Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.397
17.980
113
Lâm Đồng
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3)
Cùng nghe Carlos Ghosn kể về tiểu sử của chính mình với những thăng trầm trong sự nghiệp, để biết được điều gì làm nên 1 trong những CEO hàng đầu thế giới hiện nay.[pagebreak][/pagebreak]

Chương 2: Sự nghiệp lúc trẻ (tiếp theo)

Những thử thách lớn tại Mỹ

Vào tháng 2/1989, tôi đến Mỹ để nhận nhiệm vụ mới. Tôi và gia đình mình sống ở thị trấn nhỏ Greenville, South Carolina. Khi đến Mỹ, gia đình tôi chỉ có 3 người. 2 người con gái sau và đứa con trai của tôi được sinh tại Mỹ. Thời điểm đó tôi vô cùng hạnh phúc, không chỉ vì sự phát triển của gia đình mà còn vì những kết quả của công việc.

Nhiệm vụ của tôi là điều hành công ty lốp Uniroyal Goodrich trực thuộc Michelin trong khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế. Vào thời điểm đó, Mỹ là quốc gia có thị trường ô tô lớn nhất thế giới, và Michelin phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa nếu muốn cạnh tranh. Tôi cảm thấy áp lực từ trụ sở chính lẫn từ các đối thủ cạnh tranh. Goodyear - 1 công ty Mỹ lúc đó đang dẫn đầu thị trường lốp và hãng lốp Nhật Bản Bridgestone lúc đó vừa thâu tóm hãng lốp Mỹ Firestone. Michelin không có thời gian để nhởn nhơ.
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3)
Việc mua lại công ty lốp Uniroyal Goodrich được thực hiện vào đầu những năm 1990 và chúng tôi nhanh chóng phải đối mặt với thách thức. Uniroyal sở hữu cả kho vật tư khổng lồ nhưng cũ kỹ và hãng này chẳng đầu tư vào những bộ phận tối quan trọng, khiến cho việc sản xuất chậm chạp và thiếu hiệu quả.

Trong thỏa thuận mua lại công ty, Michelin đã dàn xếp việc đóng của 3 nhà máy khủng hoảng nặng nề nhất tại Bắc Mỹ. Chúng tôi đơn giản là không đủ kinh phí để "nuôi" nó. Hành động này khiến tôi có biệt danh "Kẻ cắt giảm". Nhưng tôi không quan tâm vì tôi biết việc sử dụng hiệu quả tiền bạc chính là con đường để hồi phục doanh nghiệp.

Nhưng cắt giảm kinh phí chỉ là 1 phần của kế hoạch. Chúng tôi còn phải hợp nhất việc kinh doanh để đạt được sự phối hợp tốt nhất. Để thực hiện điều này, tôi lập 1 ban chấp hành bao gồm những nhân viên tài năng nhất từ Michelin và Uniroyal. Đây chính là mô hình đơn giản và đầu tiên của "đội chức năng chéo" mà tôi áp dụng khá thành công ở Kế hoạch Phục hồi Nissan 1 thập kỷ sau đó.

Sự hòa hợp văn hóa là thử thách lớn đầu tiên đối với Michelin. Vì đây là một hãng địa phương từ vùng Auvergne nước Pháp nên hãng luôn vận hành kinh doanh khá biệt so với các công ty khác tại Mỹ. Nếu chúng tôi muốn dẫn đầu để trở thành một công ty toàn cầu, chúng tôi phải dung hòa được đặc trưng kiếm lợi ngắn hạn kiểu Mỹ và phong cách quản lý kiểu gia đình của châu Âu (thứ đem lại kết quả dài hạn).

Chúng tôi đã thực hiện một số thay đổi lớn về mặt tổ chức: chúng tôi thu nhận chiến lược đa thương hiệu ở Bắc Mỹ, trong đó chúng tôi phân công Uniroyal làm nhiệm vụ ở thị trường sau khi mua (bảo dưỡng, thay thế lốp), nơi sức mạnh thương hiệu chiếm vai trò quan trọng hơn là thị trường sản phẩm theo xe. Chúng tôi vẫn giữ văn phòng chính của Uniroyal tại Akron, Ohio.

Phần còn lại là việc của tôi. Ở Brazil, tôi đã đấu tranh với chính quyền để nâng giá bán, nhưng tại Mỹ tôi phải đấu tranh với tất cả đối thủ trên thị trường. Tại đây, cạnh tranh là tất cả.

Chúng tôi đã đạt được những thành công rất ý nghĩa. Uniroyal là một trong những nhà cung cấp lốp cho hãng xe lớn nhất thế giới bấy giờ General Motors. Và GM cũng sẵn lòng chấp nhận việc Michelin trở thành nhà cung cấp cho họ. Chúng tôi cũng thiết lập mối quan hệ với nhiều hãng xe Nhật từ Toyota, Honda đến Nissan.

Bản thân tôi cũng học nhiều điều về việc lãnh đạo.

Nói chung, khi công việc tại Mỹ đi vào ổn định thì tôi lại nhận được 1 cuộc gọi từ Francois
Michelin. Ông ấy muốn con trai ông làm việc cho tôi.

Hành trình mới tại Renault

Edouard là con trai nhỏ tuổi nhất của Francois Michelin. Khi cậu ta đến làm việc, tôi sắp xếp cho cậu ta quản lấy mảng kinh doanh và sản xuất lốp xe tải cực kỳ quan trọng của chúng tôi. Tư chất tốt và tôn trọng khách hàng Mỹ khiến cho cậu ta cực kỳ nổi tiếng giữa các đồng nghiệp.

Vì Michelin là một công ty gia đình nên có vẻ như Edouard sẽ kế thừa sự nghiệp của cha. Đương nhiên, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc đứng đầu công ty. Tôi đơn giản không cùng họ với họ.
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3)
Vào năm 1996, sau 7 năm làm việc tại Mỹ, công ty được cơ cấu lại và tôi được trở thành chủ tịch văn phòng Michelin Bắc Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc tôi trở thành người đứng thứ 2 (No.2) ở công ty.

Nhưng liệu tôi sẽ hạnh phúc ở cương vị đó mãi mãi khi biết mình không thể "leo" cao hơn được nữa? Tôi cũng không chắc lắm. Nên khi nhận được một cuộc gọi từ một chuyên viên săn đầu người, một đồng môn ở trường Ecole Polytechnique, tôi đã đồng ý gặp. Trong suốt buổi tối, anh ấy hỏi tôi có hứng thú với ngành công nghiệp ô tô không. Renault hiện đang tìm một người đứng thứ 2 (No.2) muốn vươn lên thành tổng điều hành. Anh ấy sắp xếp cuộc hẹn giữa tôi và chủ tịch Renault - Louis Schweitzer.
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3)
Vào 8 giờ sáng, tôi gặp Schweitzer trong 1 tiếng rưỡi tại trụ sở Renault ở Boulogne-Billancourt, ngoại ô Paris. Ông ấy đề cập đến việc người nắm quyền điều hành thứ 2 của công ty sắp nghỉ việc và ông ấy đang tìm kiếm một người tiếp quản tiềm năng. Ông ấy nói rằng tôi là ứng cử viên hàng đầu họ nhắm tới.

Động lực lớn nhất để tôi nhận công việc tại Renault không phải là vì muốn trở thành người đứng đầu công ty. Thật sự tôi cảm thấy hứng thú với cơ hội được học hỏi những điều mới và tiếp cận những thử thách mới hơn. Tôi đã luôn hứng thú với xe hơi và những sản phẩm phức tạp được tạo nên bởi nhiều người và nhiều chuỗi cung ứng.

Sau một buổi họp hội đồng, tôi thông báo với Francois về cuộc gặp gỡ giữa tôi với Schweitzer cũng như quyết định rời Michelin của tôi. Trong một thoáng, ông ấy khá ngạc nhiên, nhưng sau đó ông chỉ đơn giản nói: "Vậy phiền anh nói cho Edouard biết".

Sau 18 năm làm việc ở Michelin, trái tim tôi trĩu nặng khi nghĩ đến việc rời khỏi công ty lẫn Francois.

Nhiều năm sau đó, khi có dịp gặp lại ông ấy ở Renault, Francois đã hỏi thăm công việc của tôi và tôi đáp rằng nó rất tốt đẹp. Ông từ chức vào năm 1999 và như dự đoán, Edouard kế thừa vị trí của ông. Francois Michelin qua đời vào năm 2015 ở tuổi 88. Ông ấy luôn chiếm một phần quan trọng trong tôi.
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3)

Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3) Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3) Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3) Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3) Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3) Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3)

Xem thêm:
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 1)
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2)
Theo Nissan​
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
10/6/16
2.515
1.878
113
Nguyên gốc tiếng Anh là Multi-functional team em cũng ko hiểu phải dịch sang tiếng Việt là gì. Đội chức năng chéo nghe có vẻ cũng đc đấy nhỉ, nhưng ko hiểu cụ thể thì đội này làm những việc gì, như nào nhỉ em thấy băn khoăn quá.
 
Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.397
17.980
113
Lâm Đồng
Bản gốc là "cross-functional team" ý nói là đội này là tập hợp những thành viên từ nhiều hãng khác nhau, làm việc và quan sát lẫn nhau tạo nên 1 tập thể hòa hợp và hiệu quả nhất ạ
 
Hạng D
10/6/16
2.515
1.878
113
Bản gốc là "cross-functional team" ý nói là đội này là tập hợp những thành viên từ nhiều hãng khác nhau, làm việc và quan sát lẫn nhau tạo nên 1 tập thể hòa hợp và hiệu quả nhất ạ
Đúng rồi là Cross-functional team em nhớ nhầm. Đây là chiêu thức tủ của Ghosn trong công cuộc hồi sinh Renault và Nissan. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để làm đc thành công thì ko dễ chút nào :D