Con người làm gì cũng chỉ để đi tìm hạnh phúc, các anh tìm hiểu thiền, tập thiền cũng không ngoại lệ.
Hạnh phúc một cách sinh học, là khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó, tình, tiền, danh vọng .. trong não sẽ sinh ra dopamine tạo cảm giác thỏa mãn. Đây là bản chất của sinh vật, là chọn lọc tự nhiên qua đó sinh vật mới tồn tại, phát triển và duy trì nòi giống. Hạnh phúc này có mặt trái, là khi thiếu dopamine, là khi nhu cầu không được thỏa mãn, sẽ gây ức chế, thúc đẩy sinh vật làm mọi cách để giải tỏa. Đây chính là khổ, là bất mãn, là nghiệp, là mắt xích trong dây xích luân hồi dài vô tận.
Thiền, là cách duy nhất giúp con người kiểm soát và không còn bị lệ thuộc vào nhu cầu hạnh phúc này nữa. Nhắc lại là kiểm soát và không lệ thuộc nhé, chứ không thể bỏ, vì không thể bỏ được một khi vẫn là sinh vật.
Muốn làm vậy, thì có nhiều cách, đầu tiên là dùng kỷ luật, đó là giữ giới, đó là sống khổ hạnh. Cách này về hình thức thì được, nhưng nguy hiểm, vì nhu cầu không mất đi mà chỉ bị kìm nén lại, sẽ càng gây thêm những ức chế, lâu ngày tích tụ có thể bộc phát ra, khi đó nghiệp càng nặng. Nên đi cùng với giới, phải có định và tuệ. Định là dừng lại, làm chậm quá trình vận hành sinh học, không tăng thêm những nhu cầu mới, giành thời gian và tâm trí cho tuệ. Tuệ là hiểu rõ bản chất những nhu cầu, bản chất của hạnh phúc tạm bợ, bản chất của khổ, bất mãn. Những thứ này thường gắn với thân và tâm, nhưng thân và tâm bản thân nó lại không thường hằng, không có tự tính, không có cái tôi, chúng chỉ là sự kết hợp của nhân duyên, hợp rồi tan. Nên buồn vui sướng khổ cũng chỉ vì nhân duyên, chúng chỉ là tạm thời, là ảo ảnh. Hiểu được, và qua thời gian tu luyện, trải nghiệm, sẽ nhìn được đúng như vậy. Khi đó con người tuy vẫn còn vui buồn, nhưng không bị chúng chi phối, đời lúc đó chỉ còn giống như gió thoảng, mây trôi. Vậy nói, thiền không thể thiếu giới, định, tuệ, thiếu một trong ba, sẽ chẳng đi tới đâu, chưa kể sẽ dễ tẩu hòa nhập ma, đang từ tôi chuyển thành qua.
Đạt được cảnh giới thiền đủ cả giới, định, tuệ như trên, sẽ trở thành bặc thánh nhân, giác ngộ nhưng chưa phải là giải thoát, và còn lâu mới thành Phật. Tới cảnh giới đó, con người sẽ cảm nhận được một niềm hạnh phúc, không mang tính sinh học, mà là hạnh phúc của sự tồn tại, của tự do, đây là hạnh phúc vi tế, khó diễn tả bằng lời, chỉ những ai đã trải qua mới hiểu được. Nhưng còn cảm giác hạnh phúc này, vẫn là còn cái tôi, còn bản ngã. Nếu buông xả được cả những hạnh phúc vi tế, không còn nghĩ tới thân và tâm này nữa, không còn gì để chấp, để dựa vào, nhìn thế giới như không có ai, không có cái gì còn là ngã nữa, lúc đó mới thật sự được giải thoát,