Tập Lái
12/9/12
7
1
3
Nhà mình nằm trong khu dân cư, đường mới mở rộng và ít xe, đầu đường không có biển cấm dừng đậu, có kinh doanh nên thường có xe tải dừng xuống hàng (xe 5t)
Sáng nay lúc đang dỡ hàng xuống thì bị 1 tốp CSTT áo xanh xuống hỏi giấy tờ. Mình chạy ra hỏi không có biển cấm thì bắt lỗi gì thì các anh ấy bảo lỗi dừng đỗ xe không có biển cảnh báo trước sau, mình hỏi tới theo điều nào thì anh ấy bảo "Anh thì biết cái gì đi chỗ khác để tài xế làm việc" (tài xế thì chạy hết rồi ko dám lại làm việc sợ mất tiền). Sau khi đưa giấy tờ đủ thì mình mới hỏi tiếp một anh khác trong nhóm đó thì được anh ấy lật quyển luật ra chỉ, đọc được mấy từ thì cái anh nói mình đi chỗ khác lúc đầu giật mất quyển luật bảo "Anh biết chạy xe đâu coi làm gì".
Chỉ đọc được loáng thoáng hình như là bắt theo cái này:
- Dừng xe tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe ( nhà em 2 làn đường, vạch đứt, mỗi bên làn 4m)
- Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

Cuối cùng do bên nhà hàng xóm lúc trước có nhờ CSGT dẹp mấy xe tải đậu ban đêm trước nhà nên ông hàng xóm đưa tí tiền cho mấy anh đó cafe (sau mình phải dúi đưa ổng lại 150) rồi mấy anh đó cho qua.

Mình thắc mắc là "phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe" là tính phần mình chạy hay tính cả con đường?1 làn xe ở đây là bao nhiêu m?
"Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy" thì một phần ở đây là bao nhiêu phần trăm? Bao nhiêu mét? "Không mở cửa xe" là quy định chung cho cái chưa đủ điều kiện an toàn hay là cấm ko mở cửa xe khi dừng đỗ (vậy thì sao xuống hàng)??

Quy định cứ mập mờ vậy thì đậu đâu cũng bị phạt, ko lẽ chỉ cần vịn vào lỗi chiếm một phần làn đường là có thể phạt đủ kiểu mà không cần biết một phần là bao nhiêu ?? Mình thấy mấy bác tải chạy còn nhiều hơn mình mà đến khi bị phạt là GT muốn làm gì làm theo hết chứ ko dám hỏi han gì.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Chắc phạt theo khoản bôi đỏ bên dưới của ND 171


Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
MỤC 1. VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm l Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm i, Điểm k Khoản 4; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
 
  • Like
Reactions: 4bthang2b
Hạng B2
21/9/10
273
310
63
TP.HCM
Lỗi này phạt có 150k, mà tầm tiền đó thì được đóng phạt tại chỗ (có biên lai) nên em nghĩ lần sau bác đóng cho NN còn hơn. xxx bắt cũng đúng bác ơi, theo Điều 18, Khoản 3, điểm d của Luật GTĐB năm 2008 thì:
"d) Sau khi đỗ xe, ... ; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;"

Tuy nhiên lại khó thực hiện vì nếu đặt biển báo thì 30s sau khi bác đi thì mấy biển báo cũng "đi theo". Em chưa thấy ai đỗ xe làm vậy trừ mấy bác bên công ích đỗ để làm việc: cấp thoát nước, công viên cây xanh, ... lâu lâu có đặt biển còn đa số thì không, mấy bác chết máy nằm giữa đường thì đặt nhánh cây hoặc thùng nước phía sau xe.
 
Hạng C
17/11/14
831
922
93
Sau bài này dự là mấy nơi bán biển cảnh báo nguy hiểm sẽ ăn nên làm ra :D
 
Hạng F
16/3/14
5.646
9.193
113
Em xin hóng vụ này ạ.. chứ lụm kiểu này thì bb ở đâu mà ghi đủ :)
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
FYI

http://antoangiaothong.gov.vn/lai-xe-an-toan/khong-de-voi-chuyen-dung-do-xe-tren-duong-44508.html

Không dễ với chuyện dừng, đỗ xe trên đường


Những chiếc xe khi dừng, đỗ không có tín hiệu báo trước hoặc sai nơi quy định đều có thể là những chướng ngại vật vô cùng nguy hiểm với người đi đường. Không ít vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trong các tình huống giao thông như vậy.
Một chiếc xe đang dừng, đỗ, có nghĩa vận tốc của xe bằng 0. Điều này tưởng chừng như vô hại với các phương tiện xung quanh. Nhưng không phải vậy, đối với nhiều người điều khiển xe, trong nhiều trường hợp, những chiếc xe đang dừng đỗ lại còn “đáng sợ” hơn bội lần so với những chiếc xe đang lưu thông bình thường. Bởi vì khi dừng đỗ, nếu các phương tiện chiếm một phần đường xe chạy hoặc không bật đèn cảnh báo thì sẽ là những vật cản bất ngờ, gây nhiều nguy hiểm cho người đi đường.

Tai nạn vì tránh xe đang dừng, đỗ

Trong thực tế, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra khi các chủ phương tiện đánh tay lái để tránh những chiếc xe đang dừng đỗ phía trước hoặc đâm thẳng vào các phương tiện này. Gần đây nhất là vụ việc xảy ra vào ngày 24/6 vừa qua ở Thanh Hóa.

Cụ thể vào khoảng 13 giờ cùng ngày, chiếc xe container mang BKS 29Z-7977 lưu thông theo hướng Nam-Bắc trên tuyến QL 1A, khi đi qua đoạn thuộc địa phận xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thì bất ngờ bẻ lái đâm vào chiếc xe khách mang BKS 20B-004.31 đang đi cùng chiều.

tai%20nann%201.JPG.ashx

Sau va chạm, hai bên hông của cả 2 xe đều bị hư hỏng nặng, cửa kính thoát hiểm của xe khách bị vỡ vụn. (Ảnh: GTVT)

Theo nhiều người dân chứng kiến sự việc cho hay, khi chiếc xe chạy đến địa phận trên do tránh một số xe tải, xe khách đang dừng đỗ bên ven đường nên đánh lái sang làn đường bên cạnh, thì va vào chiếc xe khách đang đi lên.

Trước đó, vào ngày 27/3, nghiêm trọng hơn, vì đâm phải một chiếc xe tải đang dừng đỗ bên đường, một người đàn ông điều khiển xe gắn máy đã bị tử vong. Vào khoảng 22 giờ cùng ngày, ông Trương Thanh Hà (SN 1968, ngụ Q.8, Tp.HCM) điều khiển xe gắn máy mang BKS 52L1- 2213 lưu thông trên đường Nguyễn Duy hướng từ đường Hưng Phú về cầu Hiệp Ân 2.

Khi ông Hà chạy đến trước cổng công ty Việt Long Sài Gòn ở số 208, Nguyễn Duy thì bất ngờ mất lái tông mạnh vào đuôi một chiếc xe tải đang đậu ở trước công ty. Tại thời điểm xảy ra tai nạn, đèn đường vẫn sáng, tuy nhiên, chiếc xe tải không có bất cứ báo hiệu nào cho người đi đường.

Cú tông mạnh làm ông Hà đập đầu vào thành sau xe tải rồi bật ngửa ra đường, xe gắn máy thì bị cuốn vào gầm xe. Phát hiện vụ việc, người dân đưa ông Hà đi cấp cứu nhưng ông đã chết tại bệnh viện.
tai%20nan%202.jpg

Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: VOV)
Dừng, đỗ xe an toàn

Hai vụ tai nạn kể trên chủ yếu đều xuất phát từ việc các chủ phương tiện ô tô đỗ xe chiếm một phần lớn diện tích lòng đường, gây trở ngại cho các đối tượng tham gia giao thông khác hoặc khi đỗ xe trong trời tối nhưng lại không bật đèn hay đặt biển nguy hiểm để cánh báo người đi đường.

Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham giao thông xung quanh, chúng ta cần thực hiện đúng quy tắc dừng, đỗ xe. Cụ thể như sau:

- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.

- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.

- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.

- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
bien%20bao(1).jpg

Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy, cần đặt biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe. (Ảnh Sưu tầm)

Ngoài ra, khi cho xe dừng đỗ trong khu vực thành phố, cần chú ý những điều sau:

-. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

- Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Chú ý, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

- Bên trái đường một chiều.

- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất.

- Trên cầu, gầm cầu vượt.

- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ.

- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau.

- Nơi dừng của xe buýt.

- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.

- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe.

- Trong phạm vi an toàn của đường sắt.

- Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
theo duongbo.vn
 
  • Like
Reactions: ngotpro