ cao bác có thể tắt AC nhưng quạt vẫn chạy (do ECU nắm quyền kiểm soát), còn khi nhiệt độ máy thấp bác tắt AC quạt sẽ tắt (AC nắm quyền kiểm soát)
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: trantu294
Tập Lái
21/10/15
21
5
3
ok bác: Bình thường khi bác bật AC dòng điện chạy qua cụm cuộn dây và điện trở Role-1 (màu xanh) từ cực + phía trên xuống qua Diode, qua Tranzitor (trong bộ AC) xuống mát (đất). Khi Role-1 đóng, dòng điện chạy từ cực dương qua role, qua mô tơ quạt, qua ngả LO (ngả LO là ngả thường đóng của Role-2, tức là khi Role-2 chưa có điện nó đã đóng như vậy), qua điện trở xuống mát, như vậy ta có quạt chạy ở chế độ bình thường (Low).
-Khi nhiệt độ cao: cảm biến nhiệt độ nước hoạt động đưa tín hiệu tới ECU, ECU đóng mạch 2 cực của Tranzitor xuống mát, khi đó điện từ cực + chạy qua cuộn dây Rơle-2, qua ECU xuống mát. Khi Rơle-2 hoạt động nó kéo tiếp điểm từ Lo sang Hi, khi đó dòng điện chạy qua Moto quạt thay vì chạy ở ngả Lo giờ chạy sang ngả Hi xuống mát (như vậy dòng điện nó k phải chạy qua điện trờ nữa mà thẳng xuống mát qua ngả Hi nên dòng tăng lên dẫn tời quạt chạy mạnh hơn). Vậy chắc bác đã hiểu !
-(chú ý khi bình thường dòng chạy qua cuộn dây Rơ le-1 qua Diode màu đen , qua Tranzitor trong bộ AC xuống mát, nhưng khi nhiệt độ cao dòng này chạy qua cả nhánh thứ 2 là Diode màu xanh trong bộ AC, qua Tranzitor trong bộ ECU xuống mát, mục đích là khi nhiệt độ cao bác có thể tắt AC nhưng quạt vẫn chạy (do ECU nắm quyền kiểm soát), còn khi nhiệt độ máy thấp bác tắt AC quạt sẽ tắt (AC nắm quyền kiểm soát)
Cảm ơn anh đã chia sẻ.
 
  • Like
Reactions: beo2012
Tập Lái
22/5/12
38
4
8
Tiệnđang phân tích sơ đồ, em pot lên đây sơ đồ này, hôm lâu lâu rồi bác nào hỏi không nhớ nữa nhưng có lưu lại, hôm nay có thời gian em phân tích, bác nào có hứng theo dõi, khi cần mày mò. Đây là sơ đồ hệ thống đèn chiếu sáng thông dụng, 2 bóng pha cos riêng (cũng k nhớ chính xác đây là xe nào), nhiều xe đời cũ thì chỉ 1 bóng, (pha cos chỉ đẩy ra đẩy vào.)
-Trong sơ đồ naỳ bao gồm: Mạch Pha, mạch Cos, mạch đá pha (nháy đèn pha)
1/Mạch Cos: Bật công tắc đèn chiếu sáng Light Switch, công tắc chuyển từ vị trí OFF sang ON đóng tiếp điểm chân 1 (LO) xuống mát: Dòng điện từ cực + qua cầu chì 20A (góc trên bên trái) vào chân 36 của Rờ le đèn (Headlamp Relay), qua cuộn dây trong rờ le đi ra chân 85 theo dây trắng (WHT) đi xuống dưới vào công tắc đèn Light Switch chạy thẳng xuống mát. Như vậy là Rờ le có điện, khi này Rờ le đóng tiếp điểm nối mạch hai chân 30-87.
Dòng điện từ cầu chì 20A chạy theo nhánh giữa qua 2 tiếp điểm 30-87 của rơ le đi xuống dưới, rẽ phải theo dây xanh (DK BLU) qua pin số 9 của Jack cắm 206 xuống chuyển mạch Pha-Cos (HeadlampSwitch) ở chân 6. Bình thường khi bật đèn chế độ đầu tiên là Cos, nên chân chân 6 đang nối với chân 5 (LO). Dòng điện từ chân 6 sang chân 5 rồi chạy qua pin số 3 của Jack 206, tiếp tục chạy theo dây nâu (BRN), chia ra làm 2 nhánh qua 2 cầu chì 10A tới 2 đèn Cos, xuống mát kết thúc. Đèn Cos sáng.
2/Mạch Pha: Vặn công tắc sang vị trí tiếp theo là mạch Pha, lúc này chuyển mạch Pha-Cos (Headlam Switch) đóng tiếp điểm chân 6 sang chân 4 (Hi). Dòng điện thay vì chạy qua ngả Lo giờ chạy sang ngả Hi, qua pin số 8 Jack 206, đi theo dây xanh xám (GRN-GRY), qua 2 ngả cầu chì 10A tới 2 đèn pha. Kết thúc mạch pha. Đèn Pha sáng. (Trong mạch này dòng điện tách ra chạy theo một ngả khác tới chân B13 của đồng hồ để sáng đèn chỉ thị Pha – góc dưới bên phải trong sơ đồ)
3/Mạch đá đèn: Khi đá đèn thì k phụ thuộc có bật đèn hay không, vì vậy dòng điện không do rờ le điều khiển mà chạy thằng từ cầu chì 20A theo nhánh bên phải (có 3 nhánh góc trái đó) qua dây màu cam (ORN) qua pin 11 của Jack 206 xuống chân số 7 của cụm chuyển mạch Pha-Cos. Khi kéo lên để đá đèn, (FLASH) chân số 7 được nối với chân số 4 đóng điện cho mạch Pha, đèn Pha sáng, khi bỏ tay ra thì chân số 7 tách ra ở trạng thái hở mạch, đèn Pha tắt. Kết thúc mạch đá đèn.
Chúc các bác vui vẻ.
Xin trợ giúp