Tập Lái
5/11/21
2
0
1
23

Lưu ý khi vệ sinh ao bạt nuôi tôm thẻ chân trắng đúng cách

Vệ sinh ao bạt nuôi tôm đúng cách sẽ rút ngắn thời gian làm sạch đáy ao, từ 45 ngày xuống còn 4-8 ngày, có thể làm tăng số vụ nuôi mỗi năm với năng suất cao hơn. Việc lót bạt sẽ dễ dàng tạo một hố siphon ở giữa nền đáy ao, giảm sự tích tụ chất thải và khí độc, loại bỏ bớt các chất lơ lửng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.
Hiện tại bà con đang có nhiều mô hình nuôi tôm khác nhau nhu ao lót bạt, ao tròn, ao đất,.

Lưu ý khi vệ sinh ao bạt nuôi tôm thẻ chân trắng​

Bên cạnh những ưu điểm thì nuôi tôm ở ao bạt cũng bộc lộ một số nhược điểm như quy hoạch chưa đồng bộ, kỹ thuật nuôi khá cao. Và quan trọng là chi phí ban đầu và chi phí vệ sinh ao bạt không hệ thấp. Việc gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên trong ao cũng khó hơn nhiều. Đặc biệt là hiện tượng nhớt bạt, một hiện tượng xảy ra thường xuyên nhất.
Tình trạng nhớt bạt tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả xấu với ao nuôi tôm. Điều này sẽ làm thay môi trường; độ pH và độ kiềm không còn ổn định, nhiều vi khuẩn và tạp chất bất lợi sẽ sinh ra cản trở hoạt động di chuyển, bắt mồi của tôm. Kéo theo nồng độ oxy hoà tan trong nước bị giảm thấp, từ đó làm biến động nhiều hơn các yếu tố thuỷ lý hoá của ao nuôi, tôm dễ mắc các bệnh như vàng mang, đen mang, đốm thân, phân trắng…Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển về sau của tôm.
Do vậy, người nuôi cần quan sát để phát hiện sớm, từ đó có những biện pháp xử lý, can thiệp kịp thời để ổn định lại môi trường ao nuôi. Sivibac Plus – dòng vi sinh bền nhiệt, chịu mặn cao. Đây là dòng vi sinh vật có lợi, cải thiện môi trường một cách lâu dài, hỗ trợ sự cân bằng sinh học. Giúp ao nuôi bạt đáy sạch nhớt, giảm tảo, định kỳ dùng 100g cho 10.000m3 nước để giảm chất thải hữu cơ ở đáy ao, hoặc khi ao nuôi ô nhiễm thì tăng liều 100g cho 5000m3 nước để kịp thời giải quyết nhớt một cách cấp tốc.

Benhthuysan.com chia sẽ 3 bước vệ sinh ao bạt​

Một là, chuẩn bị máy bơm nước để phục vụ cho việc rửa ao. Hai là, bơm nước từ một nguồn nước khác, dùng máy phun rửa áp lực cao để rửa bạt. Cuối cùng là dùng khăn lau những vết bám còn sót lại, đối với những vết bám cứng đầu thì kết hợp dùng cây chà để loại bỏ hoàn toàn bùn đất còn sót lại trong ao.
Đối với những ao có lót bạt đáy thì quá trình xử lý ao, chúng ta chỉ cần dọn dẹp, vệ sinh thật sạch nền đáy, cũng như các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi.
Nếu đáy ao được cải tạo kỹ lưỡng và quản lý tốt sẽ tạo điều kiện cho tôm phát triển và tăng trưởng nhanh. Ngược lại, nếu đáy ao bị bẩn, lượng bùn đáy ao tích tụ nhiều sẽ cản trở tôm bắt mồi, chậm phát triển và làm gia tăng nồng độ khí độc gây thiệt hại to lớn trong quá trình nuôi. Đối với quá trình nuôi tôm công nghê của Tập Đoàn Tân Huy Hoàng, chúng tôi sử dụng ao nuôi lót bạt nên việc vệ sinh cũng tương đối dễ dàng. Chỉ cần dùng nước tẩy sạch lớp bùn dính vào lớp bạt là đã hoàn thành khâu xử lý.