Hạng D
14/8/11
4.247
92.073
113
Thiền chỉ để thư giãn không cần đi sâu như thế đâu. Phức tạp hoá vấn đề có tác dụng ngược. Chỉ cần thở đúng cách, sau đó ngắt dòng suy nghĩ là đủ. Muốn cao siêu tính sau.
m6. không nói gì phức tạp. Chỉ là tập để suy nghĩ tập trung vô nhịp hơi thở. Ban đầu có khi chỉ là vài nhịp.
Tuy nhiên, bắt đầu bất cứ việc gì thì ta cũng nên có khái niệm tý chút về nó !! Biết, hiểu để làm đúng. Còn làm thì từ từ và bắt đầu từ sự đơn giản.
 
  • Like
Reactions: saigon39
Hạng B2
27/5/10
256
2.309
93
Người tập thiền hay bị rơi vào cái bẫy: "tập trung", quá chú tâm vào một đề mục, cố gắng dừng sự suy nghĩ, ráng giữ tư thế bất chấp đau mỏi .. sai bét.
Bí quyết là: chấp nhận mọi thứ, nhưng đừng bám theo nó, nhẹ nhàng quan sát, coi đó không phải là mình, chỉ là hiện tượng do nhân duyên mà thành .. Thầy Thích Thanh Từ đúc kết một câu là: "Biết vọng không theo", bất cứ điều gì xảy ra với mình, đều là vọng (tưởng), biết đó là vọng rồi, thì đừng để tâm tới nó, không coi nó là thật, thì nó sẽ tan, và sau đó không quay trở lại nữa ..
 
Tập Lái
10/5/19
31
4.077
95
47
Thử đọc 2 cuốn sách mỏng
  • Sức mạnh của sự tĩnh lặng
  • Vô môn quan
Lúc đầu sẽ rất khó hiểu.........sau này khi hiểu ra : không cần hiểu -> mới hiểu.........(vô cầu)
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: seavilla
Hạng D
12/10/12
2.429
95.705
113
Con người là máy móc của A lại da(Tạo hóa) có phần cứng và phần mềm điều khiển. Thiền hay Định chỉ là động tác bấm nút Shutdown cho thân tâm được nghỉ ngơi.

Khi nào chuyên chí tu hành học Phật thì người ta mới yêu cầu trong Định phải có Lượng(Huệ). Người thường như chúng ta chỉ cần relax là được rồi.
 
Mun confirmed
Hạng D
1/4/10
2.181
15.324
113
Con người là máy móc của A lại da(Tạo hóa) có phần cứng và phần mềm điều khiển. Thiền hay Định chỉ là động tác bấm nút Shutdown cho thân tâm được nghỉ ngơi.

Khi nào chuyên chí tu hành học Phật thì người ta mới yêu cầu trong Định phải có Lượng(Huệ). Người thường như chúng ta chỉ cần relax là được rồi.
không an thì bao giờ mới trụ, biết chừng nào mới tới cõi niết bàn?
 
Hạng D
12/10/12
2.429
95.705
113
không an thì bao giờ mới trụ, biết chừng nào mới tới cõi niết bàn?
Người thường không tới NB của Như Lai được đâu. Về được Tây Phương là phúc đức lắm rồi. Mà mình nhìn khắp CNL cũng chả thấy ai tới được chỗ Phật Adida cả. Diêm Vương thì đặt chỗ sẵn rồi :)
 
Hạng B2
16/4/15
285
22.785
93
45
Thiền là một bộ môn của người chân tu xuất phát từ nhà Phật - xuất gia đi tu theo Phật pháp, tuy là sách vở như vậy và ai cũng có thể thực hiện đều được, nhưng không phải người xuất gia đi tu theo đúng nghĩa là đi tu thì thực hành Thiền là một điều dễ gây tẩu hỏa nhập ma, vì tâm không đạt đến mức trong sáng, tâm còn vướng bụi trần , còn tham sân si, hỉ nộ ái ố...nên rất dễ trở nên thông thiên như Vũ qua qua.

Một tay đại tá CS, sau khi trải qua những thăng trầm trong cuộc sống và đến cửa Phật tìm lại sự bình an, rồi không biết cơ duyên nào tay đại tá từ bỏ hết kể cả lương hưu, luyện tịch tà kiếm phổ sao đến nổi ảnh chửa bứu cổ bằng phép nhà Phật mà không cần uống thuốc trị bướu cổ, anh còn khoe đêm về sau khi vợ con ngủ là ảnh ngồi thiền và linh hồn rời khỏi thể xác bay lượn nhìn con cái bà con ngủ say là anh bay đi trong cõi ta bà này để cứu nhân độ thế, ngày mai ai bị bướu cổ muốn trị là ảnh sẽ dùng năng lực để đưa người đó đến nhà ảnh chữa bệnh,
 
  • Wow
Reactions: seavilla
Hạng B2
27/5/10
256
2.309
93
Con người làm gì cũng chỉ để đi tìm hạnh phúc, các anh tìm hiểu thiền, tập thiền cũng không ngoại lệ.

Hạnh phúc một cách sinh học, là khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó, tình, tiền, danh vọng .. trong não sẽ sinh ra dopamine tạo cảm giác thỏa mãn. Đây là bản chất của sinh vật, là chọn lọc tự nhiên qua đó sinh vật mới tồn tại, phát triển và duy trì nòi giống. Hạnh phúc này có mặt trái, là khi thiếu dopamine, là khi nhu cầu không được thỏa mãn, sẽ gây ức chế, thúc đẩy sinh vật làm mọi cách để giải tỏa. Đây chính là khổ, là bất mãn, là nghiệp, là mắt xích trong dây xích luân hồi dài vô tận.

Thiền, là cách duy nhất giúp con người kiểm soát và không còn bị lệ thuộc vào nhu cầu hạnh phúc này nữa. Nhắc lại là kiểm soátkhông lệ thuộc nhé, chứ không thể bỏ, vì không thể bỏ được một khi vẫn là sinh vật.

Muốn làm vậy, thì có nhiều cách, đầu tiên là dùng kỷ luật, đó là giữ giới, đó là sống khổ hạnh. Cách này về hình thức thì được, nhưng nguy hiểm, vì nhu cầu không mất đi mà chỉ bị kìm nén lại, sẽ càng gây thêm những ức chế, lâu ngày tích tụ có thể bộc phát ra, khi đó nghiệp càng nặng. Nên đi cùng với giới, phải có định tuệ. Định là dừng lại, làm chậm quá trình vận hành sinh học, không tăng thêm những nhu cầu mới, giành thời gian và tâm trí cho tuệ. Tuệ là hiểu rõ bản chất những nhu cầu, bản chất của hạnh phúc tạm bợ, bản chất của khổ, bất mãn. Những thứ này thường gắn với thân tâm, nhưng thân tâm bản thân nó lại không thường hằng, không có tự tính, không có cái tôi, chúng chỉ là sự kết hợp của nhân duyên, hợp rồi tan. Nên buồn vui sướng khổ cũng chỉ vì nhân duyên, chúng chỉ là tạm thời, là ảo ảnh. Hiểu được, và qua thời gian tu luyện, trải nghiệm, sẽ nhìn được đúng như vậy. Khi đó con người tuy vẫn còn vui buồn, nhưng không bị chúng chi phối, đời lúc đó chỉ còn giống như gió thoảng, mây trôi. Vậy nói, thiền không thể thiếu giới, định, tuệ, thiếu một trong ba, sẽ chẳng đi tới đâu, chưa kể sẽ dễ tẩu hòa nhập ma, đang từ tôi chuyển thành qua.

Đạt được cảnh giới thiền đủ cả giới, định, tuệ như trên, sẽ trở thành bặc thánh nhân, giác ngộ nhưng chưa phải là giải thoát, và còn lâu mới thành Phật. Tới cảnh giới đó, con người sẽ cảm nhận được một niềm hạnh phúc, không mang tính sinh học, mà là hạnh phúc của sự tồn tại, của tự do, đây là hạnh phúc vi tế, khó diễn tả bằng lời, chỉ những ai đã trải qua mới hiểu được. Nhưng còn cảm giác hạnh phúc này, vẫn là còn cái tôi, còn bản ngã. Nếu buông xả được cả những hạnh phúc vi tế, không còn nghĩ tới thân tâm này nữa, không còn gì để chấp, để dựa vào, nhìn thế giới như không có ai, không có cái gì còn là ngã nữa, lúc đó mới thật sự được giải thoát,
 
Hạng C
12/9/12
851
9.270
93
Em nghĩ thiền là tụ, là tĩnh tâm để suy nghĩ về 1 vấn đề nào đó quy nạp vấn đề đó về cái gốc, cái cơ bản của tất cả sự liên kết.
Ví dụ : anh cần 1 khoảng thời gian yên tĩnh để suy nghĩ việc mjnhf sẽ làm gì để kiếm tiền cho cuộc sống, đó cũng có thể gọi là thiền
Nếu cơm ăn áo mặc đầy đủ, anh thiền để cảm thấy nhân sinh xung quanh anh vận động như thế nào, thì đó gọi là thiền thoát tục.
Vậy thiền để đạt mục đích cuối cùng là gì thì tùy tâm.
Ngày xưa, thầy dạy em bắt đầu tu thiền bằng cách làm các việc hàng ngày như ăn cơm đúng giờ, tắm đúng giờ, ăn ngủ đúng giờ liên tục 100 ngày ko bị tác động ngoại cảnh thì sẽ bước vào cảnh giới của thiền thoát tục.
Khi nhập định thiền thoát tục, tâm sẽ thấy cuộc đời quy về 1 mối, các sự việc diễn ra như mình nghĩ y như 1 sự ngẫu nhiên như có 1 trật tự vô hình nào đó sắp xếp. Và khi hiểu được đó ko phải là trật tự của sự ngẫu nhiên thì đã đạt cảnh giới của thiền thoát tục.

Khi đạt cảnh giới tu thiền thoát tục thì có thể nắm được sự vận động của vũ trụ, nắm được sự vận động của vũ trụ thì bản thân chắc chắn ko còn ham muốn gì nữa, và nếu muốn thì làm gì cũng đc. Vì lúc đó nhận biết được mình cần gì, người cần gì bla bla bla.

Mọi sự trên thế gian lúc đó chỉ còn nhân duyên, âm dương và nhân quả.
Thứ nhất là tu tại gia
Thứ nhì tu chợ
Thứ 3 tu chùa
Còn tu ở CNL thì là đỉnh cao nhân sinh cmnr