Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
http://www.tinhte.com/threads/383493-Do-tai-thiet-bi

Em thấy nhiều người vẫn còn băn khoăn lựa nhãn hiệu máy ảnh, đó là nỗi đau của "thuỡ ban đầu". Khi đã trúng thuốc độc rồi, nỗi đau nâng cấp thiết bị còn đau hơn. Và quằn quại nhất là khi bán để chuyển qua 1 nhãn hiệu mới. :D
Có bài viết ở tinhte rất hay cho mọi người tham khảo. Em cũng đang thuộc dạng bị trúng độc rồi...hic...

Tất cả những “yêu cầu chính đáng” về cảm quang của D3x trên thân máy D700 hay DX đầu bảng với 16mp+ có vẻ như lại thôi thúc những luận lẽ "tôi cần thêm điểm ảnh” hay “tôi sẽ đổi hãng khác”. Sự “thiếu vắng” vài cái thân máy hay ống kính dường như ám chỉ Nikon chằng làm đúng cái gì cả.

Tôi gọi đó là trò “đổ tại thiết bị” bởi tất cả những lời phàn nàn từ phía người dùng chỉ với mục đích nói rằng bởi cái máy ảnh hoặc ống kính “thiếu hụt” đó mà họ chẳng thể chụp được những bức ảnh đẹp với chất lượng chuyên nghiệp. Ấy nhưng trong khi đó những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lại cho ra đời những tác phẩm tuyệt vời nhất mà chẳng cần phải có những thiết bị đầu bảng. Có gì mâu thuẫn ở đây?

Chắc hẳn bạn nhận thấy rõ điều đó. Giải thích cho sự mâu thuẫn ở đây lại khá đơn giản: người dùng luôn tin rằng thiết bị mới sẽ làm cho họ tốt hơn. Lẽ đời không hẳn là như vậy. Tôi đã thưởng thức nghệ sĩ Itzhak Perlman chơi violon bằng cây đàn thông thường và chiếc Guarneri của anh ta, một cách rất cận kề. Dĩ nhiên là chiếc Guarneri có âm thanh hay hơn. Nhưng âm thanh từ chiếc violon phổ thông mà ông ta chơi cũng khá hơn bất cứ ai trong chúng ta đang đọc bài này, chơi nó. Và thực tế là nghe còn hay hơn bất cứ nhạc công nào khác chơi chúng, ngoài Perlman.

Mặt khác, bạn không thể nào chơi được nốt trầm từ một cây violon, và chẳng thể nào làm cho nó chơi như là một cây contrabass. Đôi khi bạn PHẢI CẦN một nhạc cụ nào đó để phát ra một âm thanh mong muốn. Khi nói về máy ảnh, chiếc Nikon D3s là một đẳng cấp hoàn toàn khác với D200 khi chụp thiếu sáng trong nhà, rõ như ban ngày.

Vậy nhưng hầu hết những người gặp tôi vật vã mong muốn độ phân giải cao hơn thực ra đều chưa sử dụng hết độ phân giải của thiết bị họ hiện đang sở hữu. Họ đơn giản là chưa luyện tập và trau dồi tích cực như Perlman và đưa cho họ một chiếc máy ảnh Guarneri hay Stradivarious chẳng đưa ngay họ lên đẳng cấp nhiếp ảnh gia được.
Khi một người chụp ảnh xin lời khuyên của tôi về thiết bị thì việc đầu tiên mà tôi đánh giá là anh ta đã đạt tới giới hạn vật lý của thiết bị mà anh ta đang sở hữu hay chưa.

Nếu đã vắt kiệt khả năng của thiết bị thì việc nâng cấp chắc chắn sẽ đưa họ tới một tầm cao mới. Nếu chưa thì thiết bị tốt hơn đôi khi lại phản tác dụng bởi nó sẽ làm lộ hơn những lỗi của bạn. Tôi đã từng biết một số nhiếp ảnh gia, sau khi nâng cấp trang thiết bị đắt tiền, hóa ra lại sợ chụp một số hoàn cảnh hoặc tránh một vài nguy cơ nào đó, và kết quả là họ chẳng có một tấm hình nào bởi máy ảnh vẫn còn nằm nguyên trong vỏ.




Tôi cũng đã nói về vấn đề này từ trước, rằng thân máy ảnh nên là cái nâng cấp cuối cùng. Và đặc biệt chính xác cho những người chụp phong cảnh đang sở hữu một chiếc D2x, D300, D3, hay D700. Thứ tự “nâng cấp” của tôi là:

1. Nâng cấp nhiếp ảnh gia. Kỹ thuật chụp luôn cho kết quả lớn nhất và dễ thấy nhất. Muốn trở thành Perlman của điểm ảnh? Luyện tập, Luyện tập, Luyện tập, (học như điên cũng không đến nỗi khổ lắm).

2. Nâng cấp chân/giá đỡ và quy tắc chụp. Bạn không thể có được một điểm ảnh thật đẹp nếu như máy ảnh bị rung lắc vì bất cứ lý do nào. Có thêm chân ba cũng chưa phải là đủ. Nó phải thực thi đúng chức năng của nó và bạn phải biết cách làm cho nó hoạt động đúng.

3. Nâng cấp ống kính. Tôi đã chụp hàng ngàn cuộc thử nghiệm và phải giải thích từng kết quả rất cẩn thận. Sự khác biệt giữa ống kính tốt và ống dở như ngày và đêm trong khi giữa máy 6mp hay 24mp lắp cùng một ống kính tốt lại chẳng đáng kể.

4. Nâng cấp kiến thức. Phàn nàn về dãy tương phản động của máy ảnh mình mà
chưa bao giờ dùng UniWB? Oài. Bạn có thể chưa hiểu dãy tương phản thực sự của máy mình như thế nào. Cũng như vậy với làm nét, tương phản, gamma, màu và nhiễu. Bạn chưa sẵn sàng nâng cấp máy nếu như bạn chưa bạn chưa nỗ lực tối đa trên chiếc máy ảnh hiện tại.

5. Nâng cấp thân máy. Nếu bạn đã đạt tới giới hạn cuối cùng của những yếu tố nêu trên thì có lẽ đây là thời gian để nâng cấp lên một chiếc tốt hơn (có nghĩa là bạn biết cách thực hiện điều 4 và sở hữu thiết bị ngon lành ở điều 2 và 3). Và có nghĩa là bạn có thể cần nâng cấp lên định dạng có lợi hơn (VD: 4/3 lên DX, DX tới FX, FX qua Medium Format).

Lưu ý rằng hầu hết các bài viết trên các forum internet đều cho thấy mọi người làm theo chiều ngược lại. Trước hết, họ ráng kiếm cho được những chiếc đời mới nhất. Khi họ không chụp được những hình như ý muốn, họ mới bắt đầu đi tới bước 4. Và khi họ bắt đầu hiểu máy ảnh của mình thì họ bắt đầu nhận ra rằng lựa chọn ống kính có thể là một phần của vấn đề (ống siêu zoom đâu đâu cũng có quả là tiện lợi), và thế là họ mới để ý xử lý mục 3. Và khi họ chẳng thế chụp ra hình nét với một ống kính được coi là rất sắc nét, thì lúc đó một số đủ thông minh mới nghĩ tới mục 2. Và thực tế là chỉ có rất ít người làm tốt bước 1.

Thực tế việc làm ngược chiều là cách lười biếng để đạt kết quả “tốt hơn” (trông đợi thiết bị đem lại sự tiến bộ trước khi trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng). Đó là lý do tại sao mọi người cứ thích làm bước 5 và bước 3 trước để có “kết quả tốt". Tỷ như bạn định đầu tư thêm US$10,000 hoặc hơn, thì với một lượng ít hơn quăng vào #1, #2, và #4? Chắc hẳn sẽ có kết quả tốt hơn nhiều.

Các hãng máy ảnh sẽ quảng bá yếu tố #3 và #5. Họ không thể nâng lợi nhuận mà không liên tục thúc đẩy yếu tố này. (Tiết lộ: tôi kiếm tiền bằng yếu tố #4 là chính và một phần #1 và #2, và vì thế lợi ích của tôi xung đột một chút với các hãng máy ảnh). Nhưng với kinh nghiệm tổ chức các lớp tập huấn thì phương tiện tốt không ngay lập tức biến một người trở thành nhiếp ảnh gia giỏi được. Có đôi khi nó còn dẫn tới các thói quen xấu nhiễm vào khó bỏ. Tỷ dụ như cắt cúp. Thêm megapixels đối với nhiều người làm cho họ sử dụng cắt cúp nhiều hơn thay vì sử chọn đúng ống kính, đúng vị trí chụp. Điều đó có nghĩa là họ chẳng chú ý nhiền tới phối cảnh (perspective) và bỏ qua mối tương tác giữa các thành tố trong bức ảnh (đặc biệt là các thành phần ở tiền cảnh và hậu cảnh).

Thế nên trước khi ngồi đó mà phàn nàn rằng Nikon chưa ra chiếc D900 hay D400 hay gì gì nữa giúp nâng cao chất lượng hình cho mình, thì hay nghiên cứu kỹ yếu tố nào đang ngăn trở bạn. Tôi dám cá rằng máy ảnh không phải là yếu tố đó, với đa số chúng ta. Chính xác là khi bạn đổ tại máy ảnh có nghĩa là bạn khỏi phải chỉ trích bản thân.


Starnt biên dịch và hình minh họa.​
 
Hạng D
19/9/08
1.277
4
38
www.otosaigon.com
sinhviengià nói:
http://www.tinhte.com/threads/383493-Do-tai-thiet-bi

Em thấy nhiều người vẫn còn băn khoăn lựa nhãn hiệu máy ảnh, đó là nỗi đau của "thuỡ ban đầu". Khi đã trúng thuốc độc rồi, nỗi đau nâng cấp thiết bị còn đau hơn. Và quằn quại nhất là khi bán để chuyển qua 1 nhãn hiệu mới. :D
Có bài viết ở tinhte rất hay cho mọi người tham khảo. Em cũng đang thuộc dạng bị trúng độc rồi...hic...

Tất cả những “yêu cầu chính đáng” về cảm quang của D3x trên thân máy D700 hay DX đầu bảng với 16mp+ có vẻ như lại thôi thúc những luận lẽ "tôi cần thêm điểm ảnh” hay “tôi sẽ đổi hãng khác”. Sự “thiếu vắng” vài cái thân máy hay ống kính dường như ám chỉ Nikon chằng làm đúng cái gì cả.

Tôi gọi đó là trò “đổ tại thiết bị” bởi tất cả những lời phàn nàn từ phía người dùng chỉ với mục đích nói rằng bởi cái máy ảnh hoặc ống kính “thiếu hụt” đó mà họ chẳng thể chụp được những bức ảnh đẹp với chất lượng chuyên nghiệp. Ấy nhưng trong khi đó những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lại cho ra đời những tác phẩm tuyệt vời nhất mà chẳng cần phải có những thiết bị đầu bảng. Có gì mâu thuẫn ở đây?

Chắc hẳn bạn nhận thấy rõ điều đó. Giải thích cho sự mâu thuẫn ở đây lại khá đơn giản: người dùng luôn tin rằng thiết bị mới sẽ làm cho họ tốt hơn. Lẽ đời không hẳn là như vậy. Tôi đã thưởng thức nghệ sĩ Itzhak Perlman chơi violon bằng cây đàn thông thường và chiếc Guarneri của anh ta, một cách rất cận kề. Dĩ nhiên là chiếc Guarneri có âm thanh hay hơn. Nhưng âm thanh từ chiếc violon phổ thông mà ông ta chơi cũng khá hơn bất cứ ai trong chúng ta đang đọc bài này, chơi nó. Và thực tế là nghe còn hay hơn bất cứ nhạc công nào khác chơi chúng, ngoài Perlman.

Mặt khác, bạn không thể nào chơi được nốt trầm từ một cây violon, và chẳng thể nào làm cho nó chơi như là một cây contrabass. Đôi khi bạn PHẢI CẦN một nhạc cụ nào đó để phát ra một âm thanh mong muốn. Khi nói về máy ảnh, chiếc Nikon D3s là một đẳng cấp hoàn toàn khác với D200 khi chụp thiếu sáng trong nhà, rõ như ban ngày.

Vậy nhưng hầu hết những người gặp tôi vật vã mong muốn độ phân giải cao hơn thực ra đều chưa sử dụng hết độ phân giải của thiết bị họ hiện đang sở hữu. Họ đơn giản là chưa luyện tập và trau dồi tích cực như Perlman và đưa cho họ một chiếc máy ảnh Guarneri hay Stradivarious chẳng đưa ngay họ lên đẳng cấp nhiếp ảnh gia được.
Khi một người chụp ảnh xin lời khuyên của tôi về thiết bị thì việc đầu tiên mà tôi đánh giá là anh ta đã đạt tới giới hạn vật lý của thiết bị mà anh ta đang sở hữu hay chưa.

Nếu đã vắt kiệt khả năng của thiết bị thì việc nâng cấp chắc chắn sẽ đưa họ tới một tầm cao mới. Nếu chưa thì thiết bị tốt hơn đôi khi lại phản tác dụng bởi nó sẽ làm lộ hơn những lỗi của bạn. Tôi đã từng biết một số nhiếp ảnh gia, sau khi nâng cấp trang thiết bị đắt tiền, hóa ra lại sợ chụp một số hoàn cảnh hoặc tránh một vài nguy cơ nào đó, và kết quả là họ chẳng có một tấm hình nào bởi máy ảnh vẫn còn nằm nguyên trong vỏ.




Tôi cũng đã nói về vấn đề này từ trước, rằng thân máy ảnh nên là cái nâng cấp cuối cùng. Và đặc biệt chính xác cho những người chụp phong cảnh đang sở hữu một chiếc D2x, D300, D3, hay D700. Thứ tự “nâng cấp” của tôi là:

1. Nâng cấp nhiếp ảnh gia. Kỹ thuật chụp luôn cho kết quả lớn nhất và dễ thấy nhất. Muốn trở thành Perlman của điểm ảnh? Luyện tập, Luyện tập, Luyện tập, (học như điên cũng không đến nỗi khổ lắm).

2. Nâng cấp chân/giá đỡ và quy tắc chụp. Bạn không thể có được một điểm ảnh thật đẹp nếu như máy ảnh bị rung lắc vì bất cứ lý do nào. Có thêm chân ba cũng chưa phải là đủ. Nó phải thực thi đúng chức năng của nó và bạn phải biết cách làm cho nó hoạt động đúng.

3. Nâng cấp ống kính. Tôi đã chụp hàng ngàn cuộc thử nghiệm và phải giải thích từng kết quả rất cẩn thận. Sự khác biệt giữa ống kính tốt và ống dở như ngày và đêm trong khi giữa máy 6mp hay 24mp lắp cùng một ống kính tốt lại chẳng đáng kể.

4. Nâng cấp kiến thức. Phàn nàn về dãy tương phản động của máy ảnh mình mà
chưa bao giờ dùng UniWB? Oài. Bạn có thể chưa hiểu dãy tương phản thực sự của máy mình như thế nào. Cũng như vậy với làm nét, tương phản, gamma, màu và nhiễu. Bạn chưa sẵn sàng nâng cấp máy nếu như bạn chưa bạn chưa nỗ lực tối đa trên chiếc máy ảnh hiện tại.

5. Nâng cấp thân máy. Nếu bạn đã đạt tới giới hạn cuối cùng của những yếu tố nêu trên thì có lẽ đây là thời gian để nâng cấp lên một chiếc tốt hơn (có nghĩa là bạn biết cách thực hiện điều 4 và sở hữu thiết bị ngon lành ở điều 2 và 3). Và có nghĩa là bạn có thể cần nâng cấp lên định dạng có lợi hơn (VD: 4/3 lên DX, DX tới FX, FX qua Medium Format).

Lưu ý rằng hầu hết các bài viết trên các forum internet đều cho thấy mọi người làm theo chiều ngược lại. Trước hết, họ ráng kiếm cho được những chiếc đời mới nhất. Khi họ không chụp được những hình như ý muốn, họ mới bắt đầu đi tới bước 4. Và khi họ bắt đầu hiểu máy ảnh của mình thì họ bắt đầu nhận ra rằng lựa chọn ống kính có thể là một phần của vấn đề (ống siêu zoom đâu đâu cũng có quả là tiện lợi), và thế là họ mới để ý xử lý mục 3. Và khi họ chẳng thế chụp ra hình nét với một ống kính được coi là rất sắc nét, thì lúc đó một số đủ thông minh mới nghĩ tới mục 2. Và thực tế là chỉ có rất ít người làm tốt bước 1.

Thực tế việc làm ngược chiều là cách lười biếng để đạt kết quả “tốt hơn” (trông đợi thiết bị đem lại sự tiến bộ trước khi trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng). Đó là lý do tại sao mọi người cứ thích làm bước 5 và bước 3 trước để có “kết quả tốt". Tỷ như bạn định đầu tư thêm US$10,000 hoặc hơn, thì với một lượng ít hơn quăng vào #1, #2, và #4? Chắc hẳn sẽ có kết quả tốt hơn nhiều.

Các hãng máy ảnh sẽ quảng bá yếu tố #3 và #5. Họ không thể nâng lợi nhuận mà không liên tục thúc đẩy yếu tố này. (Tiết lộ: tôi kiếm tiền bằng yếu tố #4 là chính và một phần #1 và #2, và vì thế lợi ích của tôi xung đột một chút với các hãng máy ảnh). Nhưng với kinh nghiệm tổ chức các lớp tập huấn thì phương tiện tốt không ngay lập tức biến một người trở thành nhiếp ảnh gia giỏi được. Có đôi khi nó còn dẫn tới các thói quen xấu nhiễm vào khó bỏ. Tỷ dụ như cắt cúp. Thêm megapixels đối với nhiều người làm cho họ sử dụng cắt cúp nhiều hơn thay vì sử chọn đúng ống kính, đúng vị trí chụp. Điều đó có nghĩa là họ chẳng chú ý nhiền tới phối cảnh (perspective) và bỏ qua mối tương tác giữa các thành tố trong bức ảnh (đặc biệt là các thành phần ở tiền cảnh và hậu cảnh).

Thế nên trước khi ngồi đó mà phàn nàn rằng Nikon chưa ra chiếc D900 hay D400 hay gì gì nữa giúp nâng cao chất lượng hình cho mình, thì hay nghiên cứu kỹ yếu tố nào đang ngăn trở bạn. Tôi dám cá rằng máy ảnh không phải là yếu tố đó, với đa số chúng ta. Chính xác là khi bạn đổ tại máy ảnh có nghĩa là bạn khỏi phải chỉ trích bản thân.


Starnt biên dịch và hình minh họa.​

033102beer_1_prv.gif
cool.
 
Hạng D
9/5/09
3.408
16.124
113
Hôm qua em ngồi ăn tối với bác Thanh Admix box nhiếp ảnh của tinhte cũng đuợc nghe giảng y vậy... tiếcl à em trình còi nghe rồi mà vẫn chưa thông :D
 
Hạng F
6/5/06
6.838
145
83
mấy hãng sản xuất máy ảnh ghét mấy bài như thế lày lắm
Theo em thì mỗi người đến với nhiếp ảnh vì mỗi mục đích khác nhau cho nên mỗi người có mỗi quan điểm khác nhau trong chuyện chụp choẹt :), đâu thể rập khuôn được, nếu mà rập khuôn thì làm gì có cái gọi là xã hội đúng không các bác ? Có bác chụp vì đam mê, sở thích, có bác chụp để thư giãn, có bác chụp là phụ nhưng chơi máy là chính, phê không phải vì hình mà là hình dáng máy, tiếng shutter, có bác chụp để kiếm tiền, bởi vậy quan điểm sẽ khác nhau.
Em đến với nhiếp ảnh vì thử cho biết, xong rồi ghiền. Đối với em, nhiếp ảnh là niềm đam mê, mỗi khi chụp là em thấy xả stress. Chỉ cần nhìn máy, nhìn lens thấy nó đẹp là stress của em nó giảm rồi, khi mà chụp, ngắm qua viewfinder, nghe tiếng shutter, thấy nó đã đã là em thấy sướng rồi, ra hình đẹp thì sướng nữa, còn hình tàm tạm thì không sao cả :D. Bởi thế em không đặt nặng chuyện phải chụp đẹp như ông này ông kia hay là am hiểu như người này người nọ, quan trọng là em thấy thoả mãn là em okie rồi :)
Không biết có ai đến nhiếp ảnh với mục đích giống em không nhỉ hehe
Chết mịa, phá hư cái topic rùi, so rì bác chủ nha :D, em chạy hehe
 
Hạng D
3/5/09
2.214
48
0
Chú mb-fan phát biểu đúng đó chứ, có gì mà sợ :D
Như em đây thì cũng khoái máy mới lắm, ngặt nổi không thể tự do mua sắm vì nhiều lý do. Mà lý do chính nhất là mình chưa am hiểu nhiều về ảnh nên cứ phải như thằng nghiện vậy. Khi nào đủ đô mới tăng liều.
Ông bạn em thì ngược lại, chụp bình thường thôi nhưng trong tủ có đủ loại máy của các hãng. Ngồi nhìn là chủ yếu chứ chụp choẹt ít lắm. Nói chung đây là thú vui lành mạnh, đáng khuyến khích dù mỗi người chơi mỗi kiểu.

Còn cái bài kia thì em nghĩ mục đích tác giả viết ra để cho mọi người nhận rõ rằng muốn có ảnh đẹp thì nên đầu tư theo thứ tự thế nào. Nói nghe đơn giản vậy chứ không ít người nghĩ ảnh đẹp là do máy to, mắc tiền chụp.
Với người tự do về tài chính thì không có gì để nói. Với người có định mức quota cho thú vui này thì bài viết có ích, ví dụ thay vì gồng mình hết tiền cho body thì mình nên chú trọng vào lens sẽ hiệu quả hơn.
Một ống kính tốt cho ra ảnh đẹp, làm người chụp bị mê hoặc, từ đó càng mê hơn. Chứ mua cái máy tốt mà hết tiền cho ống kính thì bảo đảm niềm đam mê sẽ xìu theo thời gian. Trong nhiếp ảnh thì tấm ảnh chính là liều doping, chơi mãi mà không thấy tý doping nào thì hăng sao nổi. :D.
 
PhD confirmed
Hạng F
14/9/09
9.794
1.085
113
54
@mb_fan: Em cứ tưởng bác thích máy bay hơn nhiếp ảnh
24.gif


Em cũng như bác, và chắc cũng giống rất nhiều người, chơi ảnh cho thoả đam mê của mình, chứ không phải của ai khác. Đối với em, máy ảnh không phải là cần câu cơm (xin chụp free có khi còn bị chửi ý chứ :D) mà là ác mộng của ... bà cả nhà em, vì cái tội giấu bớt lương, trốn bạn bè vài tháng để dành tiền "chạy đua vũ trang" súng ống sau khi "lên tay, chê ống kit"...

Như bác SVG nhận định ở trên, lens luôn là nỗi ám ảnh ghê gớm khi lỡ nghiện cái món ăn chơi này...cái khổ nhất là cứ dòm súng người ta chơi, hình người ta chụp là ám ảnh miên man ... té ra nhiều khi do cái trình mình không cao thì ảnh vẫn 'không dám post" heheheh...
 
Hạng C
12/7/07
509
159
43
QPN, SaiGon
mb_fan nói:
mấy hãng sản xuất máy ảnh ghét mấy bài như thế lày lắm
Theo em thì mỗi người đến với nhiếp ảnh vì mỗi mục đích khác nhau cho nên mỗi người có mỗi quan điểm khác nhau trong chuyện chụp choẹt :), đâu thể rập khuôn được, nếu mà rập khuôn thì làm gì có cái gọi là xã hội đúng không các bác ? Có bác chụp vì đam mê, sở thích, có bác chụp để thư giãn, có bác chụp là phụ nhưng chơi máy là chính, phê không phải vì hình mà là hình dáng máy, tiếng shutter, có bác chụp để kiếm tiền, bởi vậy quan điểm sẽ khác nhau.
Em đến với nhiếp ảnh vì thử cho biết, xong rồi ghiền. Đối với em, nhiếp ảnh là niềm đam mê, mỗi khi chụp là em thấy xả stress. Chỉ cần nhìn máy, nhìn lens thấy nó đẹp là stress của em nó giảm rồi, khi mà chụp, ngắm qua viewfinder, nghe tiếng shutter, thấy nó đã đã là em thấy sướng rồi, ra hình đẹp thì sướng nữa, còn hình tàm tạm thì không sao cả :D. Bởi thế em không đặt nặng chuyện phải chụp đẹp như ông này ông kia hay là am hiểu như người này người nọ, quan trọng là em thấy thoả mãn là em okie rồi :)
Không biết có ai đến nhiếp ảnh với mục đích giống em không nhỉ hehe
Chết mịa, phá hư cái topic rùi, so rì bác chủ nha :D, em chạy hehe

080402cool_prv.gif
Ngoài việc thích chụp ảnh, còn cái việc này làm e phải tiêu đi cái quỹ đen nữa đây…
…,,tối tối xong việc, mở tủ lấy máy ảnh và mấy cái lens còi ra lau lau, chùi chùi, xong ngồi ngắm ngắm, cảm giác rất thích thú…ghiền nữa thì bấm vài tấm, chẳng cần ra hình, nghe tiếng màn trập cái….rr…r..rắc là tê tê rồi,,,,( mà cái d300 còi tiếng màn trập nghe không đã bằng d200 ta,,,lại càn thua xa d3 nữa….hic…)…
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
9/3/06
6.463
3.478
113
Sì Gòn
em đến với nhiếp ảnh cũng như mb_fan vậy
033102beer_1_prv.gif

ngoài ra còn mục đích là để được gần và ngắm mẫu teen nữa hihi
SMOKIN.GIF
 
Thánh Nhân
21/6/05
2.414
26.921
113
53
Đúng rồi, em thấy số đông chúng ta (trên diễn đàn này) chơi ảnh là để giải trí, áp lực "nghệ thực" hay "ạc" không phải là cái chúng ta theo đuổi. CHúng ta không buộc phải chụp hình đẹp với D3x hay 1DsIII hay 400D, chúng ta mua nó (nếu có điều kiện) là để trải nghiệm. Cũng như chúng ta không buộc phải đánh máy đẹp hơn khi dùng Macbook Pro :D.