Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Biển R412 có phải kết hợp với vạch 2.3 mới đúng chuẩn?


Chào các bác đến thời điểm này vẫn còn rất nhiều bài viết cũng như status trên các diễn đàn hoặc group faceook cho là biển R412 PHẢI KẾT HỢP với vạch 2.3 mới phạt được lỗi “sai làn”, mình phải để cụm từ “sai làn” trong ngoặc kép là có lý do, sẽ có phần giải thích sau.

Gần đây nhất có status của một bác post trên facebook nội dung sau

Picture1b.jpg


Hình trên cho thấy làn đường sát con lươn có biển R412 dành riêng cho nhóm phương tiện xe con, xe khách và xe tải dưới 3,5T, câu hỏi của thớt là xe tải trên 5T đi vào bị lỗi gì?

Quan điểm của mình là xe tải 5T dính lỗi “sai làn” và tranh luận của mình với chủ thớt và bác Dinh Duy như sau:

Picture2.jpg



Picture3.jpg



Picture5.jpg



Picture7.jpg



Như vậy chủ thớt cũng như bác Đinh Duy (nhân vật nỗi tiếng một thời ở OS nhưng đã rời bỏ diễn đàn này từ khá lâu) với lập luận là vì đây là làn đường dành riêng nên phải sử dụng vạch 2.3 mới đúng luật, và đúng với Công Ước Viên,
Bác Đinh Duy cứ khăng khăng lái mình theo hướng vì là LÀN ĐƯỜNG DÀNH RIÊNG nên biển R412 phải đi cùng với VẠCH 2.3 mới đủ điều kiện phạt lỗi “sai làn”

Mặc dù biết bác cũng khá lâu khi còn ở OS và sau này dù bác đã giận dỗi ai đó mà rời bỏ OS để qua Otofun nhưng cũng rất cảm ơn bác đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để dịch các Công Ước về GTĐB và Công Ước về biển báo và tín hiệu đường bộ ra tiếng Việt khá là chuẩn, góp phần cho cộng đồng mạng đa số không rành tiếng Anh hiểu thêm về Công Ước này.
Tuy nhiên, trong các bài phân tích của bác, (như bác tự nhận là đã thực hiện 3 năm nay) về biển R412 mà cộng đồng mạng trên các trang luật GT đang chia sẻ hoặc dựa vào ý của bác mà post status về biển R412 này đã dẫn đến nhiều hiểu lầm, hiểu sai và gây tranh cãi rất căng thẳng,

Và mình là một trong những cá nhân luôn KHÔNG ĐỒNG Ý với phân tích của bác, với lập luận R412 phải kết hợp với vạch 2.3 .

Như đã nói hôm gặp nhau trên facebook, vì không có thời gian nên mình không tiếp tục tiếp chuyện được với bác được, hôm nay ngày nghỉ, hơi rãnh nên mình xin viết bài để phản biện với lập luận trên của bác nhé:

Trước tiên mình xin phản biện ý biển báo phải kết hợp với vạch mới có hiệu lực xử phạt.
Theo Khoản 1, điều 10 Luật GTĐB 2008
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.


Như vậy ta thấy được biển báo hiệu và vạch kẻ đường là 2 hình thức báo hiệu độc lập trong hệ thống báo hiệu đường bộ.
Tiếp nữa chắc bác cũng quá rành về thứ tự phải tuân thủ theo điều 4, Chương 1, Phần 2 QUY ĐỊNH KỸ THUẬT của QC 41:2019

Điều 4. Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.


Như vậy là có thêm ý biển báo hiệu có hiệu lực cao hơn vạch kẻ đường.

Với 2 trích dẫn này thì thấy rõ biển báo hiệu KHÔNG HỀ PHẢI kết hợp với CỤ THỂ MỘT LOẠI vạch kẻ đường nào cả. Và chức năng cũng như hiệu lực của chúng là hoàn toàn độc lập.

Thử vào xem chi tiết các quy định trong quy chuẩn 41/2019 của 2 loại báo hiệu đường bộ này.
Về biển R412, chắc là bác cũng phải đồng ý biển R412 hiện nay thuộc nhóm Biển Hiệu lệnh cần phải tuân thủ:

Điều 15. Phân loại biển báo hiệu
Biển báo hiệu đường bộ trong Quy chuẩn này được chia thành 5 nhóm cơ bản sau đây:
biển báo cấm; biển hiệu lệnh; biển báo nguy hiểm và cảnh báo; biển chỉ dẫn; biển phụ, biển viết bằng chữ.
Biển báo hiệu trên đường cao tốc và đường đối ngoại phải phù hợp với các quy định nêu tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

15.1. Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

15.2. Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).


Tiếp tục tìm hiểu hiệu lực của biển báo ta xem điều 19 của quy chuẩn

Điều 19. Hiệu lực của biển báo
19.1.
Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
19.2. Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
19.3. Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo.
Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại
Điều 4 của Quy chuẩn này.


Điều 19 này cũng không hề thấy có quy định nào cho là biển báo phải kết hợp với vạch kẻ đường mới có hiệu lực.
Kế tiếp ta xem hiệu lệnh của biển R412 là thế nào, theo D.14 quy chuẩn 41/2019 thì

D.14 Biển số R.412(a,b,c,d,e,f,g,h) “Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”
a) Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe nhoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412(a,b,c,d,e,f,g,h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.
Tùy loại phương tiện, nhóm phương tiện cần quy định mà bố trí hình vẽ, biểu tượng các phương tiện tương ứng và mũi tên trên biển cho phù hợp và đảm bảo mỹ quan.
Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Riêng biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt….


Như vậy rõ ràng quy chuẩn chỉ quy định đối với làn đường dành cho xe buýt thì mới có phân biệt vạch phân làn đi cùng là vạch đứt hay vạch liền, còn các làn dành cho loại xe khác không hề có quy định này.
Hơn nữa biển R412 này cũng dành cho nhóm xe chứ không chỉ cho một loại xe như đã ghi rõ như trên quy chuẩn

D.14 Biển số R.412(a,b,c,d,e,f,g,h) “Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”

Tóm tắt các trích dẫn và phân tích trên ta có:
  • Biển R412 này có hiệu lực độc lập và không hề có quy định bắt buộc phải đi cùng với bất kỳ vạch nào, trừ biển dành riêng cho xe buýt.
  • R412 là biển phân làn dành riêng có thể cho một loại xe hoặc một nhóm xe.
Và theo hình của thớt trên thì nhóm xe của làn đường sát phân cách bao gồm ô tô con, xe khách và xe tải <3.5T.
Vậy ta tạm chốt biển R412 trên hình đi với vạch đứt là hoàn toàn đúng theo quy chuẩn, không hề sai bất kỳ quy định nào.

Tạm gác qua biển R412 với kết luận trên, mời bác xem tiếp định nghĩa và các quy định của vạch kẻ đường.

CHƯƠNG 10
VẠCH KẺ ĐƯỜNG
Điều 52. Quy định chung đối với vạch kẻ đường
52.1.
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe.
52.2. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
52.3. Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.


Khoản 52.2 Điều 52 Chương 10 có quy định vạch kẻ đường CÓ THỂ KẾT HỢP với biển báo….lưu ý có thể chứ không bắt buộc, và quy định này bổ sung thêm ý là vạch kẻ đường hoàn toàn có thể có hiệu lực độc lập.

Tiếp theo cần tìm hiểu loại vạch kẻ đường nào là dạng báo hiệu có chức năng phân chia làn đường, xem điều 53.2 quy chuẩn 41 ta có

53.2. Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau:
53.2.1. Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;
53.2.2. Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;

53.2.3. Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.

Như vậy để phân chia làn đường chắc chắn phải sử dụng loại vạch dọc đường, kẻ dọc trên đường, quy chuẩn 41/2019 phần Phụ lục G cho ta thấy các loại vạch từ 1.1 cho đến 3.3 là vạch dọc đường và chức năng của từng loại vạch đã có cụ thể trong quy chuẩn, ở đây ta chỉ nói đến vạch 2.3 mà bác đang cố tình một cách gượng ép là khi kết hợp với biển R412 mới có chức năng phân làn dành riêng.

Trích dẫn quy định trong quy chuẩn

vạch 2.3 b.jpg


Đọc hết câu chữ trong quy chuẩn của vạch 2.3 ta cũng không hề thấy quy định nào cho là vạch này phải đi kèm với bất kỳ biển báo hiệu nào mà chỉ thấy quy định phải đi kèm với CHỮ VIẾT hoặc KÝ` HIỆU loại xe được phép sử dụng làn đường.

Hơn nữa ta có thêm thông tin nếu vạch 2.3 này có chức năng giới hạn làn đường DÀNH RIÊNG cho một loại xe thì sử dụng VẠCH LIỀN, còn nếu chỉ giới hạn làn đường ƯU TIÊN cho một loại xe thì sử dụng VẠCH ĐỨT nét.

Vậy thì vạch 2.3 này KHÔNG CẦN phải ĐI KÈM với biển R412 mà chỉ cần kèm với chữ viết hoặc ký hiệu xe vẽ trên mặt đường là đủ có hiệu lực PHÂN LÀN DÀNH RIÊNG hoặc ƯU TIÊN rồi.

Tương tự xem lại tất cả các vạch dọc đường từ 1.1 cho đến 3.3 cũng không hề có vạch nào được quy định phải đi kèm với biển R412 và có thể hiểu R412 có thể đi với bất kỳ vạch phân làn nào có chức năng phân làn đường tùy theo ý định của cơ quan kẻ vạch, và hiệu lực của nó (R412) là Biển phân làn đường dành riêng cho 1 loại xe hay 1 nhóm xe không lệ thuộc vào vạch kẻ phân làn đường

Việc Sở GTVT kết hợp biển R412 với vạch 2.3 ở Hà nội chỉ là muốn làm mạnh hơn hiệu lực phân làn cho tuyến xe BUS này, và chức năng của cả vạch và biển đều giống nhau, việc kết hợp này KHÔNG PHẢI QUY ĐỊNH nhưng cũng không sai quy định gì theo quy chuẩn 41 cả.

Chốt lại
Lập luận của bác cho là biển R412 PHẢI KẾT HỢP với vạch 2.3 mới có hiệu lực phân làn dành riêng là không có cơ sở và hoàn toàn do bác tự suy diễn.


Tiếp tục tôi muốn phản biện về trích dẫn Công Ước Viên của bác trong ý này.

Picture10.jpg


Picture4.jpg



Đồng ý với bác là VN phải cam kết thực hiện các quy định của công ước Viên, tuy nhiên về việc phải kẻ vạch liền khi muốn quy định làn đường dành riêng theo còm của bác là không đúng nhé, rất thất vọng vì chính bác là người đã dịch công ước này mà bác vẫn không hiểu câu chữ của bác đã viết.

Tôi lập lại câu dịch của bác:

Phải áp dụng các vạch CÓ SỰ KHÁC BIỆT rõ ràng với các vạch liền hay vạch đứt khác kẻ trên phần đường xe chạy….

Vậy ý chính của câu này là vạch phân làn dành riêng PHẢI KHÁC VỚI các vạch liền hay vạch đứt khác, tức là phải hơi đặc biệt, KHÔNG GIỐNG với các lọai vạch này chứ hoàn toàn không có ý PHẢI kẻ VẠCH LIỀN như bác đã còm.

Về ý của bác cho là việc sử dụng vạch đứt nét với biển R412 (như hình trích dẫn đầu của thớt này) là không đúng quy định của Công Ước Viên.
Xin lỗi, tôi không hề thấy R412 có bất kỳ sai phạm gì với quy định của công Ước Viên cả vì:
Trích dẫn Công Ước Viên của bác nói về quy định khi kẻ VẠCH phân làn dành riêng chứ không phải quy định của BIỂN phân làn dành riêng.
Vậy không hiểu bác trích dẫn Công Ước Viên về vạch phân làn dành riêng này là có ý gì khi không hề dính dáng gì đến biển R412, mà chủ đề đang tranh luận là về biển R412.

Tiếp theo bác lại tiếp tục trích dẫn nghĩa vụ của VN khi tham gia CƯ Viên và ý cho là biển R412 đi với vạch đứt là sai với Công Ước này và cần phải áp dụng theo khung thời gian tại khỏan 2 và 3….và phải thay thế hoặc bổ sung không muộn hơn 4 năm từ ngày công ước có hiệu lực tại VN

Picture6.jpg


Đọc lại các trích dẫn của bác thì không hề thấy bác trích được quy định nào của Công Ước Viên cho là BIỂN phân làn dành riêng PHẢI kết hợp với VẠCH phân làn dành riêng?

Vậy tại sao biển R412 đi với vạch đứt là sai với Công ước Viên?

Và tại sao phải thay thế hoặc bổ sung, và thay thế cái gì, bổ sung cái gì? Khi không dẫn được cái sai của Biển R412 theo Công Ước Viên.

Hoàn toàn không thấy, mời bác trích dẫn lại cái sai của R412 theo quy định của Công Ước Viên này nhé.

Chốt FINAL:
  • Cách hiểu của bác hoàn toàn là SAI và đầy tính suy diễn khi tự gán quy định của VẠCH phân làn dành riêng qua thành quy định cho BIỂN phân làn dành riêng.
  • Bác không hề trích dẫn được quy định nào của Quy chuẩn 41 của Việt Nam và của cả Công Ước Viên cho là PHẢI kết hơp VẠCH phân làn dành riêng với BIỂN phân làn dành riêng mà chỉ trích dẫn được quy định của VẠCH phân làn dành riêng (theo Công Ước Viên), tuy nhiên vạch 2.3 của QC 41 của VN hoàn toàn đáp ứng quy định này theo CƯ, và vạch 2.3 này hoàn toàn có thể đứng độc lập, không cần bất kỳ biển R412 nào đi kèm.
  • Biển phân làn dành riêng R412 theo Quy chuẩn VN không hề sai với bất kỳ biển báo nào của Công Ước Viên nên không phải thay đổi hoặc bổ sung gì cả.
  • Vì theo mục (ii) thì VN hoàn toàn có quyền sử dụng biển báo …bất kỳ khi họ (VN) muốn, trong Công ước Viên không hề thấy có miêu tả bất kỳ biển báo nào quy định như biển R412
Picture8.jpg


Và nhắc lại lần nữa cũng như giải thích tại sao phải để cụm từ “sai làn” trong ngoặc kép như đầu bài tôi có lưu ý:
  • KHÔNG hề có lỗi SAI LÀN DÀNH RIÊNG trong Nghị định xử phạt của Việt Nam mà bác và rất nhiều bạn khác đã và đang hiểu sai về lỗi này.
  • Chỉ có lỗi KHÔNG ĐI ĐÚNG LÀN ĐƯỜNG, PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH…và làn đường quy định không nhất thiết phải là làn đường dành riêng mà đơn giản làn đường đó được quy định dành cho một hoặc nhiều loại xe được phép đi vào.
Vậy thì không bắt buộc phải có vạch phân làn dành riêng (vạch 2.3) mà chỉ cần vạch phân làn đường kèm với biển phân làn dành riêng (R412) hoặc biển quy định (R415, R403...) các loại xe nào được phép đi vào, và như vậy xe không được dành riêng hoặc không được quy định mà đi vào làn đường, phần đường này thì CSGT phạt lỗi này vô tư nhé.
Hoặc chỉ riêng một mình vạch 2.3 đúng chuẩn, không cần bất kỳ biển kết hợp nào cũng phạt được lỗi này

Cuối cùng cũng cám ơn bác đã tạo động lực cho mình viết bài phản biện này nhằm phân tích cho bác cũng như rất nhiều các bác khác đã lâu nay tin theo các phân tích đầy tính SUY DIỄN và GÁN GHÉP của bác.
Rất mong nhận được phản biện của bác trên diễn đàn này hoặc bất kỳ diễn đàn nào khác.
Xin chào.
 

Attachments

Last edited by a moderator:
Hạng C
19/4/19
595
541
96
40
He he, cuối cùng bác cũng đụng độ tới bác Dinh Duy rồi à. Em thấy mọi người hay tranh luận biển R415 chứ ít ai nói về R412 vì quy chuẩn ghi rõ ràng là "không được phép đi vào".
Lúc trước em cũng tranh luận về biển R415 với bác Dinh Duy, và bác ấy cũng viện dẫn Công Ước Viên, tới khúc này thì em hơi ngáo vì tự nhiên lại có ông nước ngoài nào nhảy vô luật của mình. Sau một thời gian đọc Luật Điều Ước và Công Ước Viên bản dịch tiếng Việt trên otofun thì em nhận ra đó chỉ là thỏa thuận của chính phủ với nước ngoài, còn người dân thì phải tuân theo luật sở tại. Chúng ta không thể dựa vào đó để cãi với xxx được vì họ đơn giản có thể nói "chỉ dùng luật Việt Nam nhé" là tèo.
Ủng hộ bác chủ 1 vote vì giải thích đúng.
 
Hạng D
9/1/15
2.583
3.878
113
40
Túm lại là VN chỉ có 1 luật thôi : xuống xe - chào cái - đưa tiền - cảm ơn- lên xe đi tiếp
 
  • Like
  • Haha
Reactions: Icon and namtran85
Hạng C
22/2/12
892
547
93
Túm lại là VN chỉ có 1 luật thôi : xuống xe - chào cái - đưa tiền - cảm ơn- lên xe đi tiếp
Coi chừng bị hố hàng nha anh. Xuống phải từ từ, check in lỗi mới có giá chứ.
 
Hạng C
18/5/20
712
1.026
93
Chốt lại trả lời câu hỏi của anh nào đó đăng trên fb thì là: có vi phạm luật giao thông nhé.
Câu trả lời của em cũng dành cho những ai lười đọc vì hình với chữ nhiều quá.
 
  • Like
Reactions: diluantran
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
He he, cuối cùng bác cũng đụng độ tới bác Dinh Duy rồi à. Em thấy mọi người hay tranh luận biển R415 chứ ít ai nói về R412 vì quy chuẩn ghi rõ ràng là "không được phép đi vào".
Lúc trước em cũng tranh luận về biển R415 với bác Dinh Duy, và bác ấy cũng viện dẫn Công Ước Viên, tới khúc này thì em hơi ngáo vì tự nhiên lại có ông nước ngoài nào nhảy vô luật của mình. Sau một thời gian đọc Luật Điều Ước và Công Ước Viên bản dịch tiếng Việt trên otofun thì em nhận ra đó chỉ là thỏa thuận của chính phủ với nước ngoài, còn người dân thì phải tuân theo luật sở tại. Chúng ta không thể dựa vào đó để cãi với xxx được vì họ đơn giản có thể nói "chỉ dùng luật Việt Nam nhé" là tèo.
Ủng hộ bác chủ 1 vote vì giải thích đúng.
Ông Đinh Duy này chỉ dựa vào CƯ Viên để lập luận một cách máy móc, có công dịch CƯ Viên ra tiếng Việt thì cũng đáng ghi nhận, nhưng về kỹ năng đọc hiểu Tiếng Việt thì có vấn đề.
Cố tình trích dẫn những quy định theo ý đồ để bảo vệ cho luận điểm của mình, gặp người phản biện thì không dám trực tiếp tranh luận, tìm cách lập luận vòng vo, né tránh...
Và thêm cái nữa là rất ngạo mạn, tự cao, tự xem mình là số một, tôi trích dẫn trong còm kế tiếp để các bác đọc chơi.
 
Chỉnh sửa cuối: