apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
Do bài này là lớp mầm mon về nhiếp ảnh nên em sẽ viết một cách chân phương dễ hiểu nhất, mục tiêu cuối cùng là để mọi người có thể sử dụng được chiếc máy mà mình đang dùng.

Trước tiên chúng ta sẽ đặt ra mục tiêu cần đạt đến khi chụp một bức ảnh. Đơn giản đó là một bức ảnh đúng sáng. Bức ảnh đúng sáng nghĩa là hình không bị dư sáng, và cũng không bị thiếu sáng. Đây là ví dụ của một ảnh bị dư sáng và một ảnh bị thiếu sáng.

Ảnh dư sáng
3E30104B10AE46A29306F4C69B0A9F7D.jpg


Ảnh thiếu sáng
4EA2B3B7699142EDAC9EEEE6540B9E13.jpg


Ảnh đúng sáng
8280A904723F48E586B45DA00E8F6A6D.jpg


Rồi, bây giờ làm sao để được đúng sáng. Từ lúc này chúng ta sẽ dùng hình tượng là một ly nước, ảnh đúng sáng là chúng ta "hứng" được vừa đủ ly nước, không tràn (dư sáng), mà cũng không ít quá (thiếu sáng).

Một bức ảnh được quyết định bởi 3 yếu tố sau đây.

- Khẩu độ
- Tốc độ
- Độ nhạy sáng (ISO)
 
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

Khẩu độ (tiếng Anh là Aperture)

Đây là một cái "lỗ" để ánh sáng đi qua. Trong máy ảnh, "lỗ" này được tạo ra bởi các lá thép chồng lên nhau. Khi đóng sát các lá thép lại thì đường kính "lỗ" sẽ nhỏ, ngược lại khi các lá thép mở ra thì đường kính "lỗ" sẽ lớn.

mid_1407-FEBA90E9102B470EA1C8E623A45D5239.jpg


Khẩu độ được tính bằng khoảng cách từ vành ngoài đến vàng trong của lỗ. Như hình minh họa bên dưới:

BACDD5DCF12A4DC995E6718902CA5E02.jpg


Do tính theo kiểu này, nên số F càng nhỏ, thì lỗ mở càng lớn. Và số F càng lớn, lỗ mở càng nhỏ. (Cái này rất nhiều bác bị lộn, các bác lưu ý nhé).

(thật ra có công thức để tính hết, nhưng mà đây là bài mầm non nên em không muốn các bác càng thêm rối :D)

Để các bác dễ hình dung, lỗ này chính là cái vòi nước trong ví dụ trên. Vòi nước càng lớn thì lượng nước qua càng nhiều, và ngược lại.
 
Last edited by a moderator:
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

Tốc độ

Tốc độ chính là thời gian mà các bác hứng nước. Ví dụ cùng một vòi nước (cùng một kích thước "lỗ"), các bác hứng trong 1 phút thì đầy ly (đúng sáng), hứng trong nửa phút thì chỉ được nửa ly (thiếu sáng) và 2 phút thì tràn ly (dư sáng).

Trong nhiếp ảnh, thời gian này còn được gọi là thời gian phơi sáng. Thời gian này được tính bằng giây (1 giây, 1/100 giây hoặc 1/1000 giây).

Quan trọng

Do hầu hết trường hợp chúng ta cầm máy ảnh trên tay, nên nếu để phơi sáng với tốc độ quá chậm, tay ta sẽ rung dẫn đến ảnh rung --> mờ.

Có một tỉ lệ an toàn giữa tiêu cự đang chụp và tốc độ, nhưng cái này em sẽ nói trong một bài nâng cao hơn. Còn hiện tại các bác cứ chọn tốc độ khoảng từ 1/125 giây trở lên là có thể yên tâm ảnh không bị nhòe.

Vì sao?: vì khi đó, chụp 1 tấm ảnh, máy chỉ chớp 1 cái rồi đóng lại ngay trong vòng 1/125 giây, sự rung tay của chúng ta sẽ bị "cắt đứng" lại. Còn nếu giả sử chọn tốc độ 5 giây, em đố bác nào giữ tay được im phăng phắc không một tí rung trong vòng 5 giây :D
 
Last edited by a moderator:
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

ISO - Độ nhạy sáng

ISO càng lớn thì độ nhạy sáng của mặt phim càng cao. Với các máy kỹ thuật số thì đó chính là độ nhạy của chip cảm biến ánh sáng (chip này gọi là CCD, hoặc CMOS - bài khác em sẽ giải thích từng loại).

Vậy tại sao cần có ISO?

Như trên ta đã thấy 2 yếu tố khẩu độ và tốc độ quyết định độ sáng của một bức ảnh. Bây giờ đặt trường hợp, chúng ta cần hứng một ly nước lớn.

Vậy chúng ta sẽ mở khẩu độ thật lớn (chọn vòi nước to nhất). Nhưng trường hợp với vòi nước to nhất vẫn không đủ để chúng ta hứng đầy ly nước trong một tốc độ an toàn (như trên em nói là 1/125 giây).

Nghĩa là bây giờ chúng ta bắt buộc phải hứng ly nước trong 3 giây mởi đủ đầy ly nước, mà 3 giây thì chắc chắc hình chúng ta sẽ bị mờ do rung tay, do đó chúng ta chỉ còn 1 cửa duy nhất là phải đặt máy lên bệ hoặc lên chân máy để không bị rung tay nữa.

May mắn cho chúng ta là lúc này chúng ta vẫn còn một vị cứu tinh, đó là độ nhạy sáng. Đó chính là áp lực nước, chúng ta sẽ ép cho áp lực nước chảy nhanh hơn để kịp trong khoảng thời gian ngắn vẫn hứng đầy ly.

Quay lại với máy ảnh, Độ nhạy sáng được tính bằng các con số 100, 200, 400... Con số càng lớn thì độ nhạy sáng càng mạnh (áp lực nước cao).
 
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

Xong phần lý thuyết

Giờ sang thực hành, em sẽ minh họa bằng máy ảnh Canon (cụ thể là model 400D), mà các bác nhà mình sử dụng nhiều nhất. Các dòng máy khác cũng tương tự, bác nào không rõ có thể post bài trực tiếp em sẽ hướng dẫn.

Trên máy ta bánh xe để chọn mode, tính từ trên xuống ta có các chế độ sau:
A-DEP / M / Av / Tv / P / □
(và các chế độ định sẵn, đây là dành cho người không hề biết tí gì về chụp ảnh, anh em ta đã qua 3 bài trên - đã biết tí gì về chụp ảnh rồi, nên không bàn những chế độ hoàn toàn tự động bên dưới :D)

topcontrols.jpg


A-DEP là chế độ ưu tiên trường ảnh, chúng ta sẽ bàn sau.

là chế độ hoàn toàn tự động, máy sẽ tự động cảm biến điều kiện ánh sáng đang chụp, và sẽ chọn ra một khẩu độ, tốc độ, ISO hợp lý, và thậm chí nếu thấy thiếu sáng quá sẽ tự động đánh flash...

P tạm hiểu là chế độ bán tự động, lúc này máy chỉ còn tự động tính cho chúng ta khẩu độ và tốc độc. Còn chúng ta có quyền chọn đánh flash hoặc không, có quyền chọn ISO...

Đến 2 chế độ Av và Tv, là 2 chế độ em khuyên dùng nhất

Av : là chế độ ưu tiên khẩu độ, máy sẽ nhường việc chọn khẩu độ lại cho chúng ta, chúng ta thích khẩu độ nào thì chọn, máy sẽ tự động chọn tốc độ sao cho ảnh vẫn luôn đủ sáng.
(chúng ta chọn vòi, máy tự động tính với vòi chúng ta chọn thì hứng bao lâu là đủ)

Tv : ngược lại, chúng ta chọn hứng trong bao lâu, máy sẽ tự đi chọn vòi cho chúng ta.

Vậy ứng dụng ra sao?
Câu trả lời là tùy điều kiện sáng. Nếu chúng ta chụp phong cảnh, ánh sáng ban ngày đầy đủ thì chúng ta biết chắc là tốc độ lúc nào cũng cao --> không sợ rung tay, thì chúng ta sẽ chọn Av, để máy tự tính tốc độ (do khi chọn Av chúng ta sẽ quyết định được trường ảnh - DOF - em sẽ nói sau về cái này).

Còn trong điều kiện thiếu sáng, chụp đêm chẳng hạn, thì ưu tiên hàng đầu là phải không bị rung. Lúc này ta chọn Tv và chủ động set tốc độ cho máy là khoảng 1/125 giây trở lên. Máy tự tính khẩu độ.

M : là chế độ chụp ta hoàn toàn, ta chủ động chọn tất cả: khẩu độ, tốc độ, ISO, Flash... Chế độ này dùng trong những trường hợp đặc biệt (ép ga, nhồi số, nẹt pô...), và chỉ dùng khi đã thật rành rồi. Vậy em sẽ để sau.
 
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

Xong, bây giờ đến phần thực hành cho phần này, các bác tự vật các em máy ảnh ở nhà ra, và có gì thắc mắc các bác cứ post lên đây. Anh em sẽ giúp nhau cùng tiến.
 
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

350D thì gần như y chang 400D, bác Sịa cũng dùng các thông số như trên.

Ví dụ giờ đang trưa nắng, bác chọn thử Av rồi đặt khẩu độ là 8, rồi chụp, máy sẽ tự tính ra tốc độ cho bác, sau đó cũng để khẩu độ này vô nhà chụp, máy sẽ ra tốc độ khác.

Tương tự thử cho chế độ Tv và các chế độ khác.
 
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

bác Puma, trong photoshop mình có chức năng để cứu những ảnh bị lệch cân bằng trắng (WB), có dịp em sẽ chia sẻ, cũng không phức tạp lắm.
 
Tập Lái
15/3/06
35
0
0
đâu chả được
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

Hay quá
clapping_hand.gif
hoan hô bác Apo, cho em theo với nhé!
Cho em hỏi chút xíu: Nếu mới chụp thì nên chọn loại ống nào cho dễ chụp ạ?
 
apo
Hạng C
9/12/03
773
38
28
42
Saigon
RE: Lớp mầm non về nhiếp ảnh

Trích đoạn: Backalive

Hay quá
clapping_hand.gif
hoan hô bác Apo, cho em theo với nhé!
Cho em hỏi chút xíu: Nếu mới chụp thì nên chọn loại ống nào cho dễ chụp ạ?


Nếu mới chụp thì theo em nên chọn tiêu cự normal, nghĩa là trong khoảng tử 18 đến 50, khoảng này đủ bác dùng trong hầu hết các trường hợp, từ chân dung đến phong cảnh...

Bác không nói đang dùng máy nào nên em cũng không rõ, với canon thì có các loại sau:
EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 USM
EF 17-40mm f/4L USM
EF-S 17-55mm f/2.8 IS USM
EF-S 17-85mm f/4-5.6 IS USM
....

Trong những loại này, thì nếu mới bắt đầu chưa muốn đầu tư nhiều thì bác cứ dùng cái kit 18-55, chụp tốt vẫn đẹp chán.

Còn nếu muốn đầu tư hơn, thì bác cứ nhè cái 17-40 f4L mà múc, chất lượng L thì không phải lo.

Tương tự bên Nikon có cái kit lens AF-S DX 18-70mm, chất lượng rất tốt. Cao hơn nữa thì có Nikon 17-55mm f/2.8G AF-S chất lượng tuyệt vời