Стефан Теодосиев
22/12/06
549
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
Để giải đáp về các yếu tố cũng như thiết bị trình chiếu 3D hiện nay. Em xin đưa ra một số công nghệ định dạng 3D để các bác tham khảo
(bải viết có một số dữ liệu lấy từ stuff và cooblab)

Hiện nay, Cuộc chiến định dạng 3D đang được chuẩn bị rất kỹ càng với 4 công nghệ đang tranh nhau vị trí độc tôn. Các công nghệ được đưa ra hoạt động như thế nào? các hãng nào sẽ theo đuổi chúng và kết cục công nghệ nào sẽ chiến thắng mời các bác cùng bàn luận:

1. Công nghệ cặp ảnh phân màu (Anaglyph/ColourCode)

Là công nghệ hiển thị hai góc nhìn khác nhau của cùng 1 hình ảnh nhưng được mã hoá sao cho chúng có màu khác nhau (một phủ màu đỏ và một phủ màu lam). Đi kèm với công nghệ này chúng ta cần một cặp kính chuyên dụng có bộ lọc tương ứng với màu đỏ và màu lam, chúng chỉ cho phép một hình ảnh lọt tới mắt người xem. Hình ảnh thu được từ mỗi mắt sẽ được não bộ con người xử lý để tạo ảo giác 3D.

- Ưu điểm của công nghệ cặp ảnh phân màu:


Dễ dàng tích hợp với các thiết bị điện tử dân dụng mà chúng ta vẫn sử dụng như TV, DVD, Bluray và các cặp kính phân cực dễ sản xuất với giá thành thấp

- Nhược điểm của công nghệ cặp ảnh phân màu:

Hệ thống lọc màu (Đỏ/lam) lọc các màu sắc thật từ hình ảnh, chính vì thế người xem có cảm giác không thoải mái thật sự khi xem lâu và khuôn mặt người xem rất kỳ dị khi đeo kính trong nhà
21.gif


- Các hãng sử dụng thường dùng công nghệ này trên đầu 3D DVD thế hệ cũ, đầy Bluray và trên một số chương trình truyền hình

- Hiện tại khả năng thành công của công nghệ này là ZERO vì thời hoàng kim của nó đã qua cũng như các nhược điểm nhiều hơn ưu điểm nói trên


(Còn tiếp)
 
Hạng D
26/7/07
3.866
6
38
HCM
em đã chơi game 3D trên LCD với những game khá hay, xem bằng kính giấy. hiệu quá khá cao
 
Hạng D
20/7/07
2.634
2.442
113
Q Tân Phú
www.facebook.com
viet thang 318i nói:
em đã chơi game 3D trên LCD với những game khá hay, xem bằng kính giấy. hiệu quá khá cao

kính giấy 2 màu là công nghệ cũ rất hại mắt đó bác, coi sơ sơ tìm hiểu 3D thì đc chứ đừng có lạm dụng
 
Hạng B1
11/5/10
73
0
0
không hiểu sao em coi 3d một lúc là muốn ói luôn chóng mặt nữa ,không biết vì sao ? hay thần kinh em yếu không biết.
 
Hạng B2
24/10/05
242
68
38
SaiGon
Nhanh nhanh,nói luôn ba cái Tivi mà đang quảng cáo TV 3D là gì luôn nhá bác Fleur, thắc mắc mãi .
 
Стефан Теодосиев
22/12/06
549
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
tiếp theo phục vụ anh ác cọc:

2. Công nghệ cặp phân cực (Polarising):

Với công nghệ này, cả hai hình ảnh đều hiển thị cùng một lúc và được trình chiếu thông qua các bộ lọc để phân cực theo từng hướng riêng. Với công nghệ này, người ta cần phải có một cặp kính chuyên dụng ( không giống với cặp kính của công nghệ cặp ảnh phân màu). Với cặp kính này, các thấu kính được thiết kế chỉ thu nhận hình ảnh tương thích với chúng (tức là mỗi loại phim cần có một cặp kính riêng phù hợp)

- Ưu điểm của công nghệ phân cực:

Đây chính là công nghệ 3D hoàn hảo cho việc trình chiếu phim ảnh và cực kỳ phổ biến hiện nay. Skype đã lựa chọn công nghệ này cho các ứng dụng truyền hình của hãng. Công nghệ này đưa ra mức giá vô cùng hợp lý cho các thiết bị phân cực.


- Nhược điểm của công nghệ phân cực:

Với công nghệ này, người dùng cần một tivi 3D phân cực. Khi tín hiệu được phát lên tivi thì mỗi mắt người xem chỉ nhìn thấy 1/2 độ phân dải theo chiều dọc của màn hình. Để cảm thụ được hình ảnh tốt nhất, người xem cần ngồi chính giữa màn hình.

Hiện công nghệ này được sử dụng khá nhiều tại các hãng phim của hollywood, truyền hình skype tv và các thiết bị của Hyundai.

Công nghệ này chỉ phù hợp với việc chiếu phim rạp, còn chiếu phim tại gia người xem phải phụ thuộc đài phát có dùng công nghệ này hay không và chắc chắn phải đổi tivi mới,


(còn tiếp)
 
Стефан Теодосиев
22/12/06
549
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
3. Công nghệ cửa trập động (active shutter):

Công nghệ này cho các hình ảnh riêng biệt chuyển đến mắt phải và mắt trái với độ phân giải 1080P và lần lượt được phát lại ở tốc độ cao. Sau đó một cặp kính chạy pin đặc biệt có các cửa trập LCD động sẽ đóng/mở các hình ảnh tới mắt phải và trái lần lượt từng bên một và đồng bộ hóa chúng với video sao cho từng mắt chỉ tiếp nhận hình ảnh đúng của một bên mắt đó

- Ưu điểm của công nghệ cửa trập động

Công nghệ này hoạt động cực kỳ "ổn". Bạn có thể thưởng thức hình ảnh với độ phân giải cao. Các cửa trập có khả năng phát hiện sự chuyển đổi giữa hình ảnh 2D và 3D để tự động điều chỉnh cho tương thích.

- Nhược điểm của công nghệ cửa trập động:

Đòi hỏi tivi có độ "làm tươi" Refresh rate cao (tối thiểu 120Mhz) và nguồn video cao cấp tương thích. Hiện tại, độ rộng băng tần chưa cho phép truyền tín hiệu 3D này qua sóng truyền hình. Mặt khác, cặp kính sử dụng với công nghệ này khá đắt tiền và phải "sạc pin"

Hiện tại, một số hãng đã đưa công nghệ này vào sản phẩm của mình như Ndivia (các cạc màn hình 3D), panasonic, sony (một số loại tivi 3D) và Samsung.

Công nghệ này được giới chuyên môn cho là tiềm năng, một số nhà sản xuất bắt đầu muốn đưa công nghệ này vào các thiết bị giải trí đa phương tiện dùng trong gia đình.

@accord76: Cái TV mà bác hỏi dùng công nghệ này đấy
 
Last edited by a moderator:
Стефан Теодосиев
22/12/06
549
10
18
47
Căn phòng nhỏ, Cao ốc vô danh
4. Công nghệ 3D lập thể (Lenticular):

Công nghệ 3D lập thể là công nghệ duy nhất không sử dụng đến kính mắt chuyên dụng.Đây cũng chính là giải pháp cho 3D tương lai và hiện nay nó được sử dụng trong chiếc máy ảnh nổi tiếng của Fuji film là Real3DW1. Công nghệ này sử dụng 1 thấu kính hình trụ trong suốt được gắn vào màn hình LCD. Thấu kính này có nhiệm vụ phản chiếu ánh sáng đến các góc nhạy sáng riêng biệt để tạo hình ảnh khác nhau cho từng mắt. Não bộ sẽ có nhiệm vụ đồng bộ hóa các hình ảnh đó để tạo cho người xem cảm giác 3D thật đến không ngờ.

- Ưu điểm của công nghệ 3D lập thể:
Công nghệ hoạt động không cần sự hỗ trợ của kính mắt chuyên dụng nên độ sáng và chất lượng hình ảnh được bảo toàn nguyên vẹn và cảm giác 3D thật sự kinh ngạc. Nó thật đến mức như người xem đang sống trong đó vậy.

- Nhược điểm của công nghệ 3D lập thể:

Quá phức tạp để áp dụng thành công trên các sản phẩm thương mại. Thực tế độ phân giải bị giảm 1/2 sau khi đi qua thấu kính nên để thưởng thức FullHD 3D thì phải có một màn hình có độ phân giải gấp đôi màn hình FullHD bình thường (3840x1080) cực kỳ đắt tiền (Duy nhất phillips có màn hình kiểu này với tỷ lệ khuôn hình lên đến 21:9 chứ không phải 16:9).

các hãng ứng dụng: Fuji film và Phillips (rất ít SP)

Về lâu về dài chắc chắn công nghệ này sẽ là mục tiêu nhắm tới của các nhà sản xuất. Còn hiện tại nó quá xa hoa và phức tạp. Chúng ta hãy chờ xem.

Qua 4 bài viết: hi vọng các bác có thể lựa chọn cho việc giải trí 3D tại gia bằng cách nào rồi.
 
Hạng B2
20/5/11
250
7
18
32
Em thấy VTC và FTV hay phát thử 3D trên TV - TV của em là TV thường nhận tín hiệu thì thấy 2 hình ảnh trên màn hình - không biết dùng kính nào có thể coi được và có thể coi được không? Các bác chỉ giáo.
Em đã thử mua kính 2 mắt 1 xanh 1 đỏ - nhưng không được.
Hay là phải mua màn hình 3D???