Giao Thông
22/3/19
1.048
2.518
131
34
Vướng mặt bằng, thiếu vốn, thay đổi thủ tục, Covid-19 kéo dài khiến 5 nhóm dự án giao thông trọng điểm ở TP HCM dở dang nhiều năm, ảnh hưởng người dân, doanh nghiệp.

5 dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM chậm trễ kéo dài

Vị trí các nhóm dự án trọng điểm ở TP HCM bị đình trễ.

Nằm cách trung tâm TP HCM 8 km, giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, trở lại sự ngột ngạt thường thấy sau hai năm tác động Covid-19. Đây là một trong những nơi tình hình giao thông phức tạp ở thành phố nhiều năm qua. Ngoài sân bay lớn nhất nước đón bình quân hơn 30 triệu khách mỗi năm, nơi này còn là cửa ngõ kết nối khu trung tâm với các quận Tân Bình, Tân Phú, 12, Gò Vấp... Mỗi ngày, xe luôn dày đặc ở các đường Trường Chinh, Cộng Hoà, Trường Sơn, Nguyễn Thái Sơn...

Trước yêu cầu cấp bách giải quyết ùn tắc cho khu vực, năm 2016 TP HCM lên kế hoạch triển khai loạt dự án quanh Tân Sơn Nhất. Sau ba năm, các cầu vượt thép trên đường Trường Sơn trước cổng sân bay, nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, cùng mở rộng đường Hoàng Minh Giám hoàn thành, giúp giảm kẹt xe. Tuy nhiên, áp lực giao thông tại đây vẫn nặng nề khi việc triển khai nhiều dự án quan trọng khác chậm trễ.

Ngoài các công trình mở rộng đường Cộng Hòa gần nút giao Lăng Cha Cả, Hoàng Hoa Thám..., dự án được kỳ vọng nhất là tuyến nối Cộng Hoà - Trần Quốc Hoàn, dài 4 km, đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, nhưng chưa thực hiện do vướng mặt bằng, chủ yếu liên quan đất quốc phòng. Điều này khiến giao thông ở khu vực căng thẳng khi các hoạt động kinh doanh, đi lại tăng nhanh sau dịch.

5 dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM chậm trễ kéo dài

Sơ đồ đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa

Thứ 2 là giao thông gần khu vực cảng Cát Lái (TP Thủ Đức) cũng bức bách kéo dài nhiều năm. Từ năm 2016, thành phố triển khai giai đoạn một dự án nút giao Mỹ Thuỷ, gồm cầu vượt, hầm chui, mở rộng đường... nhằm giảm ùn tắc, tăng khả năng chuyên chở hàng hoá cho khu cảng lớn nhất nước. Giai đoạn hai, nút giao được xây ba cây cầu, song vướng mặt bằng và phải điều chỉnh dự án, khiến các công trình đình trệ nhiều năm nay. Trong khi đó, kế hoạch mở rộng các đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định... chưa được triển khai cũng làm giao thông ở khu vực này càng thêm bức bối

5 dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM chậm trễ kéo dài

Các phương án xây dựng cầu Cát Lái

Sau 15 năm quy hoạch và triển khai, đến nay Vành đai 2 - trục huyết mạch giúp phân luồng, giảm ùn tắc khu nội đô, đang gặp thách thức lớn để khép kín. Tuyến đường dài hơn 64 km hiện mới hoàn thành khoảng 50 km. Hơn 14 km còn lại chia làm 4 đoạn, trong đó ba đoạn chưa được đầu tư, ước tính cần hơn 26.000 tỷ đồng. Đoạn còn lại dài 2,7 km, triển khai từ năm 2017 theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), song đang dang dở.

Trong khi đó, tuyến Vành đai 3 đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An sau hơn 11 năm quy hoạch vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, dự kiến giữa năm sau khởi công; còn Vành đai 4 trong quá trình nghiên cứu.

5 dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM chậm trễ kéo dài

Sơ đồ đường Vành đai 3

Không chỉ nhiều công trình đầu tư bằng ngân sách gặp khó khăn, kế hoạch đưa vào khai thác Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - tuyến đầu tiên trong 8 dự án đường sắt đô thị ở thành phố trước năm 2020 cũng không hoàn thành. Tuyến tàu điện dài gần 20 km, tổng đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, kỳ vọng giúp thay đổi diện mạo giao thông thành phố, sau 15 năm được duyệt, hiện mới đạt hơn 90%, dự kiến cuối năm sau hoàn thành.

Ngoài Metro Số 1, tuyến Số 2 (Bến Thành - Tham Lương) tổng đầu tư gần 47.900 tỷ đồng đang lùi kế hoạch khởi công đến năm 2025, chậm hơn 10 năm so với kế hoạch ban đầu. Việc triển khai các dự án tiếp theo phủ kín mạng lưới đường sắt đô thị ở TP HCM như tuyến Metro Số 5 (cầu Sài Gòn - bến xe Cần Giuộc mới), Số 2, đoạn Bến Thành - Thủ Thiêm... đối mặt hàng loạt trở ngại liên quan vốn, thủ tục

Tại cuộc họp về hạ tầng giao thông mới đây, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói TP HCM là đô thị lớn nhất nước, nhưng tất cả cửa ngõ đang tắc nghẽn. "Nếu không sớm cải thiện, chắc chắn thành phố là đô thị tắc nghẽn nhất Việt Nam, và có thể cả khu vực Đông Nam Á", ông Thể nói và cho rằng phát triển hệ thống giao thông trục chính, vành đai là việc cấp thiết ở thành phố hiện nay.

Một lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố (TCIP) cho hay giải phóng mặt bằng là vướng mắc lớn nhất khiến nhiều công trình hạ tầng ở thành phố chậm trễ, có dự án trễ hẹn 3-6 năm. Vì vậy đơn vị này phải thực hiện "cuốn chiếu", có mặt bằng đến đâu, thi công đến đó. Đồng thời, TCIP phối hợp các địa phương để sớm thống nhất thời gian giải phóng mặt bằng cho từng dự án bị vướng.

Theo ông, trước mắt, trong 5 tháng cuối năm, dự án mở rộng đường Cộng Hoà, Hoàng Hoa Thám sẽ được khởi công, hoàn thành sau 3-6 tháng. Riêng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa sẽ làm trước hạng mục hầm chui, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2024, để đồng bộ nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất.

5 dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM chậm trễ kéo dài

Cao tốc Long Thành - Dầu Giây liên tục ùn tắc

Ngoài ra, trong năm nay thành phố dự kiến khởi công hai dự án quan trọng khác gồm: nút giao An Phú (TP Thủ Đức) và quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh). Khi hoàn thành hai công trình giúp khơi thông cửa ngõ phía Đông và Tây. TP HCM và các địa phương lân cận đang tập trung khởi công Vành đai 3 giữa năm sau, hoàn thành toàn bộ năm 2026. Đây được xem là trục liên kết vùng chiến lược, giúp thúc đẩy cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Di chuyển nội đô thường ùn tắc, việc kết nối liên vùng của TP HCM cũng bị cho hạn chế, chưa tương xứng tầm vóc "đầu tàu" kinh tế của đô thị hơn 10 triệu dân. Giao thông liên vùng ở TP HCM được quy hoạch gồm 5 cao tốc, tổng chiều dài 277 km cùng hai tuyến vành đai, dài 287 km. Tuy nhiên, hiện khu vực thành phố chỉ mới có khoảng 131 km được xây dựng, gồm cao tốc TP HCM - Dầu Giây, TP HCM - Trung Lương, liên tục quá tải, cần nâng cấp, mở rộng.

Xem thêm:
Theo Vnexpress
 
Hạng D
3/3/16
1.508
2.702
113
39
tiền thì nói có mà cứ báo thiếu vốn. không thể tin nỗi

người ta ưu tiên cở sở hạ tầng để phát triển kinh tế, còn ta thì chờ có kinh tế để có tiền rồi mới tính giải phóng mặt bằng

mấy chục năm rồi mà con đường cao tốc về vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL chưa có. khi làm lại làm "cao tóc" BỐN LÀN
 
Hạng B2
23/11/09
484
540
93
HCM
Tp.HCM là tỉnh thu ngân sách nhiều nhất trong cả nước, ai nói không có tiền. Quan trọng là phân bổ không hợp lý thôi.
 
Hạng D
16/11/20
2.647
7.896
113
37
Vấn đề tồn động: giải tỏa mặt bằng, vốn đầu tư ....Tồn tại cả chục năm, năm nào cũng báo cáo như thế nhưng mãi không có hướng giải quyết trong khi là tỉnh kinh tế trọng điểm toàn miền Nam. Nghịch lý đời thường không lý giải.
 
  • Like
Reactions: dnt6012
Hạng D
22/1/19
4.060
6.697
113
Tp.HCM là tỉnh thu ngân sách nhiều nhất trong cả nước, ai nói không có tiền. Quan trọng là phân bổ không hợp lý thôi.
Nộp ngân sách về TW thì tp.HCM nộp 82% thu địa phương mỗi năm, Hà Nội nộp 65%.
Phân bổ ngân sách TW về cho các tỉnh, năm 2021 tp.HCM nhận ~4282 tỷ, trong khi HN nhận ~7159 tỷ. Dân số 2 thành phố là tương đương nhau, nếu nói thẳng thì HN ít dân hơn khoảng 11% ... Xét rộng ra 2 vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước thì vùng Đông Nam bộ nhận ~13332 tỷ, còn Đồng bằng sông Hồng nhận ~18593 tỷ, cao hơn khoảng 40%. Nếu tính ra tỷ lệ sử dụng ngân sách cho mỗi người dân, thì con số đó ở tp.HCM thuộc hàng thấp nhất nước. Đó là lý do tại sao ta thấy giao thông, y tế, giáo dục ở thành phố ... đều quá tải và tồn đọng rất nhiều bất cập.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
3/3/16
1.508
2.702
113
39
Nộp ngân sách về TW thì tp.HCM nộp 82% thu địa phương mỗi năm, Hà Nội nộp 65%.
Phân bổ ngân sách TW về cho các tỉnh, năm 2021 tp.HCM nhận ~4282 tỷ, trong khi HN nhận ~7159 tỷ. Dân số 2 thành phố là tương đương nhau, nếu nói thẳng thì HN ít dân hơn khoảng 11% ... Xét rộng ra 2 vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước thì vùng Đông Nam bộ nhận ~13332 tỷ, còn Đồng bằng sông Hồng nhận ~18593 tỷ, cao hơn khoảng 40%. Nếu tính ra tỷ lệ sử dụng ngân sách cho mỗi người dân, thì con số đó ở tp.HCM thuộc hàng thấp nhất nước. Đó là lý do tại sao ta thấy giao thông (đường bộ, đường sắt, đường hàng không), y tế, giáo dục ở thành phố ... đều quá tải và tồn đọng rất nhiều bất cập.
cái này hồi xưa học ông thầy có nói: để giỏi hơn hoặc bằng thằng khác thì có 2 cách
1. cố gắng phấn đấu để mình giỏi hơn nó
2. tìm cách kéo nó rớt xuống

và thường thì cách nào dễ ta làm :D
 
TP.HCM nên học tập Singapore trong việc Tổng mức Ngân sách chi đầu tư cho Hệ thống Giao thông Đường bộ,

với mức chi này, Hệ thống Giao thông Đường bộ của TP.HCM sẽ sớm được cải thiện từ chất lượng hạ tầng cho đến chất lượng quản lý
 
Hạng D
22/1/19
4.060
6.697
113
cái này hồi xưa học ông thầy có nói: để giỏi hơn hoặc bằng thằng khác thì có 2 cách
1. cố gắng phấn đấu để mình giỏi hơn nó
2. tìm cách kéo nó rớt xuống

và thường thì cách nào dễ ta làm :D
Khi lượng đủ thì chất sẽ thay đổi. Điều kiện kinh tế nó sẽ phần nhiều ảnh hưởng đến mọi hoạt động khác. Giống như việc khi bạn khá giả, bạn sẽ cho con bạn đi học trường quốc tế, hoặc đi du học thay vì học trường làng. Đưa đón chúng bằng xe hơi thay vì xe 2 bánh dầm mưa, dãi nắng. Gia đình bạn được đi khám chữa bệnh ở những nơi dịch vụ tốt thay vì phải chăm chăm kiếm chỗ nào cho thanh toán bảo hiểm y tế. Điều kiện vật chất được chăm lo đầy đủ thì người ta sẽ có thời gian nghĩ đến chăm sóc đời sống tinh thần, đi du lịch, khám phá, đi học và trải nghiệm các loại hình văn hóa, kiến thức từ đó cũng mở mang hơn. Từ đó tạo ra nhiều nền tảng để phát triển hơn nữa ...
 
Chỉnh sửa cuối: