Hạng D
15/10/11
1.270
55
48
Các bác đi xe Niva chắc ai cũng hiểu một chiếc xe cổ thì sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt hiện nay.

Bài viết này có sử dụng một số thuật ngữ kỹ thuật chuyên ngành và cũng vấp phải một số trở ngại khách quan không thể vượt qua. Tuy nhiên với tinh thần cầu thị và ham tìm hiểu, người viết sẽ trình bày về các thiết bị an toàn của xe Niva và một số phương pháp cải thiện độ an toàn của xe Niva.
1. Các thiết bị an toàn:
Các thiết bị an toàn được chia ra làm hai loại là các thiết bị an toàn chủ động và các thiết bị an toàn thụ động.

  1. Các thiết bị an toàn chủ động: là các thiết bị chủ động tránh hoặc cảnh báo cho người lái biết trước về tai nạn. Nhìn chung, các thiết bị sau đây (tùy thuộc vào hãng xe và công nghệ mà có thể có một hoặc nhiều các thiết bị dưới đây):
- PHANH XE (còn gọi là thắng): xe Niva có thiết bị phanh, để người lái xe chủ động giảm tốc độ hoặc phanh khẩn cấp. Tuy nhiên theo chúng tôi được biết, phanh xe Niva hoạt động không thực sự hiệu quả.

Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


- ĐÈN CHIẾU GẦN CHIẾU SÁNG TỰ ĐỘNG (xe Niva không có thiết bị này): Tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng bên ngoài (lúc chạng vạng, khi vào hầm, bãi đỗ xe).

Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


- CẦN GẠT NƯỚC TỰ ĐỘNG (xe Niva không có thiết bị này): Tự động điều chỉnh theo cường độ mưa (khi ở chế độ tự động).



- CHỨC NĂNG “SEE ME HOME” (xe Niva không có thiết bị này): Khi tắt máy, đèn pha vẫn bật trong 30 giây đến 2 phút; được kích hoạt bằng việc nhấp nháy đèn pha (từ 1 đến 4 lần).

- ĐIỀU KHIỂN VÀ GIỚI HẠN TỐC ĐỘ XE (xe Niva không có thiết bị này):

Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


  • Điều khiển việc chạy xe – Quyết định một tốc độ liên tục mà ô tô sẽ tự động, không cần lái xe phải ấn nút điều khiển tăng tốc hoặc đạp phanh. Hệ thống được ngắt do nhấn bàn đạp (hãm).
  • Bộ phận giới hạn tốc độ – Để có thể đặt một tốc độ tối đa mà ô tô sẽ không vượt quá. Hệ thống có thể được sử dụng với các tốc độ trên 29 km một giờ. Nếu cần thiết (để vượt quá tốc độ) lái xe có thể lấy lại điều khiển bằng cách nhấn bàn đạp tăng tốc qua điểm vượt quá.
  • Các bộ cảm biến không tiếp xúc dừng xe (phụ thuộc vào kiểu dáng) – Đưa ra một cảnh báo âm thanh có thể nghe được nếu có các vật cản đang dần tiếp cận ngược chiều với xe.
- KIỂM SOÁT TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA XE TRONG TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP (xe Niva không có thiết bị này)

  • Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) – Hỗ trợ lái xe duy trì việc điều khiển xe khi lái xe trong các góc rộng hoặc khi chuyển hướng. Điều khiển lái phía dưới (quay vòng bánh lái thiếu) có liên quan tới Hệ thống cân bằng điện tử .
Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


  • Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) – Ngăn ngừa việc các bánh xe bị khóa do phanh gấp, mạnh, giúp lái xe có thể điều khiển xe và lái xe đi quanh các chướng ngại vật (vật cản).

Product-Reviews-Anti-Lock-Braking-System-ABS.jpg


  • Hệ thống chống trượt quay xe (ASR) – Điều khiển lực bám khi tăng tốc (ASR) được xây dựng dựa trên nguyên tắc cân bằng điện tử của động cơ mômen xoắn khi trả số được cài trong hệ thống cân bằng điện tử.

traction.jpg


  • Hỗ trợ Phanh Khẩn cấp (EBA) – Để đảm bảo các phanh được nhấn tới mức tối đa trong các trường hợp dừng khẩn cấp, thậm chí trong trường hợp lái xe thả lỏng bàn đạp phanh.



  • Phân bổ lực Phanh Điện tử (EBD) – Duy trì việc cân bằng phanh giữa các bánh trước và sau của ô tô, ngay cả khi xe có tải trọng không đều.
Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


b. Các thiết bị an toàn bị động: là các thiết bị thụ động giúp giảm nhẹ tình trạng chấn thương hoặc tai nạn của lái xe và hành khách sau khi có tai nạn. Nhìn chung, các thiết bị sau đây (tùy thuộc vào hãng xe và công nghệ mà có thể có một hoặc nhiều các thiết bị dưới đây):
Hệ thống SRP thế hệ thứ 3 bảo đảm khả năng bảo vệ lý tưởng cho người dùng với mọi thân hình hoặc tuổi tác ngồi ở mọi vị trí.

- DÂY ĐAI AN TOÀN VỚI CƠ CẤU CHỐNG CĂNG VÀ BỘ GiỚI HẠN TẢI TRỌNG (xe Niva không có thiết bị này)
image002.jpg



Với các ghế trước:

  • Cơ cấu chống căng kiểu uốn cong: căng lỏng dây đai an toàn khi bắt đầu xảy ra va chạm.
  • Cơ cấu chống căng kiểu nối chồng: giữ hành khách xuống và ngăn không xảy ra hiện tượng trượt phía dưới dây đai an toàn.
  • Bộ giới hạn tải trọng: giảm áp lực lên ngực, vai và hông.
  • Điều chỉnh chiều dài dây đai an toàn: điều chỉnh chính xác dây đai an toàn cho người dùng.

    Với các ghế ở hàng thứ hai:
  • Dây đai an toàn 3 điểm cho 3 ghế ở hàng thứ 2.
  • Bộ giới hạn tải trọng cho 3 ghế.
  • Cơ cấu chống căng cho các ghế sau ngoài cùng.
  • Vấu chống trượt: tránh hiện tượng trượt dưới dây đai an toàn cho người sử dụng
- VỚI HẦU HẾT CÁC XE, 6 TÚI KHÍ LÀ TIÊU CHUẨN (xe Niva không có thiết bị này)



Với va chạm trực diện:

  • 2 túi khí tự động thích ứng phía trước: Các túi khí thông gió được điều khiển + Tự động thích ứng tùy theo cường độ va chạm.
Với va chạm bên:

  • 2 hay 4 túi khí ngực bên: được tích hợp vào mặt bên của phần tựa ghế phía trước.
  • 2 túi khí dạng mành ở bên: bảo vệ đầu của hành khách phía trước và phía sau.
Như vậy, nhìn chung các thiết bị an toàn của Niva là tương đối hạn chế. Do vậy để nâng cao khả năng sống sót sau tai nạn, người ta phải tìm cách cải thiện các hệ thống an toàn của xe Niva.

2. Phương pháp cải thiện các biện pháp an toàn của xe Niva
a. Lắp đặt túi khí (sẽ được trình bày trong bài sau)
(to be continued)




P/S: trong bài viết, người viết có sử dụng (được đồng ý / hoặc không đồng ý mà không cần báo trước) hình ảnh, tư liệu và thông tin của một số trang web.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
3/9/11
358
0
0
41
Phi thạch nói:
Các bác đi xe Niva chắc ai cũng hiểu một chiếc xe cổ thì sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt hiện nay.

Bài viết này có sử dụng một số thuật ngữ kỹ thuật chuyên ngành và cũng vấp phải một số trở ngại khách quan không thể vượt qua. Tuy nhiên với tinh thần cầu thị và ham tìm hiểu, người viết sẽ trình bày về các thiết bị an toàn của xe Niva và một số phương pháp cải thiện độ an toàn của xe Niva.
1. Các thiết bị an toàn:
Các thiết bị an toàn được chia ra làm hai loại là các thiết bị an toàn chủ động và các thiết bị an toàn thụ động.

  1. Các thiết bị an toàn chủ động: là các thiết bị chủ động tránh hoặc cảnh báo cho người lái biết trước về tai nạn. Nhìn chung, các thiết bị sau đây (tùy thuộc vào hãng xe và công nghệ mà có thể có một hoặc nhiều các thiết bị dưới đây):
- PHANH XE (còn gọi là thắng): xe Niva có thiết bị phanh, để người lái xe chủ động giảm tốc độ hoặc phanh khẩn cấp. Tuy nhiên theo chúng tôi được biết, phanh xe Niva hoạt động không thực sự hiệu quả.

Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


- ĐÈN CHIẾU GẦN CHIẾU SÁNG TỰ ĐỘNG (xe Niva không có thiết bị này): Tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng bên ngoài (lúc chạng vạng, khi vào hầm, bãi đỗ xe).

Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


- CẦN GẠT NƯỚC TỰ ĐỘNG (xe Niva không có thiết bị này): Tự động điều chỉnh theo cường độ mưa (khi ở chế độ tự động).



- CHỨC NĂNG “SEE ME HOME” (xe Niva không có thiết bị này): Khi tắt máy, đèn pha vẫn bật trong 30 giây đến 2 phút; được kích hoạt bằng việc nhấp nháy đèn pha (từ 1 đến 4 lần).

- ĐIỀU KHIỂN VÀ GIỚI HẠN TỐC ĐỘ XE (xe Niva không có thiết bị này):

Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


  • Điều khiển việc chạy xe – Quyết định một tốc độ liên tục mà ô tô sẽ tự động, không cần lái xe phải ấn nút điều khiển tăng tốc hoặc đạp phanh. Hệ thống được ngắt do nhấn bàn đạp (hãm).
  • Bộ phận giới hạn tốc độ – Để có thể đặt một tốc độ tối đa mà ô tô sẽ không vượt quá. Hệ thống có thể được sử dụng với các tốc độ trên 29 km một giờ. Nếu cần thiết (để vượt quá tốc độ) lái xe có thể lấy lại điều khiển bằng cách nhấn bàn đạp tăng tốc qua điểm vượt quá.
  • Các bộ cảm biến không tiếp xúc dừng xe (phụ thuộc vào kiểu dáng) – Đưa ra một cảnh báo âm thanh có thể nghe được nếu có các vật cản đang dần tiếp cận ngược chiều với xe.
- KIỂM SOÁT TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA XE TRONG TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG HỢP (xe Niva không có thiết bị này)

  • Hệ thống cân bằng điện tử (ESP) – Hỗ trợ lái xe duy trì việc điều khiển xe khi lái xe trong các góc rộng hoặc khi chuyển hướng. Điều khiển lái phía dưới (quay vòng bánh lái thiếu) có liên quan tới Hệ thống cân bằng điện tử .
Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


  • Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) – Ngăn ngừa việc các bánh xe bị khóa do phanh gấp, mạnh, giúp lái xe có thể điều khiển xe và lái xe đi quanh các chướng ngại vật (vật cản).

Product-Reviews-Anti-Lock-Braking-System-ABS.jpg


  • Hệ thống chống trượt quay xe (ASR) – Điều khiển lực bám khi tăng tốc (ASR) được xây dựng dựa trên nguyên tắc cân bằng điện tử của động cơ mômen xoắn khi trả số được cài trong hệ thống cân bằng điện tử.

traction.jpg


  • Hỗ trợ Phanh Khẩn cấp (EBA) – Để đảm bảo các phanh được nhấn tới mức tối đa trong các trường hợp dừng khẩn cấp, thậm chí trong trường hợp lái xe thả lỏng bàn đạp phanh.



  • Phân bổ lực Phanh Điện tử (EBD) – Duy trì việc cân bằng phanh giữa các bánh trước và sau của ô tô, ngay cả khi xe có tải trọng không đều.
Tìm hiểu về các hệ thống an toàn của xe Niva và các Phương pháp tăng cường an toàn cho xe


b. Các thiết bị an toàn bị động: là các thiết bị thụ động giúp giảm nhẹ tình trạng chấn thương hoặc tai nạn của lái xe và hành khách sau khi có tai nạn. Nhìn chung, các thiết bị sau đây (tùy thuộc vào hãng xe và công nghệ mà có thể có một hoặc nhiều các thiết bị dưới đây):
Hệ thống SRP thế hệ thứ 3 bảo đảm khả năng bảo vệ lý tưởng cho người dùng với mọi thân hình hoặc tuổi tác ngồi ở mọi vị trí.

- DÂY ĐAI AN TOÀN VỚI CƠ CẤU CHỐNG CĂNG VÀ BỘ GiỚI HẠN TẢI TRỌNG (xe Niva không có thiết bị này)
image002.jpg



Với các ghế trước:

  • Cơ cấu chống căng kiểu uốn cong: căng lỏng dây đai an toàn khi bắt đầu xảy ra va chạm.
  • Cơ cấu chống căng kiểu nối chồng: giữ hành khách xuống và ngăn không xảy ra hiện tượng trượt phía dưới dây đai an toàn.
  • Bộ giới hạn tải trọng: giảm áp lực lên ngực, vai và hông.
  • Điều chỉnh chiều dài dây đai an toàn: điều chỉnh chính xác dây đai an toàn cho người dùng.

    Với các ghế ở hàng thứ hai:
  • Dây đai an toàn 3 điểm cho 3 ghế ở hàng thứ 2.
  • Bộ giới hạn tải trọng cho 3 ghế.
  • Cơ cấu chống căng cho các ghế sau ngoài cùng.
  • Vấu chống trượt: tránh hiện tượng trượt dưới dây đai an toàn cho người sử dụng
- VỚI HẦU HẾT CÁC XE, 6 TÚI KHÍ LÀ TIÊU CHUẨN (xe Niva không có thiết bị này)



Với va chạm trực diện:

  • 2 túi khí tự động thích ứng phía trước: Các túi khí thông gió được điều khiển + Tự động thích ứng tùy theo cường độ va chạm.
Với va chạm bên:

  • 2 hay 4 túi khí ngực bên: được tích hợp vào mặt bên của phần tựa ghế phía trước.
  • 2 túi khí dạng mành ở bên: bảo vệ đầu của hành khách phía trước và phía sau.
Như vậy, nhìn chung các thiết bị an toàn của Niva là tương đối hạn chế. Do vậy để nâng cao khả năng sống sót sau tai nạn, người ta phải tìm cách cải thiện các hệ thống an toàn của xe Niva.

2. Phương pháp cải thiện các biện pháp an toàn của xe Niva
a. Lắp đặt túi khí (sẽ được trình bày trong bài sau)
(to be continued)




P/S: trong bài viết, người viết có sử dụng (được đồng ý / hoặc không đồng ý mà không cần báo trước) hình ảnh, tư liệu và thông tin của một số trang web.
Bác làm e ngưỡng mộ quá ! đúng là Bác có nhìu thời gian thật, lại rất chịu khó tìm tòi. hum nào Bác cho e cái hẹn qua hầu Bác ly rịu ;););)
 
Hạng D
15/10/11
1.270
55
48
1. Lắp đặt túi khí.


Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng xe cũ không thể có túi khí, thật ra việc lắp đặt túi khí cho xe Niva đơn giản hơn rất nhiều. Với trình độ của các kỹ sư, bàn tay lành nghề của thợ sửa xe, máy móc thiết bị hiện hữu của các gara và thị trường phụ tùng sẵn có thì việc lắp đặt túi khí cho xe Niva trở nên một công việc không quá đỗi khó khăn.


Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu túi khí là gì và túi khí hoạt động ra sao.


Có nhiều tài liệu trên Internet giải thích về túi khí và hoạt động của túi khí, để cho nhanh, tôi xin cắt một phần về túi khí từ wiki:


Túi khí là một thiết bị an toàn trong ô tô.
1. Sự cần thiết phải có đai an toàn và túi khí SRS
Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi xe đâm vào Barie cố định với vận tốc 50 km/h, bị đâm ở phía đầu xe, thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng 0,1 giây hoặc hơn một chút.
Ở thời điểm va đập, ba đờ sốc trước ngừng dịch chuyển nhưng phần còn lại của xe vẫn dịch chuyển với vận tốc 50 km/h. Xe bắt đầu hấp thụ năng lượng va đập và giảm tốc độ vì phần trước của xe bị ép lại. Trong quá trình va đập, khoang hành khách bắt đầu chuyển động chậm lại hoặc giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe. Nếu người lái và hành khách không đeo dây an toàn, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi họ va vào các vật thể trong xe. Trong ví dụ cụ thể này hành khách và người lái dịch chuyển nhanh như khi họ rơi từ tầng 3 xuống. Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể họ. Tuy nhiên, với các va đập mạnh họ có thể vẫn va đập vào các vật thể trong xe nhưng với một lực nhỏ hơn nhiều so với những người không đeo dây an toàn. Túi khí SRS giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập lên người lái và hành khách.
2. Nguyên lý hoạt động
(1) Khi va chạm, cảm biến túi khí xác định mức độ va chạm và khi mức độ này vượt quá giá trị qui định của cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí), thì ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa.
(2) Ngòi nổ đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí và tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian ngắn.
(3) Khí này bơm căng túi khí để giảm tác động lên người trên xe đồng thời ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau túi khí. Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một khoảng trống cần thiết để quan sát.
Như vậy, một hệ thống túi khí cơ bản sẽ bao gồm các thành phần chính như sau:
1) Cảm biến va chạm
2) Hạt nổ
3) Chất khí,
4) Túi khí, và
5) Thiết bị điều khiển (computer module)


Do số lượng các nhà cung cấp túi khí không nhiều và các quy định phức tạp của luật pháp của Hoa kỳ mà các nhà cung cấp túi khí phải cung cấp các phụ tùng tương thích nhau. Do vậy việc lắp đặt một hệ thống túi khí sử dụng trên xe Toyota lên xe Niva là hoàn toàn tương thích và khả thi.


Sau đây, chúng ta sẽ xem xét việc lắp đặt hệ thống túi khí trên xe Niva.


Về nguyên tắc, chúng ta có thể lắp đặt hệ thống túi khí trên xe Niva bằng những phương thức sau đây: (1) lắp đặt một hệ thống túi khí mới hoàn toàn, (b) lắp đặt một hệ thống túi khí đã qua sử dụng, và (3) chế tạo một hệ thống túi khí bằng các nguyên vật liệu và phụ tùng sẵn có. Phương cách thứ 1 sẽ dễ dàng nhất, tuy nhiên sẽ đắt nhất, phương cách 3 sẽ có hiệu quả nhất về mặt kinh tế, tuy nhiên sẽ đòi hỏi trình độ của kỹ sư cũng như sự sáng tạo và lành nghề của thợ.
 
Hạng B1
24/3/09
82
0
0
Mình không đi NIVA nhưng xe mình đúng là chẳng có cái nào trong cái đống ở trên, người nông dân giờ phải làm sao
 
sjw
Chi Hội Phó FFC
4/8/10
2.802
604
113
Những kiến thức bác chủ nghiên cứu thấy cũng hay, nhưng nếu bác cho biết thêm nhưng trang thiết bị kể trên được trang bị cho những dòng xe nào thì quá cool
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
15/10/11
1.270
55
48
sjw nói:
Những kiến thức bác chủ nghiên cứu thấy cũng hay, nhưng nếu bác cho biết thêm nhưng trang thiết bị kể trên được trang bị cho những dòng xe nào thì quá cool
080402cool_prv.gif

Chào bác,

Những trang thiết bị nêu trên thì ngoại trừ phanh (thắng) được trang bị trên xe Niva, còn lại các trang thiết bị khác thì chưa được trang bị cho xe Niva. Mục đích của tôi trong topic này là cùng với các kỹ sư và thợ lành nghề nghiên cứu trang bị một hoặc nhiều thiết bị kể trên cho Niva. Bắt đầu bằng hệ thống túi khí, nếu hệ thống hoạt động ổn định thì sẽ là ABS và EBD/ EBA. Và sau đó sau khi được kiểm tra ổn định thì tham vọng của tôi và nhóm kỹ sư sẽ là trang bị toàn bộ các hệ thống an toàn chủ động và an toàn thụ động cho xe Niva.

Trong thời gian chờ đợi, anh em hội Niva có thể trang bị hệ thống an toàn thụ động / chủ động đơn giản như sau:
1. Thụ động nhất: cho xe nằm nhà hoặc gara hoàn toàn.
2. Chủ động nhất: cho một xe, chẳng hạn xe ngựa có tốc độ vừa phải đi trước Niva để dọn đường, chủ động phòng tránh tai nạn.
3. Thụ động tương đối: trang bị cản sắt, ít nhất hai lớp để hạn chế xung lực va chạm, trước và sau xe.
4. Chủ động tương đối: tỉnh táo khi lái xe, tránh bia rượu và nóng máu khi tham gia một số hoạt động bàn phím, hạn chế đi lại trên đường cao tốc hoặc đô thị chật chội.
 
Hạng C
17/2/11
790
8
18
47
Gửi chủ thớt đại sư:
Bác nghiên cứu thế này thì hay quá, ráng làm được nhe bác. Nếu bác đoan chắc là làm được em sẽ tặng bác 1 con Niva nguyên bản cho bác làm, dám không? trên box này 100% các xe đều không đạt các yêu cầu của bác, 95% các xe trên toàn 4rum này cũng sẽ nằm nhà theo khuyên nhủ của bác.
Bác mang cái mớ công nghệ 9x-20x áp vô cái đám xe 6x-7x thì theo em thì tốt hơn hết bác nghiên cứu thay thế cái ở nhà bác thành cái đời 9x này trước đã nhé
hong-que1.jpg