Hạng B2
1/12/20
195
757
93
52
Lãnh đạo Cục Đường bộ ví von "như đang đi giữa hai làn đạn" vì nếu để thu phí quốc lộ 51 quá mức sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam; nhưng nếu làm không tốt, nhà đầu tư thắng kiện cũng bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự.
Thu phí quốc lộ 51: Cục trưởng Cục Đường bộ lo bị khởi tố hoặc bị kiện "như đang đi giữa hai làn đạn"

Đã đàm phán 18 phiên về việc dừng thu phí quốc lộ 51​

Ông Nguyễn Xuân Cường - cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam - ví von về tình thế của lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam như vậy khi trả lời báo chí trưa 9-1 về việc khi nào chốt được thời điểm dừng thu phí quốc lộ 51.

Theo ông Cường, các dự án BOT giao thông khi hoàn thành đầu tư đều thực hiện quyết toán theo giá trị thực. Việc quyết toán được thực hiện trên cơ sở kiểm tra, thanh tra và giá trị quyết toán là giá trị cuối cùng của chi phí đầu tư dự án.

Khi dự án BOT vào giai đoạn kinh doanh khai thác, ông Cường cho biết điều nhạy cảm nhất mà dư luận xã hội quan tâm là doanh thu thu phí.

Theo ông Cường, doanh thu thu phí được giám sát rất minh bạch qua thu phí tự động không ai can thiệp được, qua các đoàn giám sát của Cục Đường bộ trong khoảng 10 ngày với sự tham gia của cơ quan thuế, Cục An ninh kinh tế để phát hiện sai sót xử lý kịp thời. Kênh giám sát thứ ba là có hệ thống giám sát doanh thu trực tuyến.

Với dự án BOT quốc lộ 51, ông Cường cho biết cũng nằm trong cái chung như thế. Nhưng dự án BOT quốc lộ 51 ký hợp đồng từ năm 2009, trải qua thời gian dài hơn chục năm, điều kiện của hợp đồng cũng có nhiều cái thay đổi.

Do vậy, Cục Đường bộ và nhà đầu tư đã đàm phán đến phiên 18 về việc dừng thu phí quốc lộ 51.

Thu phí quốc lộ 51: Cục trưởng Cục Đường bộ lo bị khởi tố hoặc bị kiện "như đang đi giữa hai làn đạn"


Quá trình đàm phán có những cái theo quy định pháp luật rất rõ, có những cái liên quan đến vấn đề hợp đồng nhà đầu tư chưa đồng thuận nên cần phải có đàm phán nhiều lần.

Nói thêm về cái khó trong đàm phán với nhà đầu tư, cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam ví von: "Lãnh đạo chúng tôi đang đi giữa hai làn đạn, nếu để nhà đầu tư thu quá sẽ vi phạm pháp luật, bị khởi tố, bắt tạm giam, nếu làm không tốt, nhà đầu tư thấy không đúng sẽ khởi kiện và nếu họ thắng thì tùy theo mức độ chúng tôi có thể bị xử lý hành chính, thậm chí nếu thiệt hại có thể xử lý hình sự.

Cho nên áp lực rất lớn, đòi hỏi có sự chính xác và cân nhắc. Đây là áp lực rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước trong thời buổi hiện nay vừa phải quyết lịch chính xác vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Để hài hòa được không đơn giản chút nào nhưng vẫn phải làm theo quy định chung" - ông Cường cho biết.

Đến cuối cùng thì chiều ngày 9/1 cục đường bộ tiếp tục gửi văn bản chủ đầu tư BOT QL51 tạm dừng thu phí từ 7h ngày 13/1.

Theo các bác sau thông báo này có pha quay xe nào ở phút 90 không?
 
Hạng D
14/8/11
4.167
87.979
113
Nó nói vậy thì nên cho nghỉ luôn đi. Đây là đường của dân, tiền của dân cứ chí công đoan chính mà làm thôi. Doanh nghiệp đầu tư BOT thì cứ như thực tế. Cho kiểm tra lại chính xác doanh thu hàng ngày tính cho đủ cho chính xác thu chi cho đủ vốn đâu tư và lời lãi theo dự kiến thôi.
Bọn nó nhập nhèm dấm dúi ăn từ trước rồi chứ giờ lắp thu phí tự động thì lòi hết ra chứ căng thẳng gì !!
 
Hạng B2
13/2/15
215
499
78
ở bển
Đàm phán đồng ý là có nhiều vấn đề khó thống nhất đồng thuận, nhưng nhà nước bao giờ cũng ở cửa trên, DN nào dám bật lại nếu NN làm quyết liệt, làm đúng vì dân.
trong diễn biến liên quan: Khi cục trưởng đăng kiểm bị vào lò, thì cục trưởng đường bộ mới thấy hành động.
 
Hạng B1
16/3/21
89
87
18
37
kq confirmed
Hạng B2
9/9/05
482
4.043
93
Lãnh đạo Cục Đường bộ ví von "như đang đi giữa hai làn đạn" vì nếu để thu phí quốc lộ 51 quá mức sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam; nhưng nếu làm không tốt, nhà đầu tư thắng kiện cũng bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự.


Quá trình đàm phán có những cái theo quy định pháp luật rất rõ, có những cái liên quan đến vấn đề hợp đồng nhà đầu tư chưa đồng thuận nên cần phải có đàm phán nhiều lần.

Nói thêm về cái khó trong đàm phán với nhà đầu tư, cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam ví von: "Lãnh đạo chúng tôi đang đi giữa hai làn đạn, nếu để nhà đầu tư thu quá sẽ vi phạm pháp luật, bị khởi tố, bắt tạm giam, nếu làm không tốt, nhà đầu tư thấy không đúng sẽ khởi kiện và nếu họ thắng thì tùy theo mức độ chúng tôi có thể bị xử lý hành chính, thậm chí nếu thiệt hại có thể xử lý hình sự.

Cho nên áp lực rất lớn, đòi hỏi có sự chính xác và cân nhắc. Đây là áp lực rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước trong thời buổi hiện nay vừa phải quyết lịch chính xác vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Để hài hòa được không đơn giản chút nào nhưng vẫn phải làm theo quy định chung" - ông Cường cho biết.
Có hợp đồng thì cứ chiếu theo đó mà làm, nhà đầu tư mà ăn gian thì nó ở tù, mắc gì ông mà khó với chả khăn, lúc nó ăn nó cũng phải chấp nhận hậu quả vậy. còn lúc ký hợp đồng nhà nước ngu bị nó lừa thì cắn răng mà chịu, hoặc tung hê lên để thằng.nào con nào hồi đó ngu mà giờ ngồi ở ghế cao hơn cho nó gãy ghế chết mịa nó đi. Mỗi giờ mỗi phút mấy ông chần chừ, nó lây ra bao nhiêu lãng phí về thời gian, sức lực và tiền của của người khác, cân với nhắc cái chó gì, đừng có nói là ông cục trưởng hông biết đọc hợp đồng nha ???

áp lực, áp áp cái nhồn.
 
Hạng B2
13/2/15
215
499
78
ở bển
Có hợp đồng thì cứ chiếu theo đó mà làm, nhà đầu tư mà ăn gian thì nó ở tù, mắc gì ông mà khó với chả khăn, lúc nó ăn nó cũng phải chấp nhận hậu quả vậy. còn lúc ký hợp đồng nhà nước ngu bị nó lừa thì cắn răng mà chịu, hoặc tung hê lên để thằng.nào con nào hồi đó ngu mà giờ ngồi ở ghế cao hơn cho nó gãy ghế chết mịa nó đi. Mỗi giờ mỗi phút mấy ông chần chừ, nó lây ra bao nhiêu lãng phí về thời gian, sức lực và tiền của của người khác, cân với nhắc cái chó gì, đừng có nói là ông cục trưởng hông biết đọc hợp đồng nha ???

áp lực, áp áp cái nhồn.
Nó không đơn giản là cái HĐ mua bán hàng hóa có dăm câu ba điều đâu bác, HĐ phức tạp hơn nhiều, có rất nhiều điều khoản liên quan và quyết định thì theo đàm phán chứ ko rõ ràng để mà áp đặt - mặc dù nhà nước đã áp đặt rất nhiều rồi ("Trong quá trình quyết toán BVEC đã bị Cục Đường bộ VN cắt giảm các chi phí thực tế của dự án lên đến 1.188 tỉ đồng (344 tỉ chi phí đầu tư và 834 tỉ đồng lãi vay vận hành").
Vấn đề của các dạng BOT này là chi phí ngầm phải bỏ ra để chạy DA không thể tính được vào chi phí đầu tư DA, nên buộc phải đẩy vào các khoản chi phí khác, thành ra các khoản đấy mà bị cắt giảm là lỗ nặng. Giờ ai chịu lỗ khoản đấy cho nhà đầu tư???